Vấn đề “nghiện” smartphone, game và mạng xã hội: Góc nhìn từ người trong cuộc
Hình ảnh nhiều người cúi gằm mặt nhìn chăm chú vào chiếc điện thoại trên tay có lẽ đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay.
Từ trong nhà…
Mình vẫn thường hay nói đùa với mẹ: “Các chủ shop quần áo, phụ kiện thời trang phải cám ơn anh Mark Zuckerberg”. Vì Mark là người sáng lập Facebook, mà mẹ mình thì lướt Facebook rất nhiều, nhất là khi bây giờ mẹ đã về hưu, ở nhà cả ngày.
Cứ được ít bữa, mình lại thấy có người đến giao hàng (đôi khi mình được mẹ dặn nhận hàng giùm những lúc mẹ ra ngoài), hỏi ra thì mẹ bảo “mua online”. Mẹ cứ vuốt xuống liên tục trên News Feed, thấy món nào được mắt là lại đặt hàng. Cộng với khả năng nhắm đối tượng mục tiêu để quảng cáo tài tình của đội ngũ Facebook thì các shop đã “móc” được không ít tiền từ mẹ mình.
Anh trai mình cũng không khác mấy, thậm chí còn có phần “nghiện” nhiều hơn. Là người thường chơi game (FIFA Online, Liên Minh Huyền Thoại và nhiều trò khác), khi anh ấy về nhà sau giờ làm thì một là ngủ, hai là chơi game trên máy tính và cuối cùng là xem stream game/lướt facebook trên smartphone, kể cả khi đang ăn cơm cùng mọi người.
Bạn biết không, anh ấy xài Galaxy Note 8 – một thiết bị có thời lượng pin cũng “không đến nỗi nào” nhưng vài tuần trước ảnh có hỏi mình (không biết đùa hay thật) rằng nên mua điện thoại nào nhỏ gọn mà pin tốt, dù chỉ dùng máy vào buổi tối (từ sáng đến chiều thì đi làm rồi về nghỉ ngơi, tắm rửa, ăn cơm), chứng tỏ cả buổi tối ảnh dùng điện thoại không hề ít.
… đến ra ngõ
Ra khỏi nhà, mình bắt gặp nhữnh cảnh tượng tương tự trong khu phố với “nhân vật chính” là những anh, bạn hàng xóm. Đến chiều tối, 2 – 3 anh bắc ghế nhựa, mua vài chai nước ngọt (lâu lâu thêm bịch snack), mỗi anh 1 điện thoại cùng nhau đánh Liên Quân, hoặc 1 người chơi Liên Quân 1 người chơi Kiếm Thế.
Ừ thì nếu chỉ là anh em trong xóm ngồi chơi cùng nhau cho vui cũng chẳng sao, nhưng vấn đề là có những lúc mọi người tụ họp, làm vài chai bia (dịp lễ, tết, hoặc đơn giản là hứng lên thì bày tiệc), vẫn có anh tay vừa cầm ly bia lên thì mắt cũng nhìn vào màn hình, nơi đang diễn ra những trận chiến căng thẳng trong game.
Video đang HOT
Có anh đang ngồi thì con trai chạy ra nhờ bố mở khóa điện thoại, sau đó ảnh kể có lần quên chưa đăng ký 3G bị cu cậu vô tư dùng smartphone hết hai trăm mấy nghìn tiền internet. Sẽ không tốt một chút nào nếu trẻ em “nghiện” smartphone ngay từ bé.
… và ra cả ngoài đường
Một lần nọ, đội bóng đá mình đang chơi vừa chiến thắng một trận rất quan trọng tại một giải đấu lớn sau khi trải qua rất nhiều khó khăn (tụi mình chỉ có thể vượt qua đối thủ trên chấm phạt đền).
Ấy vậy mà, khi ra ngoài sân uống nước, việc chia sẻ niềm vui và hồi tưởng lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong trận đấu diễn ra chưa được bao lâu thì ai nấy lại quay về với chiếc điện thoại, người lướt Facebook, người chơi game, lâu lâu nói ra điều gì đó mà họ thấy “hay ho” trên màn hình.
Một lần khác, anh trong đội rủ mình ra uống cafe cuối tuần, nói là có một bạn trong đội đi nữa. Khi mình ra đến nơi thì thấy cậu này đang dán mắt vào màn hình để chơi Liên Quân và không ngừng trò chuyện với đồng đội trong team đấu, thay vì với mình và anh bạn kia.
Thậm chí, cậu ấy còn bảo “thời buổi bây giờ là không dùng Wi-Fi quán cafe, dùng 4G chơi game mới đã”. Đến khi mình về trước vì có việc, cậu ấy vẫn còn chơi.
Anh bạn mình nói ở trên có một cô em vợ, là con gái, nhưng cũng rất mê chơi game. Giống hệt như cậu bạn mình vừa kể, em ấy chơi game suốt từ đầu đến cuối buổi cafe cùng mọi người (tổng cộng 8 thành viên), dù có lúc mình đã nói đùa “con gái đi uống cafe mà chơi game suốt vậy ai mà thèm để ý”.
Và dĩ nhiên rồi, như mọi người, mình cũng từng nhìn thấy rất nhiều nhóm bạn bè ngồi trong quán cafe mà mỗi người cầm một điện thoại ngồi bấm, chẳng ai nói với ai câu nào. Có lần mình còn thấy một bạn gái hét khá lớn lên giữa quán như vừa đạt được một thành tựu nào đó trong game.
Vậy còn bản thân mình?
Có lẽ, mình cũng phần nào “nghiện” smartphone, nhưng ở góc độ nhẹ hơn và đang cố gắng từng ngày để hạ bớt mức độ. Mình cũng từng trải qua những khoảnh khắc lướt ngón tay điên cuồng trên bảng tin hay mở liên tục các trang web, nhưng ít nhất, mình vẫn ý thức được rằng mình chỉ có thể làm điều đó khi ở 1 mình.
Còn khi ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, mình vẫn bỏ điện thoại xuống, trò chuyện cùng 2 người về công việc của mình, của bố mẹ và những gì xảy ra trong cuộc sống. Mình thoát Facebook mỗi lần dùng xong để khi thấy đăng nhập lại cần gõ mật khẩu (mà mật khẩu mình đặt khá dài, bao gồm cả số lẫn ký tự), mình sẽ lười mà bỏ điện thoại xuống.
Viết đến những dòng này, mình chợt nhớ lại một bạn gái học chung cấp 2 mình vừa gặp lại ở buổi họp lớp sau 15 năm cách đây vài tuần. Bạn ấy nói rằng bạn không dùng Facebook, chỉ dùng Messenger để nhận tin nhắn từ mọi người.
Mình chợt nghĩ, “giá mà mình cũng làm được như vậy”. Do yêu cầu công việc, mình vẫn phải dùng Facebook, nhưng mình đang cố gắng hạn chế từng ngày việc truy cập Facebook nói riêng và dùng smartphone nói chung.
Vì thời gian của chúng ta là hữu hạn. Smartphone, Facebook, mạng xã hội và game đều mang đến cho chúng ta những giá trị nhất định. Nhưng nếu dùng quá nhiều thời gian cho chúng, bạn sẽ bớt đi thời gian làm nhiều việc có ích khác cũng như xây dựng và vun đắp những mối quan hệ có ý nghĩa cho riêng mình.
Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn
Huawei bị tố 'gây khó' cho người dùng Việt Nam
Một số người dùng smartphone của Huawei vừa chia sẻ họ không thể đăng ký xác thực tài khoản trên máy, bằng chính số điện thoại di động tại Việt Nam.
Theo anh Quang Khải (TP.HCM), chủ sở hữu một chiếc smartphone mới ra mắt của Huawei, khi đăng ký tài khoản Huawei ID của hãng này để quản lý trên thiết bị (tương tự Apple ID hay Samsung Account) tới bước dùng số điện thoại để xác thực thì không có lựa chọn quốc gia Việt Nam.
Cụ thể, anh cho biết đã ngồi kiểm tra rất kỹ và thấy có 124 quốc gia, vùng lãnh thổ trong danh sách được Huawei cung cấp để đăng ký số điện thoại (có kèm mã vùng quốc gia). Tuy nhiên, chiếc máy anh mua là hàng phân phối chính hãng Việt Nam nhưng lại thiếu lựa chọn "Việt Nam 84" trong danh sách này ( 84 là mã vùng điện thoại của Việt Nam theo quy ước quốc tế).
Huawei cho biết lựa chọn "Việt Nam 84" sẽ xuất hiện trở lại trên hệ thống từ ngày 15.11
"Có rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận, trong khu vực Đông Nam Á nhưng tôi không tìm thấy Việt Nam", anh cho biết. Vì sự bất tiện này mà tài khoản Huawei ID của anh không thể được xác thực bằng số điện thoại mà buộc phải sử dụng email - lựa chọn còn lại được hãng cung cấp.
Thực tế, danh sách vẫn thiếu 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được công nhận trên thế giới, nhưng việc chiếc điện thoại bán chính hãng trong nước mà không có lựa chọn Việt Nam khiến khách hàng này không hài lòng.
Ở phiên bản giao diện web, phần đăng ký Huawei ID cũng không có lựa chọn "Việt Nam 84", cho thấy đây là trục trặc từ phía hệ thống, không phải lỗi chỉ xuất hiện trên điện thoại di động do hãng sản xuất Trung Quốc này phân phối.
Tính năng xác minh qua số điện thoại không có lựa chọn Việt Nam trên máy của Huawei
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện truyền thông Huawei xác nhận sự thiếu hụt Việt Nam trong danh mục nêu trên khi đăng ký tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải lỗi hay có sự chủ ý không rõ ràng nào. Theo vị này, thời gian qua Việt Nam tiến hành chuyển đổi thuê bao di động từ 11 số về 10 số, do vậy hệ thống của Huawei tạm đóng tại thị trường Việt Nam để cập nhật.
"Dự kiến ngày 15.11.2018 hệ thống sẽ hoạt động bình thường trở lại. Trước thời điểm đó, người dùng có thể chọn cách thức đăng nhập khác mà không cần sử dụng số điện thoại", đại diện hãng chia sẻ thêm.
Trước đó, nhiều người dùng Việt Nam từng tỏ ra bất bình khi trên mạng internet xuất hiện hình ảnh chiếc điện thoại Huawei hiển thị lựa chọn Ngôn ngữ (Vùng) là Việt Nam (Trung Quốc).
Đáp lại thông tin này, Huawei giải thích việc hiển thị Ngôn ngữ (Vùng) là một tính năng mới chỉ có trên các smartphone của hãng. Trong đó, phần đứng trước "Ngôn ngữ" thể hiện ngôn ngữ được sử dụng trên điện thoại, phần "(Vùng)" để biểu đạt khu vực địa lý mà thiết bị được sử dụng. Như vậy, "Việt Nam (Trung Quốc)" trên máy Huawei có nghĩa thiết bị sử dụng tại Trung Quốc nhưng cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt.
Lựa chọn này có thể thay đổi tùy hoàn cảnh và ý thích của người dùng, nhằm tận dung tối ưu những ưu đãi mà hãng dành cho từng khu vực địa lý riêng biệt.
Theo Báo Mới
Khi nào smartphone Trung Quốc thôi sao chép iPhone? Gần đây, smartphone Trung Quốc nổi lên nhờ được trang bị nhiều công nghệ mới nhưng vẫn có mức giá phải chăng. Tuy nhiên, phần mềm lại là yếu tố kìm hãm sự phát triển của chúng. 2018 là một năm đáng chú ý với những hãng điện thoại đến từ Trung Quốc khi các sản phẩm của họ liên tục được trang...