Văn hóa đọc là bệ đỡ cho thị trường xuất bản
Xuất bản sách phục vụ người đọc, mang tri thức đúng đắn, chuẩn mực tới độc giả. Ngược lại, nhiều người đọc sách, thị trường xuất bản mới phát triển.
Những ngày tháng tư này, khắp nơi trên cả nước đang thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ nhất. Ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – nói rằng với người làm sách, việc phát triển văn hóa đọc luôn là trách nhiệm quan trọng.
Sách góp phần giúp chúng ta làm người, làm nghề
- Khi nói đến văn hóa đọc, đó là lĩnh vực cần nhiều ngành cùng chung tay phát triển. Thời gian qua, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện nhiều hoạt động khuyến đọc quan trọng. Ông nghĩ sao về trách nhiệm này?
- Phát triển văn hóa đọc là câu chuyện của không chỉ các cơ quan quản lý xuất bản hay quản lý văn hóa đọc ở Trung ương, địa phương. Nó còn là trách nhiệm của tất cả cấp, ngành, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Tất nhiên cần có “ nhạc trưởng”.
Lâu nay, khi nói tới các hoạt động phát triển văn hóa đọc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều hoạt động lĩnh xướng. Cục Xuất bản, In và Phát hành có vai trò tham mưu, quản lý hoạt động xuất bản của Nhà nước. Nhưng xuất bản và văn hóa đọc là 2 mặt của một vấn đề, có liên hệ chặt chẽ. Chỉ khi xuất bản phát triển mới tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển và ngược lại. Hiểu điều đó nên chúng tôi coi phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ của chính mình.
Việc Thủ tướng ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg, lấy 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với phát triển văn hóa đọc. Ngày Sách và Văn hóa đọc được thực hiện để ghi nhận đóng góp của người làm sách với phát triển văn hóa, xã hội. Nó cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn nữa cho những cơ quan quản lý về văn hóa, xuất bản, các cấp ngành của địa phương trong việc phát triển văn hóa đọc.
Ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Duy Anh.
- Năm nay, lần đầu Ngày Sách và Văn hóa đọc được triển khai, Cục Xuất bản, In và Phát hành có những hoạt động gì tiêu biểu?
- Là cơ quan tham mưu triển khai Ngày sách và Văn hóa đọc trên cả nước, năm nay, chúng tôi chú trọng 3 yêu cầu: Tổ chức chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc rộng khắp, không chỉ ở tỉnh, thành phố trung tâm mà lan tỏa đến các địa phương, hình thành phong trào khuyến đọc trong xã hội; Tổ chức lễ Khai mạc và hội sách trên thực địa, trực tuyến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm dư luận; Truyền thông mạnh mẽ, đưa hoạt động này thành sự kiện hàng đầu của ngành xuất bản năm 2022, hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của ngành.
Trong hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay, có 2 chủ đề chúng tôi đặc biệt quan tâm, tổ chức nhiều sự kiện xoay quanh là: Xuất bản và văn hóa đọc với công cuộc chuyển đổi số; Xuất bản và phát triển văn hóa đọc để nuôi dưỡng và thực hiện khát vọng xây dựng Việt Nam hùng cường.
- Theo ông, hệ thống giáo dục có vai trò gì trong việc phát triển văn hóa đọc?
- Nói tới văn hóa đọc là nói tới thói quen, mà việc tạo thói quen nên làm từ nhỏ. Nhiều quốc gia đặt trách nhiệm phát triển văn hóa đọc ở giáo dục.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã quan tâm, có nhiều hoạt động khuyến đọc như: Xây dựng giờ đọc sách trong nhà trường, phát triển thư viện nhà trường…
Video đang HOT
Tuy vậy, ngoài sách giáo khoa phục vụ học tập, hiện nay, học sinh có rất ít thời gian để đọc sách. Các em chưa có nhiều thời gian để tiếp nhận sách giải trí, nâng cao kiến thức, sách để hiểu lịch sử văn hóa đất nước… Hệ thống giáo dục cần điều chỉnh, tạo dựng môi trường để con em chúng ta có thời gian tiếp cận sách, hình thành thói quen đọc sách.
- Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của phát triển văn hóa đọc với thị trường xuất bản?
- Văn hóa đọc là bệ đỡ cho xuất bản, mở rộng thị trường xuất bản. Nhiều người đọc sách thì thị trường xuất bản mới phát triển được. Nhưng chúng ta phát triển văn hóa đọc không chỉ có mục tiêu duy nhất là phát triển thị trường, mà nó còn là nâng cao chất lượng đọc. Văn hóa đọc còn bao hàm trong nó yêu cầu đọc có văn hóa.
Thời gian qua, văn hóa đọc có sự cải thiện khá nhiều: Bạn đọc trẻ hướng đến sách chất lượng hơn, tiểu thuyết ngôn tình được thay thế bằng sách giàu nhân văn, giá trị hơn. Độc giả cũng tìm đến các sách mang giá trị chân – thiện – mỹ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, chúng ta còn nhiều việc phải làm để có nhiều người đọc sách, yêu sách; để sách góp phần giúp mỗi người làm nghề, làm người và cho họ cuộc sống hạnh phúc.
Nhiều hoạt động nhằm tạo dựng thói quen đọc sách được thực hiện thời gian qua. Ảnh: Thu Thủy.
Hội sách trực tuyến giúp đơn vị xuất bản làm quen chuyển đổi số
- Hai năm trước, Hội sách trực tuyến quốc gia tổ chức thay thế cho hội sách thực địa vì Covid-19. Năm nay, hội sách trực tiếp đã trở lại, vì sao hội sách trực tuyến vẫn được duy trì?
- Hội sách trực tuyến quốc gia được tổ chức từ năm 2020, là giải pháp tình thế do Covid-19. Đây đồng thời là bước để các đơn vị xuất bản làm quen chuyển đổi số. Qua mỗi năm tham gia Hội sách trực tuyến quốc gia, các đơn vị xuất bản nhận thức sâu sắc hơn về chuyển đổi số.
Đến nay, các nhà xuất bản đều nhắc tới câu chuyện chuyển đổi số; kể cả các đơn vị có nguồn lực hạn chế cũng mong muốn chuyển đổi. Hội sách trực tuyến đóng góp cho sự thay đổi nhận thức ấy.
Bên cạnh thay đổi nhận thức, hội sách giúp đưa xuất bản phẩm tới bạn đọc vùng sâu, vùng xa. Vùng nông thôn, miền núi… có nhu cầu về sách; là thị trường tiềm năng cho các đơn vị xuất bản nếu áp dụng công nghệ, thực hiện chương trình tài trợ, khuyến mãi phù hợp.
Qua mỗi năm tham gia Hội sách trực tuyến quốc gia, các đơn vị xuất bản nhận thức sâu sắc hơn về chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành
Hội sách trực tuyến cũng góp phần định hướng cho nội dung đọc trên thị trường. Sàn thương mại điện tử cho thấy nhu cầu đọc thị trường thay đổi. Trước đây, nhiều người đọc để học, để giải trí. Giờ đây, qua những cuốn sách họ chọn trên hội sách, có thể thấy nhiều người đọc để nắm bắt thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội các nước. Mạng xã hội có nhiều thông tin, nhưng sách là thông tin chính thống, chính xác.
Hội sách trực tuyến góp phần vào nhiệm vụ chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác xuất bản. Từ hội sách lần thứ nhất đến lần sau, các đơn vị đã làm quen; từ những lúng túng ở mùa đầu, đến nay giao dịch điện tử dần tốt hơn.
Vì những ý nghĩa đó, Hội sách trực tuyến quốc gia tiếp tục được duy trì, phát triển và đổi mới qua từng mùa.
- Năm nay, Hội sách trực tuyến quốc gia có điểm gì đặc biệt?
- Ban tổ chức đều đưa ra cải tiến ở mỗi mùa hội sách. Năm thứ nhất, trong tình thế hạn chế tiếp xúc do Covid-19, hội sách đẩy mạnh giao lưu, tọa đàm trực tuyến.
Năm thứ hai, chúng tôi mở sân chơi quốc tế với hơn 40 nhà xuất bản trên thế giới, khu vực tham gia. Điều đó cho thấy chúng ta bắt kịp xu hướng thế giới.
Kế thừa hai mùa trước, năm nay, hội sách kết hợp phát triển văn hóa đọc thông qua sân chơi mới cho bạn trẻ là cuộc thi “Nhà thông thái”. Cuộc thi khuyến khích bạn đọc tìm hiểu kiến thức từ sách. Ứng dụng công nghệ giúp người chơi hứng thú hơn khi tham gia cuộc thi.
Tất nhiên, vai trò quan trọng nhất của hội sách trực tuyến vẫn là giới thiệu và đưa sách hay đến bạn đọc.
Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm 'đại sứ' lan tỏa tình yêu đọc sách
Với chủ đề Khát vọng phát triển đất nước, lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức sáng 18.4 đã thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên.
Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc trong thời gian qua đã góp phần hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ; những đại sứ của cuộc thi đã khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.
Các đại biểu bấm nút phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022
Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc được tổ chức từ năm 2019 trong chiến dịch triển khai Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ, đã thực sự trở thành một diễn đàn được học sinh, sinh viên cả nước yêu thích và nhiệt tình tham gia. Cuộc thi đã thắp lên tình yêu đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc ngay từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Những "đại sứ" của cuộc thi đã khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.
Chương trình văn nghệ tại lễ phát động
Tại lễ phát động, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổng kết và khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham gia cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021. Năm 2021 là năm đầu tiên nhà trường tổ chức tham dự cuộc thi nhưng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo sinh viên. BTC đã nhận được 657 bài dự thi của sinh viên đến từ 11 khoa. Trong đó, Khoa Thông tin, Thư viện có số lượng bài dự thi cao nhất: 226 bài; Khoa Du lịch có số lượng bài dự thi đạt kết quả cao nhất: 23 bài. Có 10 bài dự thi đạt giải Vòng sơ khảo cấp trường và 4 bài dự thi đạt giải Vòng chung kết cấp Bộ.
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Văn hóa tổng kết số liệu Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, không thể phủ nhận lợi ích mà Internet mang lại, đặc biệt trong giáo dục. Tuy nhiên, các thiết bị di động thông minh kết nối Internet có quá nhiều ứng dụng hấp dẫn đã làm giảm sự chú ý, giảm sự quan tâm đến việc đọc các tài liệu in, trong đó có sách. Trong khi đó, lợi ích từ việc đọc sách in là mang lại khả năng đọc tốt hơn, khả năng phát triển vốn từ vựng.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham gia Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021
"Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, đặc biệt là các trường đại học thực sự quan trọng. Những định hướng, tư vấn cho việc đọc từ giảng viên sẽ giúp người học hình thành thói quen đọc sách, nhằm trang bị hành trang bước vào đời, theo kịp xu thế phát triể của thời đại. Ngoài ra, các cuộc thi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn cũng giúp kích thích phát triển phong trào văn hóa đọc trong nhà trường", TS. Đinh Công Tuấn phát biểu.
Lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa cũng bày tỏ kỳ vọng việc phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2022 sẽ không dừng lại ở hoạt động tham gia cuộc thi do Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) phát động mà nó thực sự cần phải trở thành chuỗi hoạt động thiết thực, đi kèm những hành động cụ thể, sáng tạo và hấp dẫn trong phát triển văn hóa đọc của nhà trường.
TS. Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu định hướng cuộc thi
Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) Đoàn Quỳnh Dung cho biết, trong những năm qua, phát triển văn hóa đọc đã lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Triển khai Luật Thư viện, năm 2022 là năm đánh dấu Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ với buổi Lễ Khai mạc và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 19.4.2022 tại TP. Hồ Chí Minh.
Bà Đoàn Quỳnh Dung nhấn mạnh, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ VHTTDL tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách, từ đó thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ. Không chỉ là một sân chơi trí tuệ, sáng tạo, diễn đàn chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách, chia sẻ, truyền cảm hứng đối với những cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời mình, nhiều bài dự thi của các bạn học sinh, sinh viên đã đề ra được sáng kiến, xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, có tính khả thi để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng... Nhiều khát vọng, dự định đã được triển khai sau cuộc thi, mỗi bạn là những "đại sứ" lan tỏa văn hóa đọc ngay từ chính gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi các em sinh sống.
Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) Đoàn Quỳnh Dung phát biểu tại lễ phát động
Không chỉ truyền cảm hứng, xây dựng phong trào, văn hóa đọc đến nay cần có những thay đổi về chiều sâu, hoàn thiện năng lực thông tin cho sinh viên. Thực hiện định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua theo tinh thần "kiến tạo" và hướng đến cộng đồng, Kết luận của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc về " khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước..."; phương châm hành động của Bộ VHTTDL: " Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến", cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm nay có chủ đề " Khát vọng phát triển đất nước" với bộ đề thi mới nhằm phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của thí sinh, đưa những trải nghiệm, kiến thức các em tích lũy được thành những sáng kiến ứng dụng trong thực tiễn với nhiều hình thức thể hiện bài thi, nhằm huy được sở trường như: vẽ tranh, sáng tác, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ số...
Chương trình giao lưu với những sinh viên đạt giải về bài dự thi năm 2021
"Tuy mới là năm thứ 2 Đại học Văn hóa Hà Nội chính thức tham gia Cuộc thi, nhưng với những kinh nghiệm của cuộc thi năm ngoái, với những kiến thức được trang bị toàn diện và khoa học về văn hóa, kỳ vọng rằng toàn thể sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ phát huy được ưu thế của mình, tạo đột phá đưa tới cộng đồng những thông điệp và đề ra biện pháp để hiện thực hóa những hoài bão, khát vọng của các bạn góp phần trong công cuộc "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc", đúng như chủ đề Bộ VHTTDL đã đề ra...", Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Đoàn Quỳnh Dung bày tỏ,.
Các đại biểu, lãnh đạo, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn hóa chụp ảnh lưu niệm tại lễ phát động
Lễ phát động đã diễn ra nhiều nội dung trang trọng, sôi động và hấp dẫn. Các đại biểu đã cùng bấm nút phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022. Cùng với đó là chương trình giao lưu cuốn hút với những sinh viên đạt giải cấp Bộ, cấp trường về bài dự thi năm 2021...
Họp Hội đồng giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội chuyên ngành Y dược học Quân sự Ngày 17-4, Hà Nội, Hội đồng giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội chuyên ngành Y dược học quân sự (sau đây gọi tắt là Hội đồng) họp phiên toàn thể để thẩm định, đánh giá các công trình, sáng kiến tham dự giải thưởng lần thứ 22 năm 2022. Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân...