Văn mẫu, sách bài tập đang “di căn” sang chương trình mới
Không chỉ phải mua sách giáo khoa, sách tham khảo, phụ huynh học sinh còn phải mua một loại tài liệu khác mang tên “ Vở bài tập”.
Giá sách giáo khoa chương trình mới (chương trình 2018) ở các lớp 1, 2, 6 tăng gần gấp 4 lần so với sách giáo khoa cũ đã lên tận nghị trường Quốc hội, thế nhưng giá sách không hề giảm.
Theo Bộ Tài chính, về số học thì giá bộ sách giáo khoa mới (179.000 – 203.000 đồng/bộ sách lớp 2, 234.000 – 259.000 đồng/bộ sách lớp 6) cao hơn giá bộ sách cũ (53.000 đồng/bộ sách lớp 2; 99.000 đồng/bộ sách lớp 6).
Tuy nhiên, khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ. Cùng với đó, số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới (từ 10 -13 cuốn) cao hơn số lượng cuốn sách trong bộ sách giáo khoa cũ (6 -11 cuốn), số lượng màu in nhiều hơn (sách cũ 2-4 màu, sách mới tất cả 4 màu), khổ sách rộng hơn (sách cũ 14cmx24cm, sách mới 19cmx26.5cm)…
“Đồng thời, do thực hiện xã hội hóa nên một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu… không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy việc so sánh giá sách cũ với sách mới chưa thực sự tương đồng” – Bộ Tài chính thông tin.[1]
Việc giá sách giáo khoa mới tăng, tác động đến hàng triệu hộ gia đình có con đi học, thế nhưng giá sách giáo khoa chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong chi phí đầu năm của phụ huynh học sinh.
Ngoài phải đóng tiền theo quy định của nhà nước như học phí, Bảo hiểm y tế, phụ huynh học sinh còn đóng các khoản khác mang tên “tự nguyện” nhưng hoàn toàn “bổ đầu” học trò của các trường quy định.
Bên cạnh đó, tiền mua sách “bổ trợ, tham khảo” cũng không phải nhỏ, số tiền này nhiều khi còn vượt hẳn số tiền mua sách giáo khoa.
Chưa dừng lại sách tham khảo, phụ huynh học sinh còn phải mua một loại tài liệu khác mang tên “Vở bài tập”.
Sách tham khảo, vở bài tập các môn học được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Vở bài tập các môn học đã được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, dù học trò chưa thấy mặt mũi sách giáo khoa như thế nào.
Video đang HOT
Anh D. (một chủ tiệm sách ở Vũng Tàu) chia sẻ: “Thật ra nhà sách chỉ sống nhờ vào mùa sách giáo khoa, còn sau đó chỉ sống cầm chừng thôi.
Bán sách giáo khoa chiết khấu hoa hồng thấp hơn các loại sách tham khảo, sách bổ trợ nhiều. Năm nay may còn có sách các lớp chưa thay (lớp 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 – người viết) nên còn “sống” được, sách chương trình mới học sinh đăng ký mua theo ngành dọc rồi. Sách chương trình mới, bọn mình chỉ còn chút sách tham khảo, vở bài tập thôi”.
Chương trình mới, học sinh vẫn cứ “ngụp lặn” trong sách tham khảo, vở bài tập là… thất bại.
Nền giáo dục chúng ta từ trước đến nay được đánh giá là học để thi, vì thế, cả người dạy và người học cùng một mục tiêu, làm sao giải được nhiều bài tập càng tốt.
Chính mục tiêu dạy và học để thành “thợ giải bài tập” nên sách tham khảo, sách bổ trợ, vở bài tập lên ngôi; dạy thêm, học thêm tràn lan từ đô thị đến nông thôn.
Người ta đua nhau viết sách tham khảo, sách bổ trợ, vở bài tập; đây là thị trường “béo bở” của các tác giả, nhà xuất bản, nhà sách, người thiệt thòi là học trò và xã hội.
Giáo viên muốn học sinh có sách tham khảo, vở bài tập để dạy cho “nhẹ nhàng”, nội dung dạy đã có sẵn, có mẫu; ngoài ra khi học sinh mua sách tham khảo, vở bài tập, giáo viên cũng được hưởng… hoa hồng.
Vì thế, sách tham khảo, vở bài tập, bằng những con đường khác nhau đã âm thầm chui vào “giỏ” học sinh.
Với chương trình mới, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Phẩm chất, năng lực cho người học được phát triển, phát hiện nhờ các hoạt động dạy học của giáo viên và tự học của học trò.
Nếu sách tham khảo, vở bài tập lại “ngựa quen đường cũ”, học sinh lại ngụp lặn trong đó để thành “thợ giải bài tập” học theo định hướng, làm bài theo mẫu thì hệ quả “văn mẫu” vẫn di căn sang chương trình mới.
Chương trình mới, học sinh vẫn cứ “ngụp lặn” trong sách tham khảo, vở bài tập là … thất bại. Chính vì thế, người viết đề xuất các nhà xuất bản “bỏ” mảng sách tham khảo, vở bài tập, dù đó là “thị trường” béo bở.
Cần đổi mới các ra đề kiểm tra, đánh giá, nội dung đề phải nổi bật được mục đích kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất, kĩ năng học sinh, không mang tính đánh đố, hàn lâm.Về phía giáo viên và nhà trường, tuyệt đối không giới thiệu, ép buộc học trò mua sách tham khảo, vở bài tập cho học sinh đại trà. Hãy tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, đảm bảo học sinh học qua làm, làm để học được kiến thức trên lớp.
Đổi mới chương trình giáo dục, nhưng vẫn coi sách giáo khoa, sách tham khảo, vở bài tập là một thị trường béo bở, như vậy đổi mới chương trình chỉ phục vụ nhóm lợi ích chứ không phải vì nền giáo dục nước nhà, không thể vì phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thân yêu, vẫn còn đó “tượng đài” thợ giải bài tập trong chương trình mới, làm sao chương trình mới thành công?
Tài liệu tham khảo:
[1] http://cand.com.vn/giao-duc/Vi-sao-gia-sach-giao-khoa-moi-cao-gap-3-4-lan-sach-cu-635723/
Bộ tích hợp tin học với kĩ thuật thủ công, giáo viên lo không biết dạy thế nào
Phần công nghệ trong môn "Tin học và Công nghệ" chương trình mới là thực hiện và phát triển của chương trình môn thủ công ở lớp 3 và kỹ thuật ở lớp 4, 5.
Phần công nghệ trong môn "Tin học và Công nghệ" của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực chất là thực hiện và phát triển của chương trình môn thủ công ở lớp 3 và môn kỹ thuật ở lớp 4, 5 trong chương trình giáo dục 2006.
Thực trạng hiện nay, giáo viên Tin học chủ yếu được đào tạo giảng dạy cho cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Vì vậy, họ làm sao có thể giảng dạy tốt về việc gấp, cắt, dán, khâu thêu, hướng dẫn lắp ráp mạch điện đơn giản, lắp ráp bộ đồ dùng kỹ thuật,... như giáo viên tiểu học.
Đây là một bài toán khó cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng là những băn khoăn lo lắng của đội ngũ giáo viên Tin học ở các cơ sở giáo dục phổ thông của địa phương chúng tôi.
Nhiều câu hỏi giáo viên đặt ra như: Theo khung chương trình giáo dục phổ thông 2018, về nội dung thì môn Tin học và Công nghệ là hai môn riêng biệt, nhưng ghép cơ học để giảm số môn học lại. Về phân phối chương trình: Tin học 1 tiết/tuần, 35 tiết/ 35 tuần; Công nghệ 1 tiết/tuần, 35 tiết/ 35 tuần; Tổng 70 tiết/năm học.
Vậy giáo viên Tin học phải dạy luôn phần Công nghệ, và số tiết tăng lên gấp đôi so với hiện hành? Nhưng chúng tôi chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nội dung này,...
Ảnh minh hoạ: http://rgep.moet.gov.vn
Theo yêu cầu của Chương trình mới, Giáo viên dạy công nghệ cần phải có đủ năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, về năng lực sư phạm đặc thù (tiểu học), đặc biệt là năng lực chuyên môn về phần (môn) công nghệ.
Giáo viên công nghệ phải thực hiện được giáo dục STEM trong môn học cũng như tổ chức được các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường.
Việc giải quyết nút thắt này buộc chúng ta phải thực hiện ngay từ thời điểm hiện nay mà không thể chần chừ và chắc chắn rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học để kịp tiến độ của chương trình mới.
Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế nhằm giải quyết đội ngũ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhiều câu hỏi được đặt ra, tại sao việc chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chương trình mới lại chưa đồng bộ; nguồn nhân lực có phải là một vấn đề cốt lõi khi đổi mới, hoạch định một Chương trình cấp Quốc gia?
Ngoài ra, theo yêu cầu của Chương trình mới đối với phần giảng dạy Công nghệ, giáo viên tin học phải thực hiện được giáo dục STEM trong môn học cũng như tổ chức được các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường.Lẽ ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải yêu cầu các trường sư phạm cùng song hành trong việc chuẩn bị nhân lực cho Chương trình mới, hoặc chí ít phải được đưa vào Chương trình Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên theo chu kỳ bắt buộc dựa trên hoạch định của nguồn nhân lực theo từng giai đoạn.
Điều đó có nghĩa giáo viên Tin học buộc phải nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng dạy môn Tin học và Công nghệ nói chung và phân Công nghệ nói riêng theo định hướng của Chương trình mới.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ nêu vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng trên cơ sở giáo viên đang giảng dạy tin học còn đối với các địa phương, các trường chưa thực hiện giảng dạy môn Tin học hay chưa có giáo viên chuyên về lĩnh vực này chúng tôi không đề cập và chắc chắn rằng những địa phương đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn về đội ngũ.
Ngoài ra, tình trạng thiếu giáo viên môn Tin học sẽ xảy ra khi chuyển sang dạy học bắt buộc từ năm học 2022-2023 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cuối cùng, các cơ sở giáo dục phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của Chương trình.
Cán bộ quản lý cần quan tâm đến việc thiết kế, triển khai phòng học bộ môn theo định hướng thực hành và trải nghiệm tiến tới dạy học hiệu quả theo giáo dục STEM.
Dạy các môn học mới với lớp 6: Nhận diện khó khăn, giải pháp hợp lý Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 có sự xuất hiện môn học mới, nhiều trường xác định đây là thách thức không nhỏ để triển khai hiệu quả, đặc biệt trong bố trí đội ngũ. Các cơ sở giáo dục cần đặt quyết tâm thực hiện chương trình lên hàng đầu. Tuy nhiên, tinh thần của các trường là...