Vấn nạn bị treo bằng vì nợ môn… thể chất
Mỗi năm 2 đợt đầu năm học và ra Tết, sinh viên (SV) trường ĐH KHXH &NV, ĐH QGHN lại nô nức kéo nhau đi học lại thể dục. Có SV trượt liên tiếp 4 kì học thể dục liền, lại có những SV chỉ vì nợ môn thể chất mà không được nhận bằng tốt nghiệp…
Nhộn nhịp mùa học lại… thể dục
Trường ĐH KHXH & NV (ĐH QGHN) là một trong những trường đầu tiên áp dụng đào tạo tín chỉ, với hình thức SV chỉ được thi một lần không qua sẽ phải học lại. Thay vì phải đăng kí học lại với các khoá sau như các môn học văn hoá, bộ môn Giáo dục thể chất của trường mở những lớp học lại, học tập trung trong 1 tháng để SV “trả nợ”.
Việc mở các lớp môn học này độc lập so với thời khóa biểu của Nhà trường, sinh viên không đăng ký qua Portal sinh viên.
Theo thống kê học kì 1 năm học 2011 – 2012 có khoảng 500 SV đăng kí học lại (chiếm 90% số SV học lại môn Giáo dục thể chất của ĐHQG HN) với các môn học như: điền kinh, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, khiêu vũ thể thao, thể dục Aerobic, Võ thuật, lý luận và phương pháp GDTC, … Sĩ số lên đến 60-70 người/lớp.
Được biết mỗi năm có 2 đợt học lại tập trung như thế này. Một đợt vào đầu năm học, đợt kia khi SV ăn Tết xong chuẩn bị sang học kì mới. Lịch học lại được xếp vào các ngày cuối tuần do các ngày trong tuần đã kín lịch và thể dục thì không thể học lại vào buổi tối được…
Cường độ luyện tập và thời gian học tăng lên gấp đôi (4 tiết/buổi) “tỉ lệ nghịch” với thời gian học tập trung 1 tháng.
Video đang HOT
Càng “linh động” càng “khó trả nợ”
Theo quy định SV trượt nội dung học nào sẽ phải đăng kí học lại nội dung đó. Tuy nhiên, với những lớp học lại tập trung, nội dung học lại được điều chỉnh “linh động”.
Nhiều SV phải học liên tiếp một nội dung trong nhiều học kỳ
SV trượt môn cầu lông nhưng khi học lại, lại học điền kinh hoặc thể dục tay không, trượt khiêu vũ thể thao khi học lại chuyển sang học bóng chuyền… ” Việc điều chỉnh nội dung học lại như vậy là để tạo điều kiện cho SV dễ dàng trả nợ môn…”, một giảng viên giảng dạy trong bộ môn Giáo dục thể chất trường ĐH KHXH & NV cho biết.
Thế nhưng, việc chuyển nội dung học lại như thế này vô hình chung khiến SV phải học một môn học trong nhiều kì liền và với những SV “yếu” môn học đó lại càng khó trả được nợ hơn.
Lan Anh (khoa Thông tin thư viện) chia sẻ: “kì đầu tiên mình trượt điền kinh sang năm thứ 2 học lại chật vật mãi mới qua được, kì 4 trượt cầu lông đi học lại lại phải học điền kinh lần thứ 3 không biết lần này có qua nổi không…”
Treo bằng tốt nghiệp chỉ vì nợ môn… thể chất
Nhiều SV năm cuối sắp ra trường vẫn nợ 1-3 kì thể dục. Lê Thị Khuyên (khoa Khoa học quản lý), một cao thủ có “thâm niên” trong học lại thể dục bày tỏ lo lắng: “Ra Tết bọn mình phải đi thực tập rồi, đợt này đăng kí học lại cả cầu lông và bóng chuyền nếu không qua được mình không biết sẽ tiếp tục học lại vào thời gian nào nữa…, nguy cơ tốt nghiệp mà không lấy được bằng là rất lớn”
Được biết trong lớp của Khuyên có khoảng hơn chục SV đang dở khóc dở cười ở trong hoàn cảnh tương tự.
SV luôn uể oải với những buổi học thể dục ở trường.
Việc nghỉ quá 20% số buổi quy định, nhờ người học hộ, thi hộ, muộn thi, nhầm lịch thi, quên không đi thi…cũng là nguyên nhân bị “đánh trượt” khiến nhiều SV phải học lại.
SV hay bị trượt nhất ở môn bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh… Do đặc thù trường nhiều SV nữ hơn nữa lại chỉ được thi 1 lần “tỉ lệ rủi ro cao” nên số lượng SV học lại thể dục của ĐH KHXH & NV luôn đứng đầu trong ĐH QGHN.
Theo quy chế đào tạo Đại học, SV muốn ra trường bắt buộc phải hoàn thành chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Quốc phòng. Với hình thức tín chỉ khi mà mỗi môn học lại chỉ đựơc thi 1 lần thì với những SV lười luyện tập không có cách nào khác là học lại. Hệ quả của nó là cứ “đến hẹn lại lên” SV “nhộn nhịp rủ nhau” đi học lại thể dục.
Theo thống kê, năm học 2010 -2011, số SV bị treo bằng tốt nghiệp không ra được trường đúng hẹn chiếm khoảng 20%, trong đó, tỷ lệ sinh viên nợ môn thể chất chiếm tỷ lệ khá lớn.
Theo VTC
Giáo dục Trải nghiệm - Môn học giàu tính nhân văn
Một hoạt động bổ ích và đầy ý nghĩa cho cộng đồng của các bạn trẻ.
Giữa những ngày tháng 6 nóng bức, một nhóm các bạn sinh viên bận rộn khiêng dụng cụ y tế của Viện huyết học vào phòng, sau đó lại kê dọn bàn tư vấn, tươi cười vận động mọi người cùng tham gia hiến máu. Những công việc này được các bạn làm đầy hăng hái và nhiệt tình. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, không hiểu đơn vị nào tổ chức một chương trình hiến máu khá chuyên nghiệp như vậy. Và khi tìm hiểu ra sự thật, không ít người phải thốt lên thán phục...
Chương trình hiến máu, phối hợp tổ chức với Viện huyết học, chính là một hoạt động của môn học Giáo dục Trải nghiệm của sinh viên thuộc chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản lý, liên kết giữaKhoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội với Đại học Keuka, Mỹ. Đây là môn điều kiện để tốt nghiệp nên bất kỳ sinh viên nào cũng tích cực tham gia, thể hiện khả năng thiết kế, tổ chức của mình. Mục tiêu của môn học "Giáo dục Trải nghiệm" khá thú vị: giúp sinh viên gần gũi hơn với cuộc sống, với xã hội và có thêm được những trải nghiệm thực tế, những điều mà các em có thể chưa nắm bắt được khi học qua sách vở. Như vậy, 80 sinh viên của hai lớp phải tự tìm hiểu và thiết kế được các hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng. Ba hoạt động đã ra đời theo yêu cầu của môn học là Chung tay vì một màu xanh, Trao một yêu thương, nhận vạn nụ cười và Ngày hội giọt hồng. Mỗi một chương trình đều được các bạn sinh viên thực hiện chu đáo, từ khâu thiết kế, tổ chức cho đến thực hiện. Như với chương trình Ngày hội giọt hồng, sau khi đã thống nhất ý tưởng tổ chức ngày hiến máu tại Khoa Quốc tế, các bạn sinh viên đến Viện huyết học để liên hệ, nhờ hướng dẫn về cách thức tổ chức chương trình, cách tư vấn và chăm sóc cho người tình nguyện hiến máu.
Các bạn sinh viên khoa học ngành Quản lý tận tình chỉ dẫn những người đến hiến máu.
Với những sinh viên đang theo học chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Quản lý, các bạn tâm sự thấy mình trưởng thành hơn nhiều, thêm nhiều trải nghiệm thực tế, thêm vốn sống và những bài học ý nghĩa. Bạn Lê Minh Huyền, sinh lớp VISK2010B, chia sẻ: "Chúng em rất vui và tự hào khi được tổ chức và tham gia vào những hoạt động xã hội có ích. Em không thể quên được chương trình Trao một yêu thương, nhận vạn nụ cười, chương trình giúp đỡ tại làng trẻ em Hòa Bình. Cả lớp cùng đi vận động ủng hộ, quyên góp được gần 3 triệu đồng để mang đến giúp đỡ các em nhỏ ở đây. Ngoài ra, các bạn còn đến giúp dọn vệ sinh trong khuôn viên và chơi với các em nhỏ của làng trẻ. Thật bất ngờ, trong ngày hiến máu nhân đạo, một em trong làng trẻ đạp xe đến tận Khoa Quốc tế để giúp chúng em tổ chức chương trình. Cả lớp em vô cùng cảm động. Không hiểu vì sao em ấy lại biết mà đạp xe đến tận nơi để giúp đỡ".
Em Đỗ Thị Thanh Hoan cho biết thêm: "Môn học Giáo dục Trải nghiệm vô cùng hữu ích với em. Môn học giúp chúng em có những kinh nghiệm thực tế quý báu, những kinh nghiệm, trải nghiệm chưa có trong sách vở hay những bài học trên lớp, giúp chúng em gần gũi với cuộc sống xã hội hơn. Không những thế, sau khi cùng nhau tổ chức những hoạt động như vậy, các thành viên trong lớp thấy gắn kết với nhau hơn, hiểu nhau hơn bởi tất cả mọi người đã cùng nhau đối mặt và giải quyết những khó khăn trong công việc".
Giảng viên người Mỹ, thầy Don Howard, là người quan sát và chấm điểm môn học của các sinh viên.
Nhận xét về cách thức tổ chức môn học của sinh viên Khoa Quốc tế, giảng viên người Mỹ, thầy Don Howard, nói: "Các bạn sinh viên tổ chức chương trình khá tốt, khá chuyên nghiệp. Mỗi bạn đều thể hiện sự tận tình, chu đáo, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng".
Trong thời gian trở lại đây, xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động, các chương trình đào tạo đại học, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, luôn chú trọng việc hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên. "Kỹ năng mềm" là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những điều thường không được học trên giảng đường. Môn học Giáo dục Trải nghiệm với yêu cầu thiết kế, tổ chức được các hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng đã xây dựng kỹ năng mềm cho các em sinh viên. Chỉ sau bốn hoạt động, các bạn sinh viên đã rèn luyện cho mình cách tư duy sáng tạo, cách xây dựng, tổ chức một chương trình, cách phối hợp làm việc theo nhóm và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Để trở thành một 'marketer khác biệt' Bạn là người sáng tạo, năng động, thích giao tiếp và nghĩ mình có thể phù hợp với ngành Marketing? Buổi nói chuyện "Ý tưởng tạo nên khác biệt" do PSB College tổ chức sẽ cho bạn những "ý tưởng" cụ thể hơn về ngành học này. Buổi hội thảo diễn ra lúc 8h30 sáng thứ bảy ngày 17/9/2011, diễn giả là thạc...