Vận động cán bộ nhà giáo tham gia tổ chức công đoàn
Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức công đoàn giáo dục. Nhiệm vụ này bên cạnh kết quả đạt được cũng còn thách thức.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Tết Sum vầy cho giáo viên vùng khó khăn
5 năm phát triển mới 5.291 đoàn viên
Theo báo cáo quả thực hiện Chương trình 5 về “Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn giáo dục các cấp” của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam, Ban chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) của CĐGD Việt Nam đã xây dựng, triển khai kế hoạch gửi đến các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia tổ chức Công đoàn và với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút nhiều CBNGNLĐ tham gia.
Số đoàn viên cuối nhiệm kỳ so với đầu nhiệm kỳ (12/2012- 12/2017) tăng 1.312 người. Số đoàn viên phát triển mới trong 5 năm là 5.291 đoàn viên, đạt 105,91% chỉ tiêu. Đồng thời, tăng thêm 3 CĐCS so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh hàng năm trung bình đạt trên 87%. Về tham gia xây dựng tổ chức Đảng, trong 5 năm qua, toàn ngành đã giới thiệu trên 40 ngàn đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, kết nạp được trên 15 ngàn đảng viên.
Tuy nhiên, theo báo cáo của CĐGD Việt Nam, công tác khảo sát, dự báo tình hình phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS ở một số đơn vị còn hạn chế, dẫn đến khó hoàn thành một số chỉ tiêu.
Chất lượng hoạt động ở một số CĐCS còn hạn chế, mang tính hình thức, chưa tổ chức được những hoạt động thiết thực đối với đoàn viên và người lao động, chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh; đánh giá, phân loại CĐCS đôi khi còn mang tính hình thức.
Video đang HOT
Công tác thông tin, báo cáo ở một số đơn vị còn chậm, số liệu không đầy đủ; việc triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý đoàn viên trực tuyến của CĐGD Việt Nam ở một số đơn vị còn chậm, có đơn vị chưa triển khai… ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, theo dõi và chỉ đạo của Công đoàn ngành.
Thực tế, cán bộ CĐCS hầu hết là kiêm nhiệm, ít có thời gian dành cho công tác công đoàn; cán bộ công đoàn cơ sở làm việc theo nhiệm kỳ, thay đổi nhiều, số cán bộ mới ít kinh nghiệm trong công tác phát triển đoàn viên. Bên cạnh đó một số cán bộ CĐCS chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh.
Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng
Dự báo trong nhiệm kỳ tới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình kinh tế – xã hội sẽ gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. Cùng với ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) sớm được thông qua, quan hệ lao động có xu hướng diễn biến phức tạp.
Đẩy mạnh đổi mới GD&ĐT đang tạo cơ hội cho phụ huynh và học sinh nhiều lựa chọn, do vậy những cơ sở giáo dục chất lượng kém sẽ không đủ năng lực cạnh tranh, dẫn đến phải thu hẹp, sáp nhập, giải thể; tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị…. đang là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
Để tiếp tục thực hiện công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoànvững mạnh trong thời gian tới, Công đoàn Giáo dục các cấp cần xác định phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do vậy các cấp công đoàn cần nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp;
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, tuyên truyền để cán bộ công đoàn và CBNGNLĐ trong ngành nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên và xây dựng công đoàn vững mạnh; đa dạng hóa phương thức và tích cực vận động CBNGNLĐ tham gia tổ chức công đoàn và các hoạt động do công đoàn các cấp tổ chức.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động: Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị CBCCVC, Hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; lắng nghe và tập hợp nguyện vọng, ý kiến của NGNLĐ, kịp thời phản ánh với công đoàn cấp trên trực tiếp, gắn việc phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh với nâng cao chất lượng thương lượng tập thể và xây dựng thỏa ước lao động tập thể.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về việc làm, tiền lương, định mức lao động, đóng BHXH, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động… tạo niềm tin và động lực để người lao động tự nguyện tham gia vào tổ chức công đoàn
CĐGD các cấp cũng cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân xếp loại đoàn viên, công đoàn các cấp; biểu dương khen thưởng kịp thời. Đồng thời, tiếp tục có ý kiến với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc thực hiện phân cấp quản lý CĐCS theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
Tôn vinh nhà giáo tâm huyết với nghề
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ nhà giáo không ngừng nỗ lực để đáp ứng yêu cầu trong dạy và học. Có thầy giáo, cô giáo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đem cái chữ đến cho học trò. Để động viên, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu của ngành, tổ chức công đoàn đã triển khai nhiều chương trình hành động ý nghĩa, thiết thực hướng về đoàn viên.
Gương sáng trong ngành
Với mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" lần đầu tiên ngành GD-ĐT Hà Nội triển khai giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo".
Giải thưởng trên là cơ hội để các trường lựa chọn các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, điển hình tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng. Hàng trăm cá nhân điển hình được giới thiệu, Ban tổ chức đã lựa chọn 50 nhà giáo tiêu biểu trao thưởng mỗi nhà giáo 10 triệu đồng và 50 nhà giáo được trao giải thưởng 2 triệu đồng. Để ghi nhận sự sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ nhà giáo, nhiều đơn vị, nhiều quận, huyện cũng tổ chức giải thưởng cấp trường, cấp quận, huyện.
Lần đầu tiên có giải thưởng dành riêng cho đội ngũ nhà giáo Thủ đô đã đã tạo không khí thi đua phấn khởi, sôi nổi trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo trong ngành, trong mỗi nhà trường, từng tổ chuyên môn. Chia sẻ tại lễ trao giải, TS Võ Thế Quân cho biết: Giải thưởng là sự tôn vinh, ghi nhận sự nỗ lực, sáng tạo của nhà giáo. Giải thưởng cũng là động lực để đội ngũ nhà giáo vững vàng vượt qua thử thách, xứng đáng với sứ mệnh được giao phó.
Không chỉ tôn vinh gương sáng trong dạy và học, Công đoàn ngành GD- ĐT Hà Nội còn tổ chức nhiều sân chơi cho cán bộ, nhà giáo và người lao động. Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, triển khai tại cấp trường, cấp cụm trường và cấp quận, huyện, thị xã trở thành ngày hội với các nữ giáo viên.
Thay lời tri ân
Ghi nhận và tri ân sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, Công đoàn GD Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình tôn vinh đoàn viên thông qua giới thiệu gương điển hình nhận giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, tuyên dương nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc.
Với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Đó là các chương trình khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho giáo viên, tặng quà cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2018, để đồng hành, tạo không khí ấm cúng cùng giáo viên, Công đoàn GD Việt Nam tổ chức lễ đón Tết sớm cho giáo viên cắm bản vùng cao huyện Đà Bắc (Hòa Bình) và Hòn Đất (Kiên Giang)...
Những hoạt động tuy bé nhỏ, những hỗ trợ về vật chất chưa nhiều nhưng cũng đủ để làm ấm lòng nhà giáo. Đây cũng như lời tri ân của những người làm công tác công đoàn dành cho các thầy, các cô đã vượt qua trở ngại để đồng hành cùng ngành GD-ĐT, để đem cái chữ đến cho học sinh vùng khó khăn.
Năm 2017 ghi nhận nhiều dấu ấn của đội ngũ nhà giáo trong cả nước. Đó là những thầy, cô giáo vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bám trường, bám bản. Đó là hình ảnh người thầy, người cô tại trường dân tộc bán trú gánh hai trọng trách trên vai. Họ vừa là người truyền tri thức cho các em nhưng cũng là người chăm sóc các em hàng ngày. Trong những tấm gương sáng ấy, có nhiều thầy cô đời sống tuy còn khó khăn nhưng sẵn sàng chia sẻ đồng lương của mình để động viên các em tới lớp.
Theo giaoducthoidai.vn
Gian nan vận động học sinh trở lại lớp Năm nào cũng vậy, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lại xảy ra tình trạng học sinh các huyện vùng cao Quảng Ngãi nghỉ học. Để đưa học sinh trở lại trường, những ngày qua, các thầy cô giáo vùng cao cùng CAH đến từng khu dân cư vận động người có uy tín, phụ huynh đưa học sinh đến trường. Đoàn viên,...