Vằn thắn Xưởng đẻ
Dân Hải Phòng quen miệng gọi Bệnh viện phụ sản là Xưởng đẻ. Ngày xưa, bệnh viện bé tý, cổ lỗ sỹ đã đành. Bây giờ là nhà cao tầng hiện đại thì vẫn cứ là Xưởng đẻ thôi. Đối diện cái Xưởng đẻ trứ danh ấy là một hàng mỳ vằn thắn cũng trứ danh không kém.
Gọi một tô mỳ vằn thắn là chỉ có mỳ, vài cọng rau với vằn thắn. Tuyệt không có những thứ lổn nhổn độn thêm kiểu há cảo chiên, miếng gan luộc với dăm lát thịt xá xíu hay phần tư quả trứng vịt luộc. Không có. Mà cái tô mỳ, ngoa mồm thì bảo, to như cái chậu. Mỳ sợi hơi thô mình, trắng chứ không vàng hườm lên như mỳ Sài Gòn hay Hà Nội. Sợi mỳ phải giữ màu trắng để chủ quán tỏ rõ cái lòng trung thực: mỳ này làm bằng bột mỳ đàng hoàng, chứ không phải thứ nửa bột mỳ nửa bột sắn rồi nhuộm vàng tươi lên lừa mắt người ta đâu.
Nguyên vắt mỳ thả cái bụp vào nồi nước sôi, cái vợt khua khoắng mấy đường, thả thêm nắm rau, chưa kịp định thần thì cái đám mỳ lẫn rau ấy nằm tênh hênh đáy bát ô tô. Vằn thắn nặn viên to, chắc nình nịch. Không phải thứ vằn thắn mà miếng nhân bé tin hin lòa xòe cái áo bột. Hàng nào không biết, chứ vằn thắn xưởng đẻ không có cái thứ ấy. Nạc mông băm nhuyễn, mộc nhĩ nấm hương cho vào băm cùng. Phải băm, không phải cứ lười cho vào máy xay nó nhão nhào nhào ra thì còn gì là miếng vằn thắn của người ta? Nặn cái viên nhân cũng phải chắc tay, không được ù xọe nặn hờ hờ điêu trác. Lá bột cán mỏng thì đâu cũng như đâu, nhưng cái nhân ngon thế cơ mà? Riêng nước dùng thì trong và ngọt. Ngọt lừ luôn. Đúng xứ biển, tôm sẵn nên nước dùng tỏa mùi tôm đặc trưng và không có tý mì chính nào.
Hay lúc chan, người bán hàng múc bỏ vào tôi không biết? Làm gì có chuyện? Ăn quà thành thần mà lại không biết vị mỳ chính? Ngọt quá nên cứ nghi ngờ. Nhưng mà đậm quá, kiểu Hải Phòng sẵn muối ấy. Dân Hải Phòng có ông còn bỏ thêm lưng thìa ” súp”. À, phải mở ngoặc để giải thích thứ “súp” này. Cái hồi bao cấp, cả nước đói vàng mắt, dân Hải Phòng đã biết mỳ gói, mỳ ăn liền, do dân đi tàu viễn dương mang về. Toàn mỳ gói nhập khẩu, cái gói gia vị đề chữ tiếng Anh “soup base”. Nhà em cứ tiện mồm gọi là muối súp, rồi gọi tắt là súp, chứ không có bột canh , bột nêm như bây giờ.
Xuống Hải Phòng hát, tiện thể thăm con bạn ca sỹ vừa đẻ. Nó nhờ mẹ chồng trông con rồi dắt xuống cổng.
- Ăn đi mày! Vằn thắn ở đây ngon nhất Hải Phòng nhà tao.
Video đang HOT
Chưa kịp ăn xong tô mỳ, đã thấy nó oang oang:
- Em bát nữa chị ơi!
Chưa kịp trợn mắt, nó đã leo lẻo:
- Mày cứ đẻ đi xem có đói rỗng ruột ra không? Ăn đi! Đừng sỹ!
Hải Phòng thật từ cái đồ ăn đến thái độ. ” Đừng sỹ”. Yêu rồi thì sỹ với ai hả giời?
Địa chỉ ăn mì vằn thắn ấm bụng ngày Hà Nội rét buốt
Bát mì vằn thắn thơm ngon với nước dùng đậm đà, sợi mì vàng dai, mềm kết hợp sủi cảo, thịt xá xíu vị đặc trưng là món ngon "cực phẩm" để thưởng thức trong tiết trời giá lạnh.
Mì vằn thắn (mì hoành thánh) là món ăn gốc Hoa khá quen thuộc với người dân Hà thành. Với cách biến tấu cho hợp khẩu vị người Việt, món ăn này dần trở nên nổi tiếng và có sức hút không thể nào cưỡng nổi với nhiều người. Sau đây là một số địa chỉ "ruột" của những tín đồ sành ăn Hà Nội.
MÌ VẰN THẮN BÀ HỒNG
Đánh giá:
Quang Trung: "Đây là một quán mì vằn thắn đã có tiếng ở Hà Nội từ lâu. Từ khi cuộc sống còn khó khăn cho đến nay, quán vẫn luôn giữ được chất lượng và giá cả hợp lý".
Quang Dung Le: "Đồ ăn được, quán theo phong cách phố cũ, đơn giản, mộc mạc, cần chú ý vệ sinh thực phẩm".
Ngọc Đông Hoàng: "Quán chỉ có mì nước, không có mì khô. Mì không dùng kèm rau như giá, xà lách, mà chỉ có một ít hẹ (tổng quan thì rất đơn điệu). Còn lại, thành phần có thịt heo, thịt xá xíu không ngon, hoành thánh vỏ thì bở, nhân không đậm đà".
Nhật Hoàng: "Quán vẫn ngon nhưng không được như trước nữa, vị hơi nhạt".
MÌ VẰN THẮN HẢI YẾN
Đánh giá:
Chubehanoi: "Sợi mì mềm mướt và được trộn vừa vặn, rất đều vị, không bị nát. Bát có há cảo hấp, há cảo chiên, xá xíu và trứng lòng đào, rất ngon. Há cảo nhân thịt hành đẫm ngậy miệng. Quán có mì vằn thắn nước, trộn và bún dọc mùng móng sườn. Không gian hơi bé nhưng sạch sẽ, chủ quán quá nhiệt tình, niềm nở nên cảm thấy rất thoải mái".
Nguyễn Huyền: "Mì vằn thắn nước thì mình đã ăn nhiều, hôm nay mới được thử mì vằn thắn trộn. Món này sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn ăn mì vằn thắn nhưng bị dị ứng tôm như mình. Một bát đầy đặn có thịt xíu, 4 viên sủi cảo luộc, sủi cảo chiên, trứng luộc, rau cải, kim chi và rất nhiều hành khô. Sủi cảo rất thơm lại vừa vặn, nên ai sợ béo có thể gọi 1 bát sủi cảo không mì. Giá cũng hợp lý, 35.000 đồng/bát to, mì nước hay trộn giá đều như nhau".
Dungo: "Mì vằn thắn trộn 35.000 đồng/bát, sợi mì hay nước sốt, topping đều thấy ngon, hợp khẩu vị. Đồ ra nhanh. Quán nhỏ bình dân, chỗ để xe cũng hạn chế, mình chỉ có thể để nép nép bên đường".
MÌ VẰN THẮN - SỦI CẢO THẮNG HUYỀN
Đánh giá:
Độc Hành Nhân: "Quán gọn gàng, cũng sạch sẽ. Nhân viên phục vụ nhanh. Bát mì nóng, nước dùng vừa".
Ninhheating: "Vì ở đây chỉ có mì vằn thắn thôi nên nhân viên bưng đồ ra khá nhanh. Sợi mì ngon, dai và thơm. Sủi cảo vỏ mềm, nhân ngọt thơm nhưng hơi nhiều tiêu. Hoành thánh chiên giòn, thịt heo thái mỏng, bóng ăn sật sật và thật nhiều rau/hẹ cũng khiến bát mì trở nên ngon hơn. Nước dùng thanh thanh, không đặc sắc lắm. Quán cho để xe trước cửa cũng thoải mái, nhất là đối với khu trung tâm thế này".
llliatcuisine: "Nhận xét chung là quán ăn khá ổn, sạch sẽ, thoáng mát. Nước dùng khá ngọt và thanh, vị hơi nhạt. Hoành thánh chiên rất giòn, kể cả mình có trộn hết lên để nhúng nước nhưng khi ăn vẫn giòn. Hoành thánh hấp thì ăn cũng bình thường, không có gì đặc biệt. Đây là quán đầu tiên mình thử ăn gan và đã thành công, gan heo ở đây thái lát mỏng nên ăn khá dễ".
Cách nấu mì vằn thắn chuẩn vị, ngon hết sẩy ngay tại nhà Để nấu món mì vằn thắn, chị em hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây. Mì vằn thắn là một món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Món mì này du nhập vào Việt Nam từ những năm 1930 và có nhiều biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Làmmì vằn thắn hơi kỳ công nhưng...