Văn hóa hâm mộ ở Trung Quốc vượt kiểm soát
Năm 2017, Cung Ngọc Văn, một cô gái 18 tuổi ít nói, bất ngờ trở thành tâm điểm trong câu chuyện theo đuổi thần tượng của Trung Quốc.
Cung đã nghỉ học và cũng không đi làm, nhờ thế cô có thời gian để dành hàng giờ mỗi ngày quanh quẩn ở sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải, chờ đợi người nổi tiếng xuất hiện với hy vọng chụp được ảnh của họ hay thỉnh thoảng bám theo họ.
Điều bất thường nhất ở Cung là không như hầu hết “fan cuồng” khác, cô không tập trung vào một hay một số ít thần tượng nào. Cô tự nhận mình là “fan bác ái”, tức là theo đuổi mọi ngôi sao mà cô có thể tiếp cận.
Cung trở nên “nổi tiếng” bất đắc dĩ sau một lần ca sĩ Viên Thành Kiệt đăng bức ảnh chụp chung với cô lên. Ngay lập tức, hàng trăm bình luận xuất hiện trên mạng xã hội chỉ ra Cung là fan cuồng chuyên bám đuôi. Nhiều người còn chia sẻ các bức ảnh Cung chụp selfie với hàng loạt ngôi sao khác, bám theo họ tại sân bay và len lỏi trong các đám đông để đến gần thần tượng.
Đám đông người hâm mộ chen lấn chụp ảnh thần tượng tại một sự kiện quảng cáo ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, hồi tháng 5/2019. Ảnh: VCG.
Truyền thông Trung Quốc gọi Cung là “Diva Hồng Kiều”. Rất nhanh chóng, các phóng viên bắt đầu đào bới đời tư của cô, đưa tin về việc cô có kết quả học tập kém, thất nghiệp và phải sống nhờ bà mình. Cung bị lấy làm ví dụ cho mọi thứ sai trái về văn hóa hâm mộ người nổi tiếng đang thịnh hành ở Trung Quốc.
Cung cho biết cô cảm thấy vô cùng căng thẳng khi bị chú ý và mất đi sự riêng tư. Cô nhận ra một điều trớ trêu là sau bao năm săn đuổi người nổi tiếng khắp sân bay Thượng Hải, giờ đây cô trở thành người bị săn đuổi.
Vài năm sau khi câu chuyện về “Diva Hồng Kiều” gây được quan tâm, văn hóa hâm mộ người nổi tiếng trong giới trẻ Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ khi các chương trình truyền hình và phim ảnh trở nên phổ biến hơn, khiến những người liên quan tới chúng nổi tiếng.
Nhưng đồng thời, những lời kêu gọi giới chức chấn chỉnh văn hóa hâm mộ và trấn áp “fan tư sinh”, những fan cuồng bám đuôi thần tượng, cũng ngày càng lớn dần.
Tháng trước, cảnh sát Trung Quốc bắt hai fan bám đuôi diễn viên Vương Nhất Bác bằng cách gắn thiết bị theo dõi bất hợp pháp trên chiếc xe thuê mà anh này sử dụng.
Video đang HOT
Hai người bám theo Vương Nhất Bác đi khắp Bắc Kinh, theo dõi lịch trình hàng ngày của anh sau đó bán lại thông tin cho những fan cuồng khác. Họ chỉ bị bắt sau khi các fan khác báo cảnh sát.
Hồi tháng 5, giới chức Trung Quốc bất ngờ đình chỉ phần mới nhất của chương trình truyền hình thực tế tuyển chọn thần tượng mang tên “Thanh xuân có bạn”, sau khi chương trình này bị cáo buộc khiến người hâm mộ đổ xô đi mua sữa của nhà tài trợ nhằm lấy mã QR trên bao bì sản phẩm để bình chọn cho thí sinh. Họ mua nhiều đến mức cuối cùng một lượng sữa lớn bị bỏ đi.
Sự việc gây bất bình trong công chúng khi Trung Quốc đang phát động chiến dịch chống lãng phí và nó một lần nữa đặt ra câu hỏi về tác động của văn hóa hâm mộ quá khích đối với giới trẻ.
Tuần trước, nhóm nhạc nam trẻ nhất Trung Quốc gồm 7 học sinh tiểu học đã buộc phải đổi tên thành đoàn văn nghệ trẻ em sau những cáo buộc về bóc lột trẻ em.
Đối với Vương Nhất Bác, người ban đầu nổi tiếng với tư cách thành viên nhóm nhạc Uniq trước khi hoạt động riêng rồi chuyển sang diễn xuất, đây không phải lần đầu tiên anh bị gắn thiết bị theo dõi trái phép.
Năm ngoái, Vương từng lên tiếng công khai rằng anh bị fan cuồng quấy rối. Anh cũng lên án văn hóa rình rập, bám đuôi người nổi tiếng đang ngày càng phổ biến.
Cung Ngọc Văn, nổi tiếng với biệt danh “Diva Hồng Kiều” chụp ảnh cũng nữ diễn viên Mã Tư Thuần. Ảnh: CFP.
“Từ rất lâu rồi, tôi thường xuyên bị người lạ đến gõ cửa phòng khách sạn. Ai đó thậm chí còn đặt thiết bị theo dõi vào xe của tôi. Bất kể tôi đi đâu, luôn có người bám theo”, Vương chia sẻ bằng tài khoản mạng xã hội Weibo.
Năm 2019, địa chỉ nhà riêng của ca sĩ Hong Kong Vương Gia Nhĩ bị một fan cuồng tiết lộ trên mạng. Anh sau đó bị ghi hình cảnh đôi co với một fan nữ, yêu cầu đối phương trả lời liệu có phải cô này đứng sau vụ rò rỉ hay không. Cô gái trong video phủ nhận.
Những trường hợp như “Diva Hồng Kiều” và việc sử dụng thiết bị theo dõi bất hợp pháp nhằm truy vết thần tượng ở Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi về tác động của văn hóa hâm mộ tới sức khỏe tâm thần.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2007 tại Anh về đặc điểm tâm lý của người hâm mộ cho thấy lý do phổ biến nhất dẫn tới các hành vi ám ảnh bắt nguồn từ ảo tưởng rằng họ có những hình thức kết nối cá nhân trực tiếp nào đó với thần tượng.
“Thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với phương tiện truyền thông, khán giả cảm thấy họ hiểu rõ một người nổi tiếng từ ngoại hình đến cử chỉ, cách nói chuyện cũng như hành vi mà không cần giao tiếp trực tiếp”, các tác giả nghiên cứu cho hay.
Khi hiện tượng hâm mộ thần tượng quá khích không có dấu hiệu giảm bớt, giới chức Trung Quốc đang phải tìm cách điều chỉnh hành vi của cả người hâm mộ lẫn người nổi tiếng.
Cục Quản lý Không gian Mạng Trung Quốc (CAC) tuần trước công bố kế hoạch 10 điểm nhằm chấn chỉnh văn hóa hâm mộ “hỗn loạn” và cả những hành vi sai trái của người nổi tiếng.
Kế hoạch trên bao gồm hành động ngăn chặn việc phổ biến những “thông tin có hại”, truyền bá tin đồn hay kích động scandal trong các nhóm fan. Ngành công nghiệp liên quan đến các nhóm fan tại Trung Quốc có thể đạt giá trị tới 21,64 tỷ USD vào năm 2022.
Chính phủ cũng cấm công bố bảng xếp hạng những người nổi tiếng, đồng thời cấm các chương trình tuyển chọn thần tượng thu phí người hâm mộ khi bỏ phiếu.
Đây là động thái mới nhất trong một chuỗi các hành động được giới chức Trung Quốc thực hiện nhằm chấn chỉnh cộng đồng fan. Hồi đầu tháng, CAC ra một tuyên bố kêu gọi các trang web và nền tảng dành cho người hâm mộ điều chỉnh những sản phẩm và dịch vụ của họ nhằm khiến các fan “theo đuổi thần tượng lý trí”.
Ngô Diệc Phàm trong một sự kiện tại Bắc Kinh tháng 8/2019. Ảnh: Reuters .
“Cần hạn chế theo đuổi thần tượng mù quáng bằng cách hủy bỏ các chương trình quảng bá khiến fan phải mua sản phẩm để ủng hộ thần tượng, thay đổi quy tắc cạnh tranh và quản lý các nhóm fan”, tuyên bố có đoạn.
Thông báo của CAC được đưa ra sau khi cảnh sát Bắc Kinh bắt ca sĩ người Trung Quốc gốc Canada Ngô Diệc Phàm với cáo buộc hiếp dâm sau khi một fan nữ của anh ta tố cáo.
Kể từ tháng 6, CAC đã nhắm đến mục tiêu chấm dứt tình trạng “hỗn loạn” liên quan đến các câu lạc bộ fan trực tuyến như một phần của chiến dịch trấn áp văn hóa hâm mộ mù quáng.
Hồi đầu tháng, hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc, trong đó có cả những ngôi sao nổi tiếng nhất đất nước, đã phải tham gia một khóa “tập huấn đạo đức” do Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (NRTA) tổ chức.
Khóa học được cho là nỗ lực của chính quyền nhằm khuyến khích các ngôi sao cư xử có trách nhiệm với người hâm mộ sau vụ Ngô Diệc Phàm.
Ngay cả trước những sự việc kể trên, giới chức Trung Quốc cũng đã chú ý đến văn hóa hâm mộ quá khích. Hồi tháng ba, đại biểu Quốc hội Trung Quốc Song Wenxin đã kiến nghị về việc quản lý các nhóm fan và hạn chế “hoạt động săn đón ngôi sao quá đà”.
“Văn hóa hâm mộ người nổi tiếng đã vượt quá giới hạn và cần phải điều chỉnh”, bà nói.
Tuy nhiên, việc kiểm soát hành động của những người hâm mộ như “Diva Hồng Kiều” được cho là rất khó khăn bởi thực tế họ không vi phạm bất kỳ luật nào.
Cái tên Cung Ngọc Văn không còn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc những năm gần đây nhưng không có gì đảm báo rằng cô đã “lui về ở ẩn”. Rất có thể “Diva Hồng Kiều” vẫn quanh quẩn ở các sân bay với mong muốn được nhìn thấy người nổi tiếng.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...