Văn hóa chất lượng trong trường đại học – hành trình không có điểm dừng
Chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế. Các cơ sở GD phải tạo ra hay xây dựng cho mình giá trị cốt lõi của văn hóa chất lượng để phát triển bền vững.
Giờ thực hành của sinh viên Đa khoa năm thứ hai, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ảnh: INT
Lộ trình, giải pháp phù hợp
Khi nói về kiểm định chất lượng giáo dục, TS Trương Quốc Quân, Trưởng phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng (Trường ĐH Thủy lợi) cho rằng: Đây là khâu quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng giáo dục – một hành trình không có điểm dừng tại các cơ sở đào tạo. Sau khi hoàn thành công tác đánh giá ngoài, đạt chuẩn và được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, việc xây dựng kế hoạch hành động để khắc phục những điểm còn tồn tại, phát huy điểm mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng và cần được triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ.
Cùng quan điểm này, bà Đỗ Khoa Thúy Kha, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng, Trường ĐH Công nghiệp Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục ĐH hiện nay không chỉ là hoạt động nhằm khẳng định, công bố với các bên liên quan về chất lượng giáo dục mà còn nhằm cải tiến chất lượng liên tục ở nhiều trường ĐH trong cả nước.
“Việc đánh giá ngoài, công nhận đạt chuẩn về bảo đảm chất lượng là bằng chứng chứng tỏ chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục đã đáp ứng các yêu cầu của khung bảo đảm chất lượng tại thời điểm kiểm định. Để chất lượng của chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục luôn được duy trì, cải thiện và tiếp tục đáp ứng các khung bảo đảm chất lượng ở các chu kì kiểm định tiếp theo, cần phải xây dựng văn hóa chất lượng trong trường ĐH. Nghĩa là làm cho tất cả đối tượng trong nhà trường đều tham gia vào quá trình xây dựng, kiểm soát và nâng cao chất lượng của mọi hoạt động trong nhà trường”, bà Đỗ Khoa Thúy Kha chia sẻ.
Theo TS Tạ Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục là công cụ quản lý quan trọng giúp các cơ sở giáo dục đại học duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng các lĩnh vực hoạt động, đồng thời là cơ sở để thực hiện quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm giải trình trước xã hội. Hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước với công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được ban hành khá đầy đủ, tạo hành lang pháp lý để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TPHCM trong giờ học thực hành. Ảnh Công Chương
Thực hiện cam kết cải tiến chất lượng
Để nâng cao chất lượng đào tạo, TS Tạ Thị Thu Hiền cho rằng: Các cơ sở giáo dục đại học cần nghiêm túc thực hiện cam kết cải tiến chất lượng, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên; có lộ trình, giải pháp và đầu tư nguồn lực để thực hiện cải tiến chất lượng liên tục và xây dựng văn hóa chất lượng. Theo đó, cơ sở giáo dục cần chủ động rà soát, đánh giá chất lượng các hoạt động của mình, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu và sự phát triển của thị trường lao động. Quá trình đánh giá, cải tiến chất lượng, các hoạt động cần được đối sánh trong nước, quốc tế, xem xét yêu cầu của các bên liên quan, đồng thời nhà trường cần thực hiện cam kết cải tiến chất lượng sau quá trình kiểm định chất lượng.
Video đang HOT
Việc đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục (IQA) cũng hết sức quan trọng. Hệ thống các cơ chế kiểm soát, đánh giá cần được thiết lập nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Đồng thời, cần bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo đáp ứng với Khung trình độ quốc gia và chuẩn chương trình đào tạo (đang được Bộ GD&ĐT triển khai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam); cần tham chiếu với Khung tham chiếu trình độ ASEAN để cập nhật chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu về hội nhập giáo dục đại học và sự dịch chuyển lao động có trình độ cao trong ASEAN.
“Để nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, việc cải tiến chất lượng các hoạt động sau kiểm định cần được thực hiện thường xuyên và thực chất, thể hiện cam kết và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục cần nâng cao nhận thức và năng lực về công tác bảo đảm chất lượng cho các bên liên quan, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường.
Vấn đề chất lượng phải được xem xét trên nhu cầu thực sự của mỗi cơ sở giáo dục đại học cho việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong. Khi đã làm tốt công tác bảo đảm chất lượng bên trong, việc đăng ký kiểm định chất lượng, đánh giá ngoài sẽ giảm áp lực cho các cơ sở giáo dục, trong khi chất lượng vẫn được duy trì và được cải thiện; đồng thời khẳng định được uy tín, thương hiệu của nhà trường” – TS Tạ Thị Thu Hiền cho hay.
Bộ GD&ĐT đã ban hành các quy định, bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo cùng tài liệu hướng dẫn thực hiện. Bộ đồng thời thành lập và cho phép thành lập 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng và công nhận chất lượng cho các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. – TS Tạ Thị Thu Hiền
Giúp sinh viên đổi mới sáng tạo là trách nhiệm của các trường đại học
Dự Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp HS,SV khởi nghiệp là trách nhiệm rất lớn của các trường Đại học.
Sáng ngày 22/12, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên năm 2020 được tổ chức tại ĐH Thủy Lợi Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ vui mừng về những kết quả trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ. Hiện nay hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã có những bước tiến dài. Cả nước đã có trên 64 quỹ đầu tư mạo hiểm, trong đó ở các trường đại học có hơn 70 không gian làm việc chung cho khởi nghiệp sáng tạo. Qua đó, khơi dậy khát vọng khởi nghiệp để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
"Trong kết quả đó, có sự quan tâm đầu tư của các trường đại học trong việc hình thành các không gian làm việc chung về khởi nghiệp, các quỹ đầu tư khởi nghiệp" - Phó Thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan gian hàng công nghệ tại ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên năm 2020.
Theo Phó Thủ tướng, trong hơn 25 năm qua, chúng ta duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao trung bình thứ 2 trên thế giới (trong số khoảng 200 nền kinh tế) và có thể xem đây là một cuộc chạy việt dã có 200 bạn chạy, "chúng ta chạy nhanh thứ 2".
Song dù phát triển nhanh nhưng vì xuất phát chậm mà trình độ phát triển chung, trình độ phát triển kinh tế nói riêng của Việt Nam vẫn còn "thua chị kém em" rất nhiều. Một chỉ số quan trọng là thu nhập theo đầu người, chúng ta ở vào khoảng thứ 130 của thế giới.
"Có nhất thiết phải giàu, hay cứ nghèo nhưng bình yên cũng được không? Đó là điều mà chắc chắn nhân dân Việt Nam cũng không chấp nhận. Không, chúng ta không bao giờ chấp nhận Việt Nam tiếp tục nghèo, luôn phải đi xin tiền. Nhưng nhân dân Việt Nam cũng không chấp nhận thu nhập rất cao, rất giàu, nhưng cũng không yên bình, không có tình yêu thương, không an toàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến khát vọng tiếp tục vươn cao, vươn xa của toàn dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, yêu cầu mới đòi hỏi đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới, cách tiếp cận thị trường mới, và nếu thành công thì sẽ có sức phát triển mạnh mẽ. Những cộng đồng nào khơi dậy được sự sáng tạo, dũng cảm, tìm tòi, xông pha của người dân, đặc biệt là giới trẻ thì sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn.
Các chính sách của Đảng, Nhà nước ta với khởi nghiệp sáng tạo là nhằm khơi dậy khát vọng đó, để chúng ta cùng phát triển, tạo ra một cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, nếu thành công thì có sức bật lớn hơn rất nhiều, nhờ đó mà bứt lên đi nhanh hơn được.
"Đương nhiên, điều này là cực kỳ khó khăn. Bởi nếu dễ, thì thế giới người ta làm hết rồi. Tất cả doanh nghiệp thành công, ngoài dấn thân, còn nếm trải rất nhiều gian khổ, nhiều thất bại", Phó Thủ tướng nói.
Theo ông, để đạt mục tiêu này, ngoài việc tập trung đầu tư cải thiện môi trường kinh doanh thì phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác giáo dục và đào tạo. Tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp phải được đưa vào giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức nền tảng về khởi nghiệp; khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên một cách mạnh mẽ.
Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn nhủ tới học sinh, sinh viên: "Không nên quá chú trọng vào việc học thuộc để lấy điểm cao, quan trọng hơn hãy cố gắng tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp, các phong trào startup để có hiểu biết và sự sẵn sàng nhất định trước một thế giới đầy biến động"
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhắn nhủ bạn trẻ hãy sẵn sàng cho một thế giới đầy biến động.
Tại ngày hội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và công nghệ số. Nếu không tích cực đổi mới sáng tạo thì lực lượng lao động sẽ gặp nhiều khó khăn và rất dễ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tăng tính thực hành và trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, sinh viên, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp học sinh, sinh viên khởi nghiệp là trách nhiệm rất lớn của các trường Đại học.
Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30-10-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với một số đơn vị tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.
Đây là lần thứ ba sự kiện này được tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tính khả thi cao của học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng, đại học.
Theo trưởng Ngô Thị Minh cho hay, từ năm 2018, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn về cơ chế tài chính để triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", trong đó có nội dung hỗ trợ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp. Để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, Bộ đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các em về tư duy, phương pháp một cách toàn diện.
Thứ trưởng khẳng định, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học chứ không đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có thể như thế hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa của nó.
"Cuộc thi "Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp - Sinh viên - Startup" được tổ chức thường niên chính là sân chơi, là cơ hội để các em thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, là môi trường quan trọng để kết nối 3 nhà: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp" - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2020.
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 do Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Trường đại học Thủy Lợi và công ty công nghệ giáo dục Nova tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Ngoài ra, tạo sân chơi bổ ích, thiết thực đối với học sinh, sinh viên trong toàn quốc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao. Đây cũng là dịp tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp với thực tiễn.
Điểm nhấn của ngày hội khởi nghiệp năm nay là vòng chung kết cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020. Được phát động từ tháng 7-2020, cuộc thi đã nhận được gần 600 bài dự thi, nhiều hơn 200 bài dự thi so với năm 2019.
Trong khuôn khổ của ngày hội còn có hơn 80 gian trưng bày các ý tưởng khởi nghiệp; các hoạt động thiết thực đối với sinh viên, như diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp, hội thảo giải pháp phát triển các dự án khởi nghiệp của giảng viên trẻ và sinh viên, hội thảo phát triển CLB khởi nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông...
"Nguồn lực lớn nhất khi khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng độc quyền" Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng và sự độc quyền. Sinh viên muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trước tiên cần đổi mới tư duy. Sáng nay (22/12), tại ĐH Thủy Lợi, diễn ra Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020. Đây...