Văn, Toán từ 2 điểm/môn trở lên có thể vào lớp 10 GDTX Vĩnh Phúc

Theo dõi VGT trên

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc công bố hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông năm học 2022-2023.

Ngày 30/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc ban hành công văn số 501 hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông năm học 2022 – 2023; trong đó quy định rõ về đối tượng, điều kiện và hồ sơ cần có để dự tuyển.

Theo đó, học sinh hoặc bố, mẹ học sinh phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại Vĩnh Phúc, có đủ hồ sơ hợp lệ.

Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2022 cần tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức; kết quả thi môn Toán và Ngữ văn đạt từ 2,0 điểm/môn trở lên.

Mức điểm sàn xét tuyển năm nay tăng so với con số 1,5 điểm/môn Toán, Ngữ văn của năm ngoái.

Văn, Toán từ 2 điểm/môn trở lên có thể vào lớp 10 GDTX Vĩnh Phúc - Hình 1

Một giờ học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc yêu cầu Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện/ thành phố chủ trì, phối hợp với các trường cao đẳng thực hiện công tác tuyển sinh.

Các đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

Việc tuyển sinh vào lớp 10 Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông chính xác, công bằng theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Việc tuyển sinh được hoàn thành trước ngày 20/8/2022. Duyệt hồ sơ tuyển sinh tại Sở trong các ngày 22 – 23/8/2022.

Được biết, số lượng thí sinh vào học lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông năm học trước đạt 4.400 em.

Năm nay, do số lượng học sinh tốt nghiệp lớp 9 tăng lên, đồng thời do tỷ lệ phân luồng vào học giáo dục thường xuyên tăng, vì vậy dự báo số lượng tuyển sinh vào lớp 10 giáo dục thường xuyên sẽ tăng lên.

Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9

Việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó tích như thế nào cho hợp.

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học cơ sở đang tiếp tục triển khai học kỳ II của lớp 6 trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp và cả tình trạng thiếu hụt nhân sự, cơ sở vật chất ở nhiều địa phương.

Video đang HOT

Trong đó, điều nhiều người băn khoăn, lo lắng trong việc thực hiện chương trình mới chính là sự xuất hiện của 2 môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý khi nó có quá nhiều rắc rối,...

Điều này từng được nhiều tác giả phản ánh qua hàng loạt bài viết được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Vì sao rất khó triển khai môn tích hợp cả bậc trung học cơ sở?

Theo Quyết định số 2454 và số 2455/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý thì ở mục 1.2.1.

Mục tiêu chung là "Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có phẩm chất, năng lực tối thiểu để đáp ứng được việc dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục trung học cơ sở; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông."

Như vậy, mục tiêu của chương trình bồi dưỡng hướng đến việc 1 giáo viên đảm nhận, đủ điều kiện, kiến thức, năng lực, phẩm chất để dạy được môn Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý từ lớp 6 đến lớp 9.

Trong quá khứ, giáo viên ở bậc trung học cơ sở từng được đào tạo và giảng dạy 2 phân môn như Toán - Vật lý, Hóa học - Sinh học, Vật lý - Kỹ thuật công nghiệp, Lịch sử - Địa lý,

Tuy nhiên, kết quả đều chưa thấy sự thành công, không hiệu quả, giáo viên dạy 2 môn không chuyên, học sinh tiếp thu không tốt,...

Vì thế, các năm gần đây việc giáo viên dạy 2 phân môn đã được thay thế bằng việc giáo viên chỉ dạy 1 phân môn duy nhất.

Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9 - Hình 1

(Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn)

Trong chương trình mới, giáo viên không chỉ dạy 2 phân môn mà có thể dạy đến cả 3 phân môn (Vật lý, Hóa Học, Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên) thì liệu có thành công?

Điều trăn trở, băn khoăn lớn nhất của tôi là sau khi có chứng chỉ tích hợp thì liệu giáo viên có "thẩm thấu", đủ kiến thức theo kiểu "biết mười dạy một" để dạy cho học sinh kiến thức cả 2, 3 phân môn hay không?

Điều này là vô cùng khó đối với những giáo viên đã giảng dạy 1 phân môn nhiều năm, thậm chí với những giáo viên mới ra trường.

Đặc biệt, nhiều giáo viên đã lớn tuổi, sức khỏe thể chất, tinh thần giảm sút thì việc đào tạo thêm 20-36 tín chỉ để có thể trở thành giáo viên giảng dạy cả 3 phân môn, tôi nghĩ có thể khó đạt được mục tiêu thậm chí có thể "vỡ trận".

Vấn đề tiếp theo là cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn giáo viên vừa dạy vừa phải đi học chứng chỉ "tích hợp" thì sẽ sắp xếp thời gian ra sao? Trong thời gian giáo viên đi học chứng chỉ thì công việc tại cơ sở sẽ do ai đảm trách? Việc 3/5 môn biến mất thì sẽ có một số lượng lớn giáo viên có mất việc không?

Vậy nên việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó "tích" như thế nào cho "hợp".

Giải pháp tốt nhất là dừng thực hiện 2 môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 8, 9

Để giải quyết hàng loạt bất cập, khó khăn, vướng mắc khi dạy, tập huấn bồi dưỡng giáo viên môn tích hợp, tiếp thu của học sinh,... người viết mạnh dạn kiến nghị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét dừng việc tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 8, 9 và chỉ thực hiện ở lớp 6, 7 vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, chương trình đã thực hiện ở lớp 6, đang thẩm định và đánh giá ở lớp 7

Hiện nay, chương trình mới đã thực hiện ở lớp 6, tuy khi thực hiện gặp vô vàn khó khăn, bất cập, vướng mắc việc 2, 3 thầy chung 1 sách nhưng khó khăn này có thể giải quyết được phần nào khi có giáo viên đảm nhận được 2, 3 phân môn.

Đối với lớp 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thẩm định các bộ sách giáo khoa lớp 7 nên cơ bản việc biên soạn sách giáo khoa lớp 7 đã hoàn tất.

Nên việc thay đổi các môn tích hợp đối với lớp 6, 7 trong tương lai gần là rất khó.

Thứ hai, kiến thức lớp 6, 7 một giáo viên có thể dạy được 2, 3 phân môn

Cái khó của việc hiện nay là việc 2, 3 thầy dạy một môn về cho điểm, đánh giá, chấm bài kiểm tra,... có thể khắc phục được sau khi một số giáo viên bồi dưỡng có chứng chỉ tích hợp hoặc sinh viên môn các tích hợp ra trường đảm nhận.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 6, 7 không phải là dễ nhưng kiến thức cơ bản, phổ thông nên vẫn có một số giáo viên chỉ cần tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến có thể đảm nhận toàn bộ được không cần phải ồ ạt đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp như các Quyết định 2454, 2455 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ ba, khó có giáo viên đảm nhận được cả 2, 3 phân môn đến lớp 8, 9

Nhưng với kiến thức gần như là bắt đầu phân hóa, khó dần ở lớp 8, 9 thì việc một giáo viên dạy được cả 2, 3 phân môn là điều khó khả thi.

Nếu thực hiện một cuộc khảo sát kín toàn bộ giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý thì tôi cho rằng sẽ có con số rất ít giáo viên tự tin cho rằng mình có thể dạy được cả 2, 3 phân môn cả bậc trung học cơ sở.

Để có đủ kiến thức cơ bản dạy được học sinh lớp 9 cả 2, 3 phân môn là rất khó, còn vấn đề chọn giáo viên giỏi đào tạo học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 9 còn khó hơn "hái sao trên trời".

Mà giáo viên không đủ kiến thức, không đủ tự tin thì chắc chắn sẽ không thể dạy tốt, dạy học không thể hiệu quả và đương nhiên học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi khi không được học thầy giỏi.

Nếu không có giáo viên đảm nhận được cả 2, 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nhất là ở lớp 8, 9 thì có thể tái diễn việc 2, 3 thầy một sách rắc rối như hiện nay.

Thứ tư, khó có học sinh chuyên Vật lý, Hóa học,... ở trung học phổ thông

Việc thực hiện trường chuyên ở bậc phổ thông hiện nay dù vẫn còn một số ý kiến trái chiều nhưng một sự thật không thể phủ nhận là nhờ các môn học chuyên biệt, học sinh được phát hiện và bồi dưỡng theo năng khiếu của mình.

Chương trình mới, học sinh lớp 9 không học các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học (thuộc môn Khoa học tự nhiên), Lịch sử, Địa lý (thuộc môn Lịch sử và Địa lý) thì các trường chuyên ở bậc trung học phổ thông sẽ tuyển sinh các môn trên như thế nào?

Do đó, nếu giữ lại đơn môn trên ở lớp 8, 9 thì học sinh sẽ được phân hóa từ lớp 8, 9 và học sinh biết mình có năng khiếu môn nào để định hướng học chuyên từ bậc trung học phổ thông, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài sẽ thuận lợi hơn.

Thứ năm, không phải đào tạo ồ ạt giáo viên

Điều khó nhất theo tôi không phải là việc bồi dưỡng hay có chứng chỉ tích hợp mà là sau khi có chứng chỉ đó thì giáo viên có thể có đủ kiến thức để dạy tốt cả 2, 3 phân môn hay không đó mới là điều quan trọng.

Điều oái oăm là đến giai đoạn hiện nay những cá nhân khen chương trình môn tích hợp là những nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa hay các vị lãnh đạo trường học là những người không trực tiếp dạy, còn hầu hết giáo viên dạy thực tế các môn trên thì đều cho rằng bản thân sẽ quá tải, không thể dạy tốt và có rất nhiều bức xúc.

Do đó, nếu đào tạo ồ ạt giáo viên tốn một lượng kinh phí rất lớn (có thể do cơ quan hay cá nhân chi trả theo các Quyết định 2454, 2455) không hiệu quả thì không những lãng phí và còn khiến trường học tạm thời khuyết nhân sự giảng dạy.

Nếu chỉ thực hiện tích hợp ở lớp 6, 7 thì chỉ cần bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến là giáo viên có đủ kiến thức, năng lực để dạy mà không phải ồ ạt bồi dưỡng, tập huấn chứng chỉ môn tích hợp, mất kinh phí lớn và gây bức xúc cho giáo viên, thuận tiện cho các trường trong việc bố trí, phân công công tác.

Với những lý do trên, theo tôi cách tốt nhất là học sinh từ lớp 8, 9 nên được học các môn riêng lẻ Vật lý, Hóa học, Lịch sử,...

Như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc tích hợp ở lớp dưới (từ lớp 1 đến lớp 7), phân hóa, định hướng nghề nghiệp dần ở lớp trên (từ lớp 8 đến lớp 12) vừa tránh được những bất cập, bức xúc về 2 môn tích hợp trên.

Những gì chưa hợp lý, chưa phù hợp tình hình, khó khắc phục thì rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cẩn trọng xem xét, việc dừng lại môn tích hợp (hoặc chỉ chọn 1 vài trường điểm thử nghiệm) ở lớp 8, 9 người viết có thể thấy đó là phương án tốt nhất hiện nay.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổiĐỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi
23:27:08 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinhHot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh
23:01:36 25/12/2024
Hoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớnHoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớn
21:56:06 25/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?
23:17:07 25/12/2024
"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2
22:42:29 25/12/2024
Ảnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người nàyẢnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người này
22:38:03 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?

Sao việt

07:59:00 26/12/2024
Cư dân mạng soi hình bóng của người bị phản chiếu trong gương nhà Bích Phương, và không khỏi đặt nghi vấn chính là Tăng Duy Tân
Hai loại gia vị quen thuộc là 'khắc tinh' của ung thư

Hai loại gia vị quen thuộc là 'khắc tinh' của ung thư

Sức khỏe

07:58:19 26/12/2024
Phòng chống được các loại bệnh tật, có sức khỏe dẻo dai là mục tiêu của nhiều người. Trong số những căn bệnh mà con người mắc phải, ung thư là một trong số những căn bệnh đáng sợ.
4 con giáp gặt hái được nhiều thành công, tiền bạc dồi dào ngày 26/12

4 con giáp gặt hái được nhiều thành công, tiền bạc dồi dào ngày 26/12

Trắc nghiệm

07:55:11 26/12/2024
Tử vi ngày mới 26/12 dự báo 4 con giáp này gặt hái được nhiều niềm vui. 3 con giáp này gặp hạn Tam Tai năm 2025: Người bứt phá ngoạn mục,
Vào ngân hàng 10 phút, quay ra đã thấy mất xe Santa Fe

Vào ngân hàng 10 phút, quay ra đã thấy mất xe Santa Fe

Pháp luật

07:54:59 26/12/2024
Sau 20 phút nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Ninh Thuận đã khống chế, bắt giữ đối tượng trộm ô tô khi đang trên đường tẩu thoát.
Video gây thót tim của sao nữ Vbiz, 30 giây chật vật trên không khiến người xem toát mồ hôi

Video gây thót tim của sao nữ Vbiz, 30 giây chật vật trên không khiến người xem toát mồ hôi

Tv show

07:54:15 26/12/2024
Dù khá loay hoay với chiếc thang nhưng có thể thấy Tóc Tiên đã làm chủ được tình hình và giữ cho mình thần thái chuyên nghiệp để hoàn thành màn trình diễn.
Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

Tin nổi bật

07:38:40 26/12/2024
Xe tải chở rau chạy từ hướng xã Suối Nghệ (H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đi quốc lộ 51 đã va chạm với ô tô 16 chỗ khiến 2 công nhân tử vong sau đó.
Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

Thế giới

07:16:53 26/12/2024
Đan Mạch công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho Greenland, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cập chuyện muốn sở hữu hòn đảo này.
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

Góc tâm tình

07:05:20 26/12/2024
Tôi rơi vào tình cảnh bi đát như hiện tại là do bản thân thương con đến mất kiểm soát. Nhà có 2 chị em, trong khi chị gái giỏi giang kéo làm kinh tế và lấy được chồng giàu
Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

Lạ vui

06:47:07 26/12/2024
Năm 1985, sau khi tốt nghiệp ĐH Địa chất Trường Xuân, Trung Quốc, Lưu Tịch Hữu được phân công về đội địa chất của tỉnh Hắc Long Giang. Từ đây, ông bắt đầu công việc chuyên tâm đi tìm các kho báu dưới lòng đất.
Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

Netizen

06:46:49 26/12/2024
Một trường trung học ở Trung Quốc gây tranh cãi vì thành lập khu ăn uống học sinh giỏi dành cho những học sinh đạt điểm số cao.
Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

Du lịch

06:38:11 26/12/2024
Với chiều dài gần 20km và 14 ga, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên kết nối các khu vực trung tâm và phía Đông thành phố, qua đó đưa du khách đến gần hơn với các điểm tham quan nổi bật của TPHCM.