Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra đ.ánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh THPT

Theo dõi VGT trên

Đọc và đọc hiểu văn bản (VB) có ý nghĩa quan trọng trong hình thành năng lực (NL) giao tiếp cho học sinh (HS), trong việc tự học và học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra đ.ánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh THPT - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”, với mục đích: nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đ.ánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài viết thảo luận về vấn đề nêu trên.

Do những lợi ích mà khả năng đọc và đọc hiểu mang lại là rất to lớn nên Chương trình đ.ánh giá HS quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OCED) chủ trương coi đọc hiểu là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định NL học sinh giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc.

Ở nhà trường Việt Nam, từ sau năm 2000, mục tiêu dạy đọc hiểu cũng đã được đặt ra trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn và dạy đọc hiểu được coi là khâu đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Ngữ văn.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy đọc hiểu, nhất là ở cấp trung học phổ thông (THPT), vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, một phần là do việc kiểm tra đ.ánh giá (KTĐG) còn chậm thay đổi. Vận dụng cách hỏi của PISA là một trong những hướng đổi mới nhằm đ.ánh giá NL đọc hiểu của HS.

Câu hỏi (CH) kiểm tra NL đọc hiểu VB của PISA gồm cả CH trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và trắc nghiệm tự luận (TL), thường có hai phần: Mục đích CH và cách cho điểm tối đa, cho điểm một phần và không cho điểm.

Đáp án của PISA hết sức phong phú, ngay cả đối với CH trắc nghiệm khách quan. Có đáp án đơn giản, có đáp án phức tạp theo hướng mở, nhằm hình dung và bao quát hết các khả năng HS có thể trả lời.

Các CH thường gắn VB với đời sống hiện thực, với các tình huống thiết thực và yêu cầu HS suy nghĩ vận dụng vào đời sống hàng ngày.

Đổi mới theo hướng này, các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra định kì, đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) nên chọn VB ngoài chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) có cùng đề tài, chủ đề và thể loại với VB mà HS đã được học.

Các VB đó được lấy từ nhiều nguồn khác nhau; nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học (được viết theo các phong cách ngôn ngữ như: khoa học, hành chính, chính luận, báo chí,… phù hợp với trình độ nhận thức của HS để việc KTĐG được khách quan.

Tuy nhiên, cũng có thể lấy VB đọc thêm hoặc VB được học chính trong SGK nhưng cần chọn những VB/đoạn trích đặc sắc và xây dựng bộ câu hỏi theo cách làm của PISA.

Bộ CH có thể bao gồm: câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng đơn giản; câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng phức hợp; CH đóng trả lời ngắn; CH mở trả lời dài. Các CH sẽ xoay quanh những vấn đề: nội dung của VB, hình thức của VB, ứng dụng những điều “đọc” được từ VB vào thực tiễn đời sống của bản thân.

Chẳng hạn, có thể xây dựng đề kiểm tra NL đọc hiểu của HS cấp THPT gồm các CH như sau:

Ví dụ 1: Đọc đoạn VB sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Có người nghĩ rằng cần có nhiều t.iền mới có thể hưởng thụ thực sự. Nhưng không. Với t.iền, bạn có thể sở hữu nhiều thứ. Nhưng chỉ sở hữu thôi thì không mang lại hạnh phúc. Và chỉ sở hữu, không có nghĩa là biết hưởng thụ.

Một người biết tận hưởng chiếc máy ảnh xịn khác với một người sở hữu máy ảnh chỉ vì muốn người khác khen là nó rất xịn. Một người thực sự hiểu, và biết tận hưởng tốc độ, tiện nghi của chiếc xe hơi khác với một người mua nó chỉ vì tin rằng việc sở hữu nó sẽ chứng tỏ mình thành đạt.

Một người thực sự am hiểu hội họa, và biết giá trị của bức tranh mình mua sẽ rất khác một người bỏ nhiều t.iền mua tranh chỉ để nghe những lời trầm trồ của người khác trong phòng khách nhà mình.

Có người nghĩ rằng hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với vật chất. Nhưng không. Hưởng thụ cuộc sống tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn. Vật chất, tinh thần, thể xác.

Cổ điển hay hiện đại. Nắng và gió, ngày và đêm. Mặt trời, mặt trăng, cây cối, núi sông và cỏ dại. Tình bạn, tình yêu. Mọi thứ, nếu bạn có thể nhận ra. Đáng buồn là nhiều lúc, chúng ta không nhận ra chúng, mà chỉ nhìn thấy những ảo ảnh khác. Chúng ta bị ảo giác.

Chúng ta chỉ sở hữu mà cứ ngỡ mình đang được hưởng thụ. Đó là một ảo giác. Hoặc chúng ta đang trải qua điều này mà cứ tưởng rằng mình đang hưởng thụ một điều khác. Đó là một ảo giác khác. Ví như khi bạn tưởng mình đang tận hưởng một tình yêu say đắm, nhưng thật ra, chỉ là những thỏa mãn nhục dục. Không hơn.[...]

Hưởng thụ, hay chỉ trải qua? Kết quả khác nhau chính là sự mãn nguyện. Khi chỉ trải qua, chúng ta thường hay băn khoăn:

Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn đáng giá? Bữa ăn đáng t.iền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc áo đó đã là đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với những gì ta bỏ ra?

Những người thực sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện. Những người thực sự tận hưởng hạnh phúc cũng vậy, họ mãn nguyện. Niềm vui đôi khi bị thúc đẩy bởi nhu cầu phải hét toáng lên cho cả thế gian. Nhưng sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ, và hiếm khi phô trương.

Tôi nhận ra rằng để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức. Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, tr.140)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng quan niệm của tác giả trong đoạn VB trên?

A. Hưởng thụ cuộc sống có nghĩa là hưởng thụ vật chất.

B. Hưởng thụ cuộc sống là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn.

C. Hưởng thụ cuộc sống là sở hữu mọi thứ.

D. Hưởng thụ cuộc sống là thỏa mãn nhục dục trong tình yêu say đắm

(Mục đích của câu hỏi: Thu thập thông tin cốt lõi trong đoạn văn để hiểu chính xác, đầy đủ quan niệm của người viết).

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là quan niệm của tác giả?

A. Chỉ sở hữu không có nghĩa là biết hưởng thụ.

B. Mãn nguyện là thực sự tận hưởng hạnh phúc, là biết hưởng thụ.

C. Cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức để hưởng thụ thực sự.

D. Cần có nhiều t.iền mới có thể hưởng thụ thực sự.

(Mục đích của câu hỏi: Thu thập thông tin cốt lõi trong đoạn văn để hiểu chính xác, đầy đủ quan niệm của người viết).

Câu 3: Tác giả thuyết phục người đọc về quan điểm của mình chủ yếu bằng cách lập luận nào?

A. Giải thích khái niệm “hưởng thụ”

B. Phân tích các biểu hiện của “hưởng thụ”

C. Chứng minh sự “hưởng thụ thực sự” trong đời sống

D. Bác bỏ ý kiến khác về “hưởng thụ”

(Mục đích của câu hỏi: Yêu cầu HS đọc lại nhiều lần đoạn VB để nhận ra phương pháp lập luận chủ yếu của tác giả là bác bỏ: đưa ra ý kiến trái ngược để tranh luận và bày tỏ quan niệm của mình).

Câu 4: Giọng điệu tranh luận của tác giả trong đoạn VB là gì?

A. Nhẹ nhàng mang tính chất chiêm nghiệm

B. Gay gắt mang tính chất phản đối

C. Mạnh mẽ mang tính hùng biện

D. Mỉa mai mang tính phê phán

(Mục đích của câu hỏi: Yêu cầu HS đọc lại nhiều lần đoạn VB để nhận ra tác dụng các thủ pháp điệp cấu trúc câu, dùng nhiều câu hỏi tu từ, câu phủ định, câu định nghĩa,… tạo giọng tranh luận nhẹ nhàng mang tính chiêm nghiệm phù hợp với việc nêu quan niệm riêng về hưởng thụ mà không mang tính áp đặt).

Câu 5: Tác giả của đoạn VB trên có viết tiếp rằng: “Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn sẽ luôn thấy mình đã sống rất sâu.

Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…?”

Theo anh/chị, quan niệm “sống thật sâu” của người viết đoạn VB trên gần gũi nhất với quan niệm sống nào dưới đây?

A. Để làm ngọn lửa con.

Nến t.ự t.hiêu mình trong nước mắt (Nguyễn Ngọc Ký)

B. Người vá trời lấp bể

Video đang HOT

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh. (Nguyễn Sĩ Đại)

C. Sống toàn tâm toàn trí sống toàn hồn

Sống toàn thân và thức nhọn giác quan (Xuân Diệu)

D. Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu)

(Mục đích của câu hỏi: Kết nối thông tin trong VB với nhau, và trong mối liên hệ với kiến thức, kinh nghiệm đọc hiểu của bản thân.)

Câu 6: “Hưởng thụ cuộc sống tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn).

Em đồng tình hay phản đối với quan niệm “hưởng thụ cuộc sống” của Phạm Lữ Ân? Vì sao?

(Mục đích của câu hỏi: Áp dụng kiến thức đọc hiểu trong tình huống mới để bày tỏ quan niệm của mình).

Ví dụ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng.

Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.

Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng Ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dù người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy” (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

Câu 1: Viết tiếp vào dấu ba chấm, tạo thành mệnh đề đúng: Nguyễn Tuân là …

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 30 câu, lấy mệnh đề vừa hoàn thành làm câu chủ đề.

(Mục đích của câu hỏi: Vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm, tạo lập đoạn văn nghị luận hoặc thuyết minh).

Câu 2: Đoạn văn viết theo kiểu nào:

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Tổng – phân – hợp

D. Móc xích

(Mục đích của câu hỏi: Đọc khái quát, nhận biết kiểu viết đoạn)

Câu 3: Biện pháp tu từ sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn văn là gì?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. So sánh và nhân hóa

(Mục đích của câu hỏi: Đọc kĩ, nhận biết cách sử dụng từ ngữ)

Câu 4: Tác giả của câu thơ “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” trích trong đoạn văn trên là ai?

A. Đỗ Phủ

B. Nguyễn Khuyến

C. Lí Bạch

D. Thôi Hiệu

(Mục đích của câu hỏi: Nhớ lại tác giả đã học)

Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng kiểu câu chủ yếu nào?

A. Câu mở rộng thành phần

B. Câu đặc biệt

C. Câu rút gọn

D. Câu đơn

(Mục đích của câu hỏi: Đọc kĩ, nhận biết cách sử dụng cú pháp)

Câu 6: Vì sao tác giả viết “tôi nhìn sông Đà như một cố nhân” ?

A. Vì “Đối với mỗi người, sông Đà gợi một cách.”

B. Vì “Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu…”, “Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà…”

Câu 7: Cảm xúc chủ yếu của nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là gì?

A. Nhớ thương, bồi hồi, xao xuyến

B. Bâng khuâng, vui sướng, ngỡ ngàng

C. Háo hức, hân hoan, thương mến

D. Rạo rực, rộn ràng, hứng khởi

E. Viết ý kiến riêng của anh/chị:

(Mục đích của câu hỏi: Đọc kĩ, nhận biết, phát hiện nội dung từ các dấu hiệu ngôn ngữ cụ thể)

Câu 8: Viết cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên (trong khoảng 1 trang giấy).

(Mục đích của câu hỏi: Vận dụng kiến thức đọc hiểu, tạo lập đoạn văn nghị luận phân tích, lí giải, đ.ánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn văn).

Vận dụng cách hỏi của PISA là một định hướng góp phần đổi mới đề thi môn Ngữ văn nhằm đ.ánh giá thực chất NL của HS. Trong kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, cần đổi mới KTĐG năng lực đọc hiểu của HS theo hướng này để thực hiện mục tiêu mà môn học đã đề ra.

Theo GDTĐ

Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT

Kiểm tra, đ.ánh giá (KTĐG) chất lượng học tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học (DH) ở nhà trường phổ thông, giúp đ.ánh giá năng lực (NL) người học và điều chỉnh phương pháp dạy học (PPDH).

Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo "Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông", với mục đích: nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đ.ánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài viết thảo luận về vấn đề nêu trên.

Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế, cần đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn nói chung và nhất là ở cấp trung học phổ thông (THPT), bởi nó có tác động trực tiếp đến hai kì thi mang tầm quốc gia đối với học sinh (HS), gồm thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo định hướng phát triển NL người học.

Vì sao phải đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở THPT?

Hiện nay, việc KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở bậc THPT có nhiều bất cập, chưa "đo" được NL của người học và chưa góp phần điều chỉnh, đổi mới PPDH. Các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra định kì, đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH, CĐ hầu như được ra theo dạng "đề đóng", tính tích hợp (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa cao. Các câu hỏi chủ yếu đ.ánh giá HS ở hai mức nhận biết và thông hiểu. Phần lớn nội dung các đề thi kiểm tra kiến thức về văn học, về chính những văn bản (VB) đã học trong chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK).

Để làm bài, HS thường phải ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Đáp án của đề thi đưa ra hệ thống ý mà HS phải trình bày cùng với biểu điểm hết sức cụ thể, chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, nếu HS không làm đúng như đáp án sẽ không có điểm.

Có hạn chế này là do CT môn Ngữ văn hiện hành thiên về cung cấp kiến thức văn học nên hầu hết các chuẩn về kĩ năng đọc, viết đều liên quan đến văn học; các chuẩn chưa được cụ thể hóa thành những kĩ năng, thao tác cụ thể ("mức độ cần đạt" thường là "hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật", "bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại"; phần "diễn giải" thường nêu các kĩ năng đi kèm là "nhớ, đọc thuộc lòng", trong đó "nhớ" chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả.

Những yếu tố đi đằng sau các động từ này thường là những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của một VB cụ thể) nên chưa đo được năng lực của HS; các chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu là những chuẩn cần đạt với những VB cụ thể trong CT, SGK nên khó áp dụng với các VB ngoài CT...

Với đặc điểm đó, các đề thi chưa đ.ánh giá được toàn diện NL ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của HS trong làm bài. Ngoài ra, với tâm lí dạy và học khá thực dụng, hầu hết các câu hỏi trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì đều ra theo "mẫu", "dạng" của các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Tính "ổn định" trong cách ra đề và làm đáp án của hai kì thi quốc gia này có ảnh hưởng vô cùng lớn với việc KTĐG kết quả học tập và PPDH Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Trong những năm gần đây, chúng ta đang nghiên cứu và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT), trong đó có CT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL. Việt Nam cũng đã tham gia Chương trình đ.ánh giá học sinh quốc tế (PISA) và đạt được kết quả hết sức khả quan, nhất là ở lĩnh vực đọc hiểu.

Trên thực tế, NL Ngữ văn của HS phong phú hơn nhiều so với những "chuẩn" nêu ở trong CT hiện hành. Vì vậy, không cần phải đợi đến khi có CTGDPT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL ra đời mới đổi mới KTĐG chất lượng học tập Ngữ văn của HS theo hướng đ.ánh giá NL, mà ngay từ bây giờ cũng có thể đổi mới dần việc KTĐG theo hướng này để phát huy được vai trò của KTĐG trong quá trình DH.

Những năng lực nào của HS cần KTĐG trong môn Ngữ văn ở THPT?

Ở nhà trường phổ thông, mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở HS năng lực chung - NL giao tiếp (kiến thức tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và NL chuyên biệt - NL văn học (gồm tiếp nhận/cảm thụ văn học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông không đặt ra mục tiêu hình thành và bồi dưỡng NL sáng tác văn học cho HS).

Nói gọn hơn, môn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận VB (gồm kĩ năng nghe và đọc) và NL tạo lập VB (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm "văn bản" được mở rộng, bao gồm cả VB văn học và VB thông tin.

Để đ.ánh giá được các NL Ngữ văn của HS, cần có những bộ công cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc KTĐG thường xuyên và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia.

Đề xuất cách thức KTĐG năng lực Ngữ văn của HS ở THPT hiện nay

KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS: Hiện nay, việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS cấp THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do CT, SGK và GV chưa coi trọng kĩ năng này. Trên thực tế, nghe và nói là những kĩ năng mà HS phải sử dụng nhiều, nếu không được rèn luyện, năng lực giao tiếp của HS sẽ bị hạn chế.

Việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS nên được tiến hành thường xuyên trên lớp, qua những hình thức như kiểm tra miệng, phát vấn, trao đổi - thảo luận nhóm... để giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp và đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp trực tiếp.

KTĐG kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ/tiếp nhận văn học của HS:

Trong nhà trường phổ thông, kĩ năng "đọc" (chủ yếu là "đọc hiểu") và NL cảm thụ văn học rất được coi trọng. Phần lớn bài học trong CT và SGK là bài học về VB văn học. Tuy nhiên, càng lên khối lớp cao hơn, nhất là ở các khối lớp của cấp THPT, việc đọc hiểu và cảm thụ lại càng bất cập.

Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng GV "đọc hộ", "hiểu hộ", "cảm thụ hộ" HS diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ DH văn học, HS thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của GV hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá VB.

Hơn nữa, VB được đọc hiểu chủ yếu là VB văn học, có rất ít VB thông tin được đưa vào CT, SGK. Việc KTĐG năng lực đọc của HS hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu HS nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của VB đã học).

Hình thức này chưa đ.ánh giá được NL đọc hiểu của người học. Vì vậy, cần đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu của HS bằng việc đưa ra những VB mới (bao gồm cả VB văn học và VB thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với VB đã học), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ VB mới này.

Các câu hỏi KTĐG kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ nên được thiết kế theo cách làm của PISA, bao gồm: câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn; câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài; câu hỏi đóng yêu cầu trả lời dựa trên những trả lời có sẵn; câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; câu hỏi có - không, đúng -sai phức hợp.

KTĐG kĩ năng đọc của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

KTĐG kĩ năng viết của HS:

Ở cấp THPT, kĩ năng viết của HS đã phát triển ở mức độ cao. Về mặt lí thuyết, HS ở cấp học này có thể tạo lập được VB theo những phương thức khác nhau, đặc biệt là có thể viết được bài văn nghị luận nêu được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về các vấn đề của đời sống hoặc văn học một cách sâu sắc, có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, do cách ra đề và đáp án "đóng", cùng với việc coi trọng kiến thức văn học, nên các đề kiểm tra viết hiện nay chưa tạo điều kiện cho HS phát biểu những suy nghĩ riêng, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mình.

Cần đổi mới cách thức KTĐG kĩ năng viết của HS bằng cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn). Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lôgic trong quá trình đi đến câu trả lời.

Trong quá trình làm bài, HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,...) để giải quyết vấn đề mà đề bài nêu ra.

Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà HS có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó; đồng thời, nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài của HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định; khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.

Cũng như KTĐG kĩ năng đọc, KTĐG kĩ năng viết của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm 2014

Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đ.ánh giá NL Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:

Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của HS (theo hình thức của PISA); Phần 2 (5 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của HS (theo hướng mở, tích hợp).

Cụ thể là:

Phần 1 (5 điểm). Có 2 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Đưa ra một số VB ngắn (gồm cả VB hoàn chỉnh và đoạn văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài CT SGK (như sách báo, internet...); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học...; thuộc hai dạng: VB văn học và VB thông tin; được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà HS THPT đã học, tập trung vào các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính.

Các VB phù hợp với trình độ nhận thức của HS; khuyến khích các văn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh...).

Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên). Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu HS tìm kiếm thông tin từ VB; tích hợp và suy luận thông tin đã đọc; phản ánh và đ.ánh giá, tìm hiểu VB và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc các loại VB khác nhau.

Phương án 2: Đưa ra một VB văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là VB hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong CT, SGK nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các VB đã học. Xây dựng bộ câu hỏi như cách 1.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc VB văn học - loại VB mà HS được học nhiều nhất trong CT, SGK hiện nay.

Cả hai phương án này đều có thể sử dụng để ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phần 2 (5 điểm). Có 3 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Phương án này phù hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể HS sau khi tốt nghiệp không thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến văn học.

Phương án 2: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Câu này dự kiến được nhiều HS không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em. HS lựa chọn câu này vẫn được đ.ánh giá NL văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về VB văn học.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp trong môn hoặc liên môn nhằm kiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đề của HS.

Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến VB văn học đã học hoặc đọc thêm trong CT, SGK nhưng không yêu cầu HS ghi nhớ máy móc.

Về sau, sẽ đưa vào đề thi VB văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loại với các VB đã học trong CT, SGK. Câu này khuyến khích những HS thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em.

Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án 3: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.

Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2.

Phương án này dùng cho kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ có các ngành xã hội.

Ví dụ: Đề thi tốt nghiệp THPT (thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I - Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Mẹ và quả

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi t.uổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)

Đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 2

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

Câu 4: Nghĩa của "trông" ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?

Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.

Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?

Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn -Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi? Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơ này.

Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?

Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là: A. Phụ chú. B. Khởi ngữ. C. Tình thái. D. Gọi đáp.

Câu 11: Chữ "hái" trong dòng thơ Bảy mươi t.uổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?

Câu 12: Chữ "mỏi" trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì?

Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác dụng của những biện pháp đó là gì?

Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.

Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?

Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm ấy.

Câu 18: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?

- Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 t.uổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội xét xử về tội g.iết n.gười. Nạn nhân là mẹ của bị cáo. (Theo http://vnexpress.net ngày 26/3/2014)

- Cụ Nguyễn Văn Quý (84 t.uổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 t.uổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ. (Theo http://vietnamnet.vn ngày 27/12/2013)

- Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77 t.uổi ra đường trong đêm sương lạnh. (Theo http://ngoisao.net ngày 23/2/2013)

Phần II - Viết (5 điểm):

HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:

Câu 1: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hàng năm đều dành rất nhiều t.iền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất nước. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan này có thể gửi thông điệp về những cảnh đẹp, và hy vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó. Giả sử bạn được thuê bởi một cơ quan quản lí du lịch, hãy viết một bài văn, trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó.

Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

Trên đây là một s.ố đ.ề xuất ban đầu về đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT. Với ví dụ về đề thi tốt nghiệp THPT (có tham khảo cách làm của PISA và đề thi tốt nghiệp của bang California - Hoa Kỳ), bài viết muốn mở ra một hướng mới trong việc KTĐG năng lực Ngữ văn của người học, góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT trong thời gian tới.

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chấn động: Babymonster mang đồ của local brand Việt vào MV mới toanh

Nhạc quốc tế

13:52:13 04/07/2024
Nhóm nhạc Babymonster đã lăng xê trang phục từ thương hiệu nội địa Việt - LSeoul trong MV mới ra mắt Forever khiến người hâm mộ thời trang Việt không khỏi tự hào.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

Tin nổi bật

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

(S)TRONG Trọng Hiếu tung MV trở lại sau màn xuất hiện bùng nổ tại "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai"

Nhạc việt

13:37:53 04/07/2024
MV RISE UP UNDERDOG được (S)TRONG Trọng Hiếu phát hành song song với thời điểm tham gia chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai .

Đừng chủ quan khi hay bị đau nửa đầu

Sức khỏe

13:30:46 04/07/2024
Vì chứng đau nửa đầu có thể gây đau ở má hoặc vùng gần xoang nên chúng thường bị nhầm lẫn với đau đầu do xoang. Đau đầu xoang không phải là chẩn đoán chính thức mà là triệu chứng của n.hiễm t.rùng xoang cấp tính.

'Ông hoàng của những cú twist' M.Night Shyamalan trở lại với phim kinh dị tâm lý mới 'Trap - Bẫy'

Phim âu mỹ

13:14:07 04/07/2024
Vừa qua, hãng phim Warner Bros. đã chào đón sự trở lại của ông hoàng của những cú twist M.Night Shyamalan với tác phẩm mới mang tên Trap (tựa Việt: Bẫy).

Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp

Tv show

13:09:18 04/07/2024
Trong chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội, câu chuyện tình yêu và hôn nhân của phi công Trịnh Xuân Tình và cô vợ xinh đẹp thu hút sự quan tâm của khán giả.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Lâm nhận lời sửa hình xăm sai chính tả cho học trò

Phim việt

12:59:31 04/07/2024
Lâm mặc dù rất bực vì Long học hành chưa đến nơi đến chốn mà đã dám tự ý đi hành nghề k.iếm t.iền nhưng anh vẫn quyết định thay học trò sửa sai.

Khoảnh khắc 8 cầu thủ động viên khi Ronaldo khóc, Bồ Đào Nha chưa bao giờ đoàn kết như thế

Sao thể thao

12:47:44 04/07/2024
Ronaldo đã khóc, đó là giọt nước mắt khi anh bỏ lỡ cơ hội mười mươi trên chấm penalty. Khoảnh khắc thủ môn Jan Oblak của Slovenia cản phá penalty thành công cũng là giọt nước tràn ly .

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.