Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bình luận về cáo buộc điều UAV vào Triều Tiên
Ngày 9/1, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng trước cáo buộc của phe đối lập rằng Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đã ra lệnh cho quân đội điều một thiết bị bay không người lái (UAV) vào Triều Tiên vào năm ngoái.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ở thủ đô Seoul. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, các nghị sĩ của đảng Dân chủ (DP) đối lập tuyên bố rằng một quan chức cấp cao của NSC đã trực tiếp ra lệnh cho Bộ tư lệnh tác chiến UAV sử dụng loại phương tiện này để tiến hành xâm nhập vào thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tháng 10/2024.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc trên của phe đối lập. Cơ quan này thông tin thêm rằng vào tháng 3/2023, Phó Cố vấn an ninh quốc gia thứ hai Yin Sung-hwan đã đến thăm Bộ tư lệnh tác chiến UAV trong khuôn khổ một cuộc thanh tra chính thức. 5 tháng sau đó, Tư lệnh tác chiến UAV của Hàn Quốc Kim Yong-dae đã có chuyến thăm Văn phòng NSC để thảo luận về các chiến lược triển khai UAV.
Video đang HOT
Văn phòng Tổng thống cho rằng việc các nghị sĩ đối lập liên hệ công việc của NSC với việc tăng cường khả năng sẵn sàng của quân đội là nhằm mục đích gây căng thẳng với Triều Tiên và là một cuộc tấ.n côn.g chính trị vô lý. Cơ quan này cũng kêu gọi đảng đối lập DP kiềm chế đưa vấn đề an ninh quốc gia vào “cuộc xung đột chính trị không cần thiết”.
Vào tháng 10/2024, Triều Tiên tuyên bố phát hiện ra các mảnh vỡ của các UAV mang theo truyền đơn chống Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng. Triều Tiên cũng đưa ra cáo buộc Seoul đã gửi UAV và cảnh báo sẽ trả đũa nếu những hành động như vậy còn tiếp diễn.
KCNA đưa tin các truyền đơn này chứa đầy “tin đồn kích động và rác”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo hành vi xâm phạm không phận Bình Nhưỡng “có thể được coi là một cuộc tấ.n côn.g quân sự”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc của Bình Nhưỡng, nhưng Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JSC) Hàn Quốc sau đó tuyên bố rằng họ “không thể xác nhận những cáo buộc của Triều Tiên có chính xác hay không”.
Đến nay, quân đội Hàn Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm trên bất chấp nghi ngờ của khối đối lập rằng động thái này có liên quan đến việc chuẩn bị ban bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 3/12/2024.
Hàn Quốc cân nhắc đình chỉ thỏa thuận quân sự liên Triều
Giới chức Hàn Quốc ngày 4/1 cho biết Tổng thống nước này Yoon Suk-yeol đã chỉ thị cho các cố vấn cân nhắc tới việc ngừng thỏa thuận quân sự liên Triều ký năm 2018.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 10/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Thư ký báo chí cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Kim Eun-hye nêu rõ: "Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chỉ đạo Văn phòng An ninh Quốc gia xem xét đình chỉ thỏa thuận quân sự đạt được vào ngày 19/9/2018".
Động thái trên diễn ra sau khi quân đội Hàn Quốc phát hiện 5 thiết bị bay không người lái (UAV) của Triều Tiên vượt qua biên giới liên Triều trong ngày 26/12. Hàn Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo, bắ.n cảnh cáo, điều các máy bay chiến đấu để ngăn các UAV này.
Vào ngày 19/9/2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đã ký kết "Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom ở lĩnh vực quân sự", còn được gọi tắt là "thỏa thuận quân sự liên Triều ngày 19/9", nhân Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng.
Thỏa thuận này bao gồm các biện pháp thực chất nhằm giải tỏa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, như dừng toàn bộ các hành vi thù địch lẫn nhau trên mặt đất, trên biển và trên không, phi vũ trang Khu vực an ninh chung (JSA) tại làng đình chiến Panmunjom, rút thí điểm trạm gác phía trong Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) nhằm giảm căng thẳng quân sự và ngăn chặn các cuộc xung đột không mong muốn.
Triều Tiên lần đầu lên tiếng sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Truyền thông Triều Tiên đã đưa tin về việc Tổng thống Yoon Suk-yeol bị luận tội, ch.ỉ tríc.h động thái của nhà lãnh đạo Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: Chosun). Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/12 đưa tin, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã cố gắng đổ trách nhiệm về việc "ban bố lệnh...