Văn hóa – động lực phát triển
Không hề đóng vai trò thụ động như quan niệm lâu nay, văn hóa sẽ được LHQ đặt vào vị trí trung tâm, một động lực quan trọng trong phát triển bền vững khi xây dựng chương trình nghị sự sau năm 2015.
Du lịch khám phá văn hóa ngày càng thu hút các du khách trên thế giới
Phát biểu ngày 5-5 tại phiên thảo luận đặc biệt cua Đai Hôi đông LHQ về chủ đề “Văn hóa và phát triển bền vững trong xây dựng Chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015″, Phó Tổng thư ký LHQ Jan Eliasson đã khẳng định, văn hóa sẽ đóng vai trò động lực quan trọng xuyên suốt các chương trình nghị sự của LHQ sau năm 2015, thời điểm hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs). Với ý nghĩa như vậy nên phiên thảo luận đã thu hút sự tham gia của đại diện 193 thành viên LHQ nhằm hoạch định lộ trình phát triển toàn cầu sau năm 2015.
Video đang HOT
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế, chiến tranh, xung đột, nghèo đói, ô nhiễm môi trường… không những không làm giảm bớt mà còn ngày càng khẳng định vai trò của văn hóa với tương lai phát triển của thế giới. Theo Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, nếu thiếu những giá trị văn hóa thì mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn thế giới không thể có sự phát triển toàn diện và đầy đủ. Ông cho biết, hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều quốc gia đã coi văn hóa như một động cơ thúc đẩy sự phát triển bền vững, đặc biệt khi con người là trung tâm của mọi sự sáng tạo và của quá trình phát triển.
Thực tế những năm qua cũng cho thấy, ngày càng có nhiều các quốc gia thành viên LHQ thông qua luật quốc gia về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập, qua đó góp phần duy trì và mở rộng sự đa dạng của văn hóa thế giới. Và chính điều này đã giúp tạo ra hàng triệu việc làm mới liên quan tới văn hóa, như: dịch vụ du lịch, âm nhạc, phim ảnh… đồng thời tăng cường hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc trên Trái đất.
Tại phiên thảo luận đặc biệt, Tổng giám đốc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova nêu ra ví dụ về lễ hội Carnival ở Jacmel ( Haiti) đã tạo ra hàng nghìn việc làm nhờ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để nhấn mạnh tới vai trò của văn hóa với thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Theo bà Bokova, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể mang lại 624 triệu USD trên thế giới.
Coi trọng vai trò của văn hóa với phát triển bền vững, LHQ cũng đã ngày càng chú trọng hơn tới việc hỗ trợ cho những dự án văn hóa cho các nước thành viên. Theo các số liệu gần đây, trong nghị quyết Khung Hỗ trợ Phát triển của LHQ năm 2006, văn hóa chỉ được nhắc đến trong không đầy 30% nội dung, song nay, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 70%.
Văn hóa, với tất cả sự đa dạng của nó, cần được gắn kết toàn diện với chương trình phát triển sau năm 2015. Đây là tuyên bố được các quan chức tham gia phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ đưa ra ngày 5-5 nhằm nhấn mạnh vai trò có ý nghĩa sống còn của văn hóa trong cuộc chiến chống đói nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của loài người. Tham gia phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta Hoàng Tuấn Anh cho rằng việc nhấn mạnh vai trò trung tâm của văn hóa trong phát triển sẽ dẫn tới việc định hướng lại tư duy phát triển từ mô hình lấy sản xuất hàng hóa vật chất làm trung tâm chuyển sang mô hình lấy con người làm trung tâm.
Theo ANTD
Tăng cường giao lưu hữu nghị Việt - Nhật
Chiều 27-3, tại Hà Nội, đoàn đại biểu Hiệp hội Thúc đẩy giao lưu văn hóa - an toàn Nhật Bản do ngài Tsuneda Teruo, Giám đốc điều hành Báo Mainichi, Nhật Bản làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam.
Bộ trưởng Trần Đại Quang (bên phải) tặng quà lưu niệm ngài Tsuneda Teruo,
Giám đốc điều hành Báo Mainichi, Nhật Bản
Hai bên đều bày tỏ vui mừng trước bước phát triển mới, hết sức tốt đẹp của hai quốc gia, đặc biệt khi Việt Nam - Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược sâu rộng, quan hệ hợp tác không ngừng mở rộng về mọi mặt. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng cảm ơn sự hoạt động tích cực của Báo Mainichi nói chung và ngài Giám đốc điều hành Tsuneda Teruo nói riêng với vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hai quốc gia cũng như Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật Nhật Bản lên tầm cao mới.
Đánh giá cao chuyến thăm làm việc của Hiệp hội Thúc đẩy giao lưu văn hóa - an toàn Nhật Bản, trong đó có việc ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" của Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, đây là việc làm rất ý nghĩa đối với các gia đình chính sách trong lực lượng CAND hiện nay.
Cùng ngày, Bộ Công an đã tổ chức lễ tiếp nhận 50.000 USD tiền ủng hộ của Hiệp hội thúc đẩy giao lưu văn hóa - an toàn của Nhật Bản trao tặng cho quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" trong lực lượng CAND. Tới dự có Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Tsuneda Ternuno, Giám đốc điều hành Báo Mainichi Nhật Bản.
Theo ANTD
Tăng tốc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Ngày 28-2, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2-2014. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ của năm 2014 còn rất nặng nề, khó khăn. T hách thức trước mắt còn rất lớn trong khi hạn chế, yếu kém của nền kinh tế còn nhiều. Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan,...