Văn hóa ứng xử của giáo viên: Vấn đề quan trọng trong giáo dục trẻ
Thời gian qua, một số hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo được đăng tải trên mạng xã hội. Những hiện tượng đó đã làm ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành Giáo dục. Xây dựng môi trường văn hóa trong giao tiếp ứng xử của giáo viên trở thành vấn đề cấp bách trong mỗi nhà trường, đặc biệt đối với GV mầm non.
Trẻ em cần được yêu thương. Ảnh minh họa/ Internet
Vấn đề cấp bách
ThS Nguyễn Thị Dư, khoa GD Tiểu học – Mầm non, Trường CĐSP Bắc Ninh cho biết: Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với giáo viên. Nó là nền tảng, động lực thôi thúc tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý trong xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại hạn chế trong giao tiếp ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ do kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như nhận thức, quan điểm giáo dục, tính chất công việc và mối quan hệ trong công việc…
Hiện nay, một số hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo được đăng tải trên mạng xã hội. Vẫn còn một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa hết lòng với học sinh; một số giáo viên trẻ, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm còn hạn chế, tạo thành những ấn tượng không tốt, không đẹp về hình ảnh người GV, ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành Giáo dục mầm non.
Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa đạo đức trong giao tiếp ứng xử của giáo viên với trẻ ở trường mầm non là một vấn đề cấp bách nên thực hiện ngay.
Ảnh minh họa
Tiếp xúc với trẻ bằng xúc cảm chân thực
Video đang HOT
Theo ThS Nguyễn Thị Dư, với giáo viên mầm non, trong quá trình dạy trẻ, cần tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục ở trường mầm non, tạo bầu không khí ấm cúng như trong gia đình.
Mỗi giáo viên cần phát huy vai trò yêu nghề, mến trẻ, coi trẻ như con của mình, thực hiện nghiêm túc các hoạt động. Khi đến trường, cô luôn niềm nở, ân cần, chăm sóc chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi, khám phá, trải nghiệm, phát huy khả năng cá nhân, tôn trọng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của trẻ, đặc biệt quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Cô luôn tạo cho trẻ bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương, mẫu mực về lời ăn tiếng nói; từng cử chỉ, hành động thực sự là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo.
Để làm tốt điều đó, theo ThS Nguyễn Thị Dư, mỗi GV không ngừng bồi dưỡng phẩm chất và tình cảm nghề nghiệp, luôn ý thức về hoạt động nghề, dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, bảo đảm cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có theo khoa học, theo mục tiêu đào tạo của ngành.
Giáo viên lấy xúc cảm chân thực của chính mình khi tiếp xúc với trẻ nhưng thiên về tình thương, nhẹ nhàng mà vui tươi, phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảm xúc tích cực của con người. Thực hành, rèn luyện cách sử dụng giọng nói, nét mặt, thể hiện hành vi, cử chỉ… sao cho đảm bảo tính mô phạm và thực sự hiệu quả theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Nâng cao đạo đức nhà giáo
Trong chăm sóc, giáo dục trẻ, cô giáo phải yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ, được ăn, được vui chơi học tập. Điều đó đòi hỏi sự tận tụy dịu dàng, nhạy cảm và tinh tế trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời cần chú ý đáp ứng đúng lúc, kịp thời những nhu cầu cơ bản của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách thuận lợi.
Giáo viên luôn rạng rỡ, nhiệt tình, trìu mến, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, luôn tìm những điểm tốt, điểm tích cực của trẻ để nêu gương, khích lệ, tạo cho các em có được sự tự tin phấn khởi, cảm thấy mình đang được quan tâm.
ThS Nguyễn Thị Dư
Đặc biệt, trước mỗi tình huống, giáo viên cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nảy, thiếu kiềm chế. Giáo viên nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ để có hướng giải quyết linh hoạt, hợp lí nhất, không nên cứng nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau. Các cô cần hiểu trẻ và tạo nhiều cơ hội để trẻ được thể hiện trong các tình huống khác nhau.
Cần ứng xử công bằng, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác. Dành tình yêu và sự quan tâm với tất cả các con như nhau, không được quá quan tâm đến một trẻ nào đó. Do đó, giáo viên cần phải vừa quan tâm đến cả lớp vừa phải quan tâm đến từng trẻ bằng việc tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Lê Đăng
Xử phạt hành chính giáo viên: "Tạo ra vùng cấm an toàn cho giáo viên"
Thầy Nguyễn Đức Mạnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Trường (Bắc Giang) cho rằng: "Ưu điểm của Nghị định này là để nhắc nhở những người làm công việc liên quan đến công tác giáo dục, đồng thời cũng tạo ra được vùng cấm an toàn cho giáo viên..."
Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến thu hút sự quan tâm của các thầy, cô giáo. Nhiều quan điểm trái chiều đã được nêu ra từ vấn đề này khi mọi quy chuẩn về đạo đức nhà giáo, học sinh sẽ "đánh" trực tiếp vào "túi tiền" mỗi gia đình.
Điều quan trọng vẫn là tấm lòng.
Chia sẻ với PV Dân trí, cô Nguyễn Thị Trung, trường tiểu học Đoàn Kết (Hà Nội) dẫn chứng, ngày càng có nhiều vụ bạo lực học đường, điển hình như: giáo viên ở Hải Phòng ép học trò uống nước giẻ lau bảng; cô giáo ở Long An phạt học sinh quỳ gối; phụ huynh đuổi đánh thầy giáo ở Bình Phước... gây bức xúc dư luận thời gian qua. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng đơn lẻ và đều bị xử lý. Việc đưa ra một điều luật xử phạt hành chính áp dụng cho giáo viên là không cần thiết và không phù hợp với môi trường giáo dục.
Ranh giới giữa hành vi xúc phạm hay không rất mong manh
Lí giải về điều này, cô Trung cho rằng, nhà giáo ngoài trọng trách truyền thụ kiến thức cho học sinh còn phải dạy các em cách làm người, biết đúng/sai, nhận lỗi... Để làm điều này, đôi khi thầy cô sẽ đưa ra hình phạt, nói nặng với học trò. Ranh giới giữa hành vi xúc phạm hay không rất mong manh. Một cái đánh tay với người này có thể là bình thường, nhưng người khác cho là ghê gớm, tuỳ vào quan điểm và góc nhìn mỗi người mức độ sự việc là khác nhau.
Mặt khác, theo cô Trung, qua vài chục năm làm nghề tôi thấy, hầu hết giáo viên đều yêu thương học sinh của mình, các em có hư đến đâu cũng không thể bỏ mặc, chữ tâm của nhà giáo nó đặc biệt lắm. Cho nên việc ban hành dự thảo hay không cũng không quá quan trọng với những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề. Học sinh và phụ huynh hiểu được tấm lòng của thầy, cô giáo mới là điều đáng mừng, cô Trung khẳng định.
Theo thầy Nguyễn Đức Mạnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Trường (Bắc Giang) cho rằng: "Ưu điểm của Nghị định này là có thêm một biện pháp nữa để nhắc nhở những người làm công việc liên quan đến công tác giáo dục, đồng thời cũng tạo ra được vùng cấm an toàn cho giáo viên.
Thế nhưng càng ra nhiều luật, càng chi tiết thì các thầy cô giáo càng thu mình lại, các giáo viên sẽ tìm cách nào đó để giữ bản thân mình an toàn. Nghị định này mang nặng tính hành chính, còn nhiều điểm mơ hồ, chưa được làm rõ đồng thời tạo ra những áp lực không cần thiết.
"Không khác nào thầy cô chỉ là người truyền đạt kiến thức. Sau khi truyền đạt xong, thầy cô hết trách nhiệm, đồng thời thầy cô sẽ không có chia sẻ, giao lưu với học sinh. Quan trọng, chúng ta phải làm sao khơi lại được ý thức, tình yêu nghề, trách nhiệm của giáo viên thay vì quá chú trọng vào các điều khoản quy định xử phạt ra sao. Các thầy cô giáo nên cởi mở đón nhận, đừng quá chăm chăm bàn tán về dự thảo, cứ dạy tốt thì những xử phạt này là xa vời" - thầy Mạnh đưa ra lời khuyên.
Ngược lại, thầy giáo Trần Văn Tuấn, giáo viên trường trung cấp nghề Hà Nội cho rằng, có thể nếu Nghị định này được ban hành thì giáo viên chúng tôi sẽ yên tâm hơn trên lớp học. Đối tượng học sinh của tôi là các em đi học nghề, ngoan có, hư có, ngổ ngáo cũng có; tôi xin phép dùng từ "manh động" là chuẩn xác.
Đã từng có trường hợp, thầy giáo trẻ đang dạy thực hành, học sinh dưới lớp gây gổ đánh nhau với lí do đơn giản "nhìn ngứa mắt nên đánh", giáo viên can ngăn, học sinh lại quay ra buông lời lẽ tục tĩu, nên thầy giáo đành ngó lớ đi vì sợ mang hoạ vào thân. Như vậy là không có một chút tôn trọng hay đạo đức tối thiểu nào ở đây cả.
Có thể các ở sở giáo dục bậc trung học, hay các trường Cao đẳng, Đại học lớn thấy không cần thiết với quy định này, nhưng với những môi trường giáo dục đặc thù như chúng tôi, rất cần điều này, hơn thế nữa thì càng tốt cho các giáo viên như tôi.
Cấm dạy thêm... lương phải tốt hơn.
Khép lại vấn đề xử phạt khi hành vi xúc phạm, xâm phạm học sinh và giáo viên. Một vấn đề cũng đang rất được quan tâm trong dự thảo này là việc phạt dạy thêm, học thêm không đúng quy định.
Theo dự thảo, giáo viên có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 khi không đảm bảo cơ sở vật chất; chương trình dạy; trình độ giáo viên dạy lớp; hoặc ép buộc học sinh học thêm...
Đưa ra quan điểm cá nhân, cô giáo Trần Thu Thảo (Hà Nội) cho rằng, dạy thêm, học thêm đều xuất phát từ nhu cầu của học sinh và phụ huynh đăng kí với nhà trường.
Giáo viên là người đáp ứng nhu cầu đó với mục đích bồi dưỡng các em học tốt hơn, không bị bỏ lại quá xa so với các bạn cùng lớp. Thế nhưng, theo quy định, mỗi giáo viên được hưởng 75% tổng số tiền do học sinh đóng góp trong một buổi học. Lương bình quân một buổi học chưa đến 200.000 đồng, một tháng giáo viên thu nhập thêm được khoảng 1.000.000 đồng.
"Thực trạng là số tiền này cũng đâu có đủ trang trải cuộc sống gia đình của các thầy cô, vậy mới xảy ra câu chuyện phụ huynh mời giáo viên đến nhà kèm một nhóm học sinh. Do đó, tôi cho rằng, nếu áp dụng xử phạt dạy thêm rõ ràng như vậy thì nên có cơ chế giúp thu nhập lương giáo viên được tốt hơn, để chúng tôi yên tâm công tác", cô Thảo hi vọng.
Đồng quan điểm, cô Lê Hằng (Phú Thọ) bàn luận, nếu thẳng thắn nói lên nguyện vọng của mình, tôi tin đa số các giáo viên đều muốn được dạy thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập. Nhưng dạy thêm được vài đồng cộng với lương thấp, nhỡ có bị phát hiện thì chúng tôi lấy đâu tiền để nộp phạt. Vừa không có tiền nộp phạt, vừa mất thi đua cả năm học nên đành dặn lòng "chớ có dạy thêm dạy nếm". Luật đã cấm để tránh những chuyện biến tướng xảy ra thì giáo viên cũng đành ngậm ngùi tự nguyện tuân thủ.
Thế nhiên ở góc độ khác, tôi lại đồng tình với mức xử phạt này, vì đâu đó vẫn có những giáo viên dạy thêm học sinh tại nhà với giá 40.000 đồng đến 100.000 đồng/ buổi học. Chưa kể đến chuyện học sinh đi học thì được ôn tập trọng tâm hơn, điểm kiểm tra tốt hơn; hoặc phụ huynh thấy con bạn đi học mà con mình không đi học cũng lo lắng nên chính vì vậy đã vô tình tạo ra những lớp học "chui". Nếu cứ ngó lơ mãi vậy thì làm sao có được bình đẳng giữa học sinh, cô Hằng tâm sự.
Hà Cường
Theo Dân trí
Giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn được chọn 1 trong 5 ngoại ngữ thi tuyển Theo thông tin của Sở Nội vụ Hà Nội, ngày 13-4 sẽ là ngày chốt hồ sơ đăng kí dự thi công chức cấp xã, phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức các cơ sở giáo dục. Cũng theo Sở Nội vụ, do đề nghị của một số cơ quan, đơn vị nên sẽ báo cáo UBND thành phố cho người...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nam MC đình đám VTV bị mạo danh trục lợi: Về hưu ngày nào cũng làm 2 việc này
Netizen
21:27:02 12/04/2025
Israel đưa ra lập trường đàm phán mềm dẻo với Hamas
Thế giới
20:49:56 12/04/2025
Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết
Tin nổi bật
20:05:27 12/04/2025
Jariyah Shah: Ngọc thô gốc Việt mơ lớn cùng MU
Sao thể thao
19:40:54 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
MC Hoài Anh trẻ trung xuống phố, Mai Thu Huyền tổ chức sinh nhật chồng đại gia
Sao việt
19:02:40 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025