Vẫn phải chọn “3 chung”
Dù phương án tuyển sinh “ 3 chung” nhiều năm qua gây khó khăn cho các trường ngoài công lập nhưng năm 2014, các trường ngoài công lập vẫn phải chọn phương án này
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, nhấn mạnh năm 2014, trường này sẽ không tổ chức thi riêng. “Chúng tôi sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, học lực 3 năm THPT và đạo đức của học sinh. Nếu học sinh vào trường với động cơ tốt thì sẽ có được đầu ra tốt” – GS Nghị nhấn mạnh.
Trình độ phổ thông là sàn kiến thức
Vị lãnh đạo này cũng nói thêm trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đồng ý cho các trường dùng kết quả “3 chung” để xét tuyển mà không ràng buộc về điểm sàn thì trường sẽ xét tuyển theo một kênh nữa. “Mỗi trường có một mục đích đào tạo, lớn như các trường ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương… đào tạo thí sinh có trình độ cao. Những trường vừa phải như chúng tôi đào tạo chủ yếu là kỹ sư thực hành nên không cần những thí sinh trình độ thật cao. Tôi nghĩ trình độ phổ thông là sàn kiến thức để các em có thể học được ĐH” – GS Nghị phân tích thêm.
Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tư vấn cho thí sinh dự thi ĐH-CĐ năm 2013 Ảnh Tấn Thạnh
Chung quan điểm này, PGS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định), cho rằng cần phải xem xét năng lực của học sinh trên cả một quá trình và việc xét tuyển vào ĐH dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và 3 năm THPT là hợp lý.
GS Trần Hữu Nghị cho rằng Bộ GD-ĐT nên kiểm tra đầu ra ĐH chứ không phải chỉ chú ý đến đầu vào như hiện nay. Nếu 100% sinh viên thi đỗ ĐH đều được tốt nghiệp thì rõ ràng là không khuyến khích, không tạo điều kiện cho sinh viên học tập.
Xét tuyển khó khả thi
Video đang HOT
Trước kiến nghị “5 bỏ” (bỏ điểm sàn, bỏ thi theo khối, bỏ quy định các trường không được phép sử dụng kết quả thi của trường khác làm căn cứ xét tuyển, bỏ việc bắt các trường phải nộp đề án tuyển sinh và từ năm 2015 bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ) của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, một quan chức Bộ GD-ĐT cho hay cần phải giữ điểm sàn để bảo đảm chất lượng đào tạo. Điều này đồng nghĩa với việc phương án xét tuyển thay vì thi riêng của các trường rất khó xảy ra.
GS Trần Hữu Nghị nói Luật Giáo dục ĐH nêu rõ các trường được tự chủ tuyển sinh, được tự chủ có nghĩa là được làm những gì pháp luật không cấm. “Nếu Bộ GD-ĐT không đồng ý thì chúng tôi đành phải quay về “3 chung” vì trường nào cũng cần có sinh viên, vẫn cần phải tuyển sinh” – GS Nghị nói.
Thực tế hơn, PGS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông (Hà Nội), cho biết năm 2014, trường không tuyển sinh riêng mà theo phương án “3 chung”. “Trong lúc hệ thống điểm thi tốt nghiệp và kết quả 3 năm THPT chưa phải là chuẩn thì chúng tôi dùng kết quả đáng tin nhất, đó là “3 chung” – PGS Dụ nói và cho biết xét tuyển ngay trong năm 2014 là không khả thi vì chưa chuẩn bị kịp. Việc xét tuyển có thể bắt đầu từ năm 2015 chứ không nhất thiết phải chờ 3 năm sau. Vị hiệu trưởng này cũng đưa ra phương án về lâu dài, Bộ GD-ĐT nên có cơ quan kiểm định độc lập cung cấp cho xã hội một dịch vụ công ích kiểu như thi TOEFL để có một kết quả chung, các trường sẽ dễ dàng xét tuyển.
Tự chủ chưa đầy đủ
Thạc sĩ Nguyễn Cao Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho rằng Bộ GD-ĐT nói thực hiện quyền tự chủ ĐH rồi để các trường tự chủ trong tuyển sinh nhưng lại kiểm soát bằng cách duyệt đề án tuyển sinh riêng là chưa thực sự trao quyền tự chủ hoàn toàn. Khi tuyển sinh riêng, các trường phải công khai đề án, phải được tự chủ hoàn toàn, tự chịu trách nhiệm. Có điều, cần đưa ra một chuẩn chung tối thiểu để vào ĐH, ví dụ chuẩn tốt nghiệp THPT.
“Bộ GD-ĐT nên coi việc ra đề và tổ chức thi như hiện nay là dịch vụ, không nên thi theo khối và tránh trùng lặp về thời gian tổ chức các môn thi. Các trường hoàn toàn tin tưởng kết quả này và dùng nó làm căn cứ để xét tuyển ĐH” – ông Đạt đề xuất. H.Lân
Theo TNO
Thi riêng sau kỳ thi "3 chung"
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố lịch thi ĐH, CĐ năm 2014 và các thay đổi về chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhất là thi riêng thì vẫn chưa có phương án cuối cùng.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2014 tổ chức ngày 28-12, nhiều vấn đề quan trọng về tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chốt lại.
"3 chung" theo 3 đợt
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết từ năm 2014, các trường tự chủ tuyển sinh theo lộ trình 3 năm nữa kỳ thi "3 chung" (chung đề, chung đợt thi và ngày thi, sử dụng chung kết quả thi) sẽ chấm dứt.
Trong năm 2014, lịch thi "3 chung" vẫn gồm 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 4 đến 5-7 (thi ĐH khối A, A1 và V). Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý sẽ thi tiếp năng khiếu vẽ đến hết ngày 11-7. Đợt 2 từ ngày 9 đến 10-7 (thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu). Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi môn ngữ văn theo đề thi khối C; khối M thi môn ngữ văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi môn sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi môn ngữ văn, lịch sử theo đề thi khối C). Đợt 3 thí sinh dự thi CĐ trong 2 ngày 15 và 16-7 ở tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21-7.
Thi riêng vào năm sau
Liên quan đến việc tuyển sinh riêng của các trường, ông Bùi Văn Ga cho biết các trường sẽ chỉ tổ chức thi tuyển sinh riêng tối đa 2 lần/năm với thời gian do Bộ GD-ĐT quy định. Để được tuyển sinh riêng, các trường phải cam kết bảo đảm chất lượng nguồn tuyển cũng như tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên, không để phát sinh tiêu cực, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch...
Thí sinh dự thi vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Ga, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có phương án về thời gian thi riêng và sẽ tiếp tục nghiên cứu sau khi có nhiều ý kiến thống nhất chung, có thể sau 3 đợt thi chung của bộ thì đợt thi riêng sẽ vào tháng 1 hoặc 2 của năm tiếp theo để các trường chủ động trong tuyển sinh. Lịch tuyển sinh riêng có thể đưa vào bảng hướng dẫn tuyển sinh trong năm tới để có thể linh hoạt và thuận tiện hơn.
Trước phản hồi của phần lớn các trường ĐH về việc tiếp tục kỳ thi "3 chung" trong năm 2014, ông Bùi Văn Ga chia sẻ rằng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng và các ĐH trọng điểm phải đi đầu trong công tác tuyển sinh riêng. Về việc 17 trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng gửi đề án tuyển sinh riêng, ông Bùi Văn Ga nhấn mạnh các trường này gửi đề án trước khi có dự thảo đề án của Bộ GD-ĐT nên phải điều chỉnh lại, với những trường đủ điều kiện thì Bộ
GD-ĐT sẽ công bố để có thể tuyển sinh riêng ngay trong năm 2014.
Mở rộng đối tượng ưu tiên
Bộ GD-ĐT cũng cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 sẽ bổ sung thêm các điều kiện về đối tượng ưu tiên. Cụ thể, đối tượng 1 trước đây chỉ yêu cầu có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì bổ sung thêm điều kiện "ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn". Ngoài ra, bổ sung các điều kiện thuộc đối tượng ưu tiên như thương binh - bệnh binh, con liệt sĩ, người khuyết tật...
Về chính sách ưu tiên theo khu vực, Bộ GD-ĐT điều chỉnh đối tượng thuộc khu vực 1. Cụ thể, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; các xã giáp biên giới, các xã hải đảo...
Bộ GD-ĐT cũng chính thức bổ sung thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức và đã tốt nghiệp THPT, được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đoạt giải. Những thí sinh đoạt giải khuyến khích được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quyết liệt nhưng cẩn trọng
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đổi mới giáo dục phải quyết liệt nhưng cần hết sức cẩn trọng, trí tuệ, khoa học. Hệ thống giáo dục ĐH trong nước đang như nhiều loại "ổ điện, phích cắm" khác nhau, từ hình thức thô sơ nhất là dây điện không có phích cắm như ngày xưa đến những loại hiện đại nhất. Các trường ĐH không theo chuẩn quốc tế chung thì làm sao hội nhập quốc tế. Theo đó, phải chuẩn hóa với một tinh thần quyết liệt, nhanh nhất có thể. Điểm đột phá của giáo dục không chỉ là thi cử mà còn phải là đổi mới quản lý giáo dục, trước hết là từ Bộ GD-ĐT. Phải làm sao để sản phẩm giáo dục ĐH tạo ra được đội ngũ lao động có năng lực cả về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng sống...
Theo TTVN
Cho tuyển sinh riêng lại muốn "3 chung" Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tự chủ tuyển sinh nhưng đa số các trường công lập đều "né" tuyển sinh riêng và vẫn theo phương án "3 chung". "Có trường đủ giảng viên để tự ra đề được nhưng cũng có trường không đủ giảng viên nên bảo tự ra đề là thua. Tuyển sinh riêng mà chưa...