Vấn nạn bắt nạt qua mạng và những điều cần biết
Bằng chứng cho thấy bắt nạt trên mạng đang gia tăng ở nhiều khu vực khác nhau trong thời kỳ đại dịch.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đánh dấu Ngày quốc tế chống bạo lực và Bắt nạt ở trường học với chủ đề “Giải quyết bắt nạt trên mạng và các hình thức bạo lực trực tuyến khác liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên”.
Bắt nạt qua mạng ( cyber bullying) đang là một vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu, gây ra những tác động tiêu cực đến thành tích học tập, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của học sinh. Đây là hành vi cố ý sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác.
Bắt nạt qua mạng là hành vi cố ý sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác (Ảnh: Canva).
Theo UNESCO, bắt nạt qua Internet thường được thể hiện qua những hành vi sau đây:
- Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động của nạn nhân.
- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm hoặc đe dọa qua mạng.
- Lấy trộm thông tin cá nhân, ảnh/ video riêng tư hoặc không đẹp của nạn nhân rồi tung ra thông điệp gây hại.
- Giả danh nạn nhân trên mạng nhằm mục đích làm hại hay xúc phạm.
Video đang HOT
- Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc phát tán, lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục của nạn nhân.
Bằng chứng cho thấy bắt nạt trên mạng đang gia tăng ở nhiều khu vực khác nhau trong thời kỳ đại dịch. Ở châu Âu, 44% trẻ là nạn nhân của bạo lực trực tuyến trước Covid-19 cho biết tần suất các em phải đối vấn đề này trở nên cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội. Tại Canada, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, đường dây nóng của Trung tâm Bảo vệ trẻ em nước này ghi nhận số lượng những cuộc gọi báo cáo về nạn bắt nạt qua Internet tăng lên 81%.
Điều gì khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị bắt nạt trên mạng?
Sự gia tăng trong quyền truy cập vào nền tảng số cũng như trong thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ em và thanh thiếu niên khiến nhóm người này có nguy cơ bị đe dọa trực tuyến cao hơn. Một số lượng lớn trẻ em không nhận thức được những rủi ro mà chúng có thể gặp phải khi tiếp cận với Internet.
Hơn nữa, nhiều gia đình chưa đặt ra những thỏa thuận về việc con cái sử dụng công nghệ kỹ thuật số và cha mẹ thường không biết cách thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ.
Hậu quả của các hình thức bạo lực trực tuyến đối với giáo dục
Đối với giáo dục, theo dữ liệu toàn cầu hiện có về hậu quả của bắt nạt nói chung (bao gồm cả bắt nạt trực tuyến và ngoại tuyến), học sinh bị bắt nạt có nguy cơ nghỉ học cao hơn gấp hai lần so với những học sinh khác. Những đứa trẻ bị bắt đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra toán và tập đọc và càng thường xuyên bị bắt nạt thì điểm số của các em càng kém.
Giãn cách xã hội đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có về thời lượng sử dụng thiết bị điện tử không giám sát đối với trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp thế giới, đồng nghĩa với nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực trực tuyến trở nên cao hơn.
Bắt nạt qua mạng đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ (Ảnh: Canva).
Ngành giáo dục có thể làm gì để ngăn chặn và giải quyết nạn bắt nạt qua mạng đối với trẻ em và thanh thiếu niên?
Bắt nạt qua Internet và các hình thức bạo lực trực tuyến khác đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến không chỉ học sinh mà còn cả các thành viên khác trong môi trường sư phạm. Dù vấn đề này không giới hạn ở khuôn viên trường học, ngành giáo dục nên và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn bắt nạt trên mạng liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên.
Ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn bắt nạt trên mạng liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên (Ảnh: Canva).
Kỷ niệm ngày Quốc tế chống bạo lực và Bắt nạt ở trường học với chủ đề “Giải quyết bắt nạt trên mạng và các hình thức bạo lực trực tuyến khác liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên”, UNESCO đưa ra một số giải pháp ngăn chặn tình trạng này:
- Áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với tất cả loại bắt nạt. Mọi hành vi đe dọa, quấy rối đều phải xử lý nhanh chóng và nghiêm túc.
- Đào tạo và hỗ trợ giáo viên giải quyết vấn đề bắt nạt, lấy học sinh làm trung tâm.
- Tích hợp các lớp học về cách sử dụng Internet an toàn vào chương trình giảng dạy.
- Cho phép học sinh, phụ huynh và giáo viên thảo luận về phòng chống bắt nạt.
- Hợp tác về mặt giáo dục với các tổ chức phi chính phủ, học viện, nền tảng kỹ thuật số nhằm phòng chống tác hại của việc sử dụng Internet.
Úc sẽ buộc Facebook, Google kiểm soát chặt nội dung độc hại
Các nền tảng truyền thông xã hội sẽ phải loại bỏ nội dung trong vòng 24 giờ nếu nhận được yêu cầu từ phía chính phủ Úc.
Theo Bloomberg, chính phủ Úc đã thông qua dự luật giảm lạm dụng mạng, cho phép họ buộc các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Google phải xóa thông tin độc hại trong vòng 24 giờ, hoặc sẽ bị phạt tới 415.000 USD.
Dự luật An toàn Trực tuyến cũng yêu cầu các công ty dịch vụ internet cung cấp thông tin nhận dạng và hợp đồng về những người chuyên lạm dụng trên nền tảng của họ. Ngoài ra, hình phạt sẽ được tăng cường đối với các hành vi lạm dụng và quấy rối trực tuyến, bao gồm cả án tù lên đến 5 năm. Được phát triển để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố từng được truyền phát trực tiếp ở New Zealand hồi năm 2019, dự luật trao quyền cho Ủy viên An toàn điện tử quốc gia của Úc để nhanh chóng chặn những hành động như vậy.
"Quyết định thông qua dự luật cung cấp quyền hạn mạnh mẽ hơn cho Ủy viên An toàn điện tử để trấn áp hành vi bắt nạt trên mạng, lạm dụng trực tuyến, đăng tải nội dung có hại và chia sẻ hình ảnh thân mật riêng tư mà không có sự đồng thuận", Bộ trưởng Truyền thông Úc Paul Fletcher nói trong một tuyên bố hôm 23.6, đồng thời cho biết quyền hạn của dự luật sẽ được thực thi sau sáu tháng.
Tiếp cận quá mức
Những người phản đối, bao gồm cả đảng Xanh Úc, cho rằng dự luật đã được gấp rút thông qua mà không có sự xem xét kỹ lưỡng và cần phải được soạn thảo lại. Nhóm phi lợi nhuận Electronic Frontiers Australia đã viết trong một bản đệ trình vào ngày 2.3 rằng dự luật "khiến các cá nhân mất quá nhiều thời gian để kiểm duyệt thông tin liên lạc của người Úc".
Trong khi đó, những công ty công nghệ lớn của Mỹ lại khá hợp tác với luật mới dù còn một số quan điểm bất đồng, khác hẳn thái độ phản đối gay gắt khi chính phủ Úc ra dự luật thúc đẩy họ phải trả tiền cho tin tức báo chí. Facebook nói họ ủng hộ rộng rãi sáng kiến chống lạm dụng trực tuyến, nhưng lo ngại rằng luật mới có thể sẽ tiếp cận quá mức khi mở rộng các yêu cầu gỡ nội dung.
Twitter đã nêu quan ngại về việc luật mới sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho những người chơi nhỏ hơn. "Điều cực kỳ quan trọng là tránh đặt ra các yêu cầu trên hệ sinh thái kỹ thuật số mà chỉ các công ty lớn mới có thể tuân thủ một cách hợp lý".
Google kêu gọi chính phủ Úc thu hẹp phạm vi của biện pháp mới, vì nó có thể áp đặt trách nhiệm gỡ nội dung đối với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng web và đám mây. "Yêu cầu từ Ủy viên An toàn điện tử về việc xóa phần nội dung duy nhất có thể dẫn đến việc nhà cung cấp dịch vụ nền tảng và cơ sở hạ tầng đám mây được ủy quyền xóa toàn bộ trang web của khách hàng. Chúng tôi kiến nghị rằng đây không phải là kết quả mong muốn", Google viết cho chính phủ Úc.
Hot girl nổi tiếng trải lòng chuyện bị bắt nạt từ cấp 2 tới tận... bây giờ Khi học cấp 2, Phan Hằng bị bắt nạt vì màu da và giọng nói. Những năm cấp 3, Hằng cố gắng trở nên xinh đẹp, học giỏi nhưng vẫn bị bắt nạt. Và hiện tại, Hằng lại chịu sự bắt nạt trên mạng. Dư luận xã hội đang cho thấy sự quan tâm đối với câu chuyện một cô gái ở Hà...