Vấn đề giữa VDC và Viettel đã được giải quyết xong?
“Vấn đề giữa VDC và Viettel đã được giải quyết nội bộ với nhau”, chị này cho biết. VDC cũng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận giữa hai công ty.
Trước đó, tại buổi làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chiều ngày 4/4, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đã “tố” việc Viettel đã cạnh tranh không lành mạnh.
Sự việc diễn ra trong 2 tuần đầu tháng 3/2013, khi Viettel chặn truy nhập từ 3G tới các website đang hosting tại VDC làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tại hội nghị, VDC cũng đề nghị Bộ TT&TT có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tránh tình trạng này lại tái diễn.
Trả lời kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết Cục Viễn thông xem xét và có công văn nhắc nhở, cảnh báo sự vi phạm cạnh tranh của Viettel.
Theo GenK
Muốn dùng 4G, đợi đến năm 2015
Trên thế giới, công nghệ viễn thông di động thế hệ bốn (4G) đã được sử dụng tại một số nước, song tại Việt Nam, phải đến năm 2015 hoặc sau thời điểm này thì các giấy phép sử dụng công nghệ này mới được cấp cho các doanh nghiệp.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, phải đến năm 2015 các giấy phép triển khai 4G mới được bộ này cấp cho các doanh nghiệp thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng giấy phép như các nước đang áp dụng, chứ không cấp phép miễn phí cho doanh nghiệp như với giấy phép 3G đã được cấp trước đây.
Còn trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây tại Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Mai Liêm Trực băn khoăn về việc tại sao chưa cấp phép 4G mà phải đợi đến năm 2015, bởi công nghệ 4G cho phép giá cước rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn.
Theo liên minh viễn thông quốc tế ITU, công nghệ 4G về lý thuyết có khả năng cung cấp kết nối có tốc độ lên tới 100 Mb/s, nhanh hơn hàng chục lần so với tốc độ của mạng 3G hiện nay. "Tuy nhiên Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cấp phép sớm cho 4G để đảm bảo hiệu quả đầu tư của các mạng di động bởi hạ tầng mạng di động 3G mới được các doanh nghiệp đầu tư hàng ngàn tỉ đồng từ hơn ba năm nay và mới sử dụng hết khoảng 10% lưu lượng", ông Thắng nói.
Một lý do khác nữa được Bộ Thông tin Truyền thông đưa ra giải thích cho việc chưa cấp phép 4G còn do hiện đây là công nghệ mới nên còn chưa phổ cập trên thế giới. Và hiện các thiết bị có thể sử dụng công nghệ 4G còn chưa nhiều do đó giá còn cao. Bộ này muốn chờ đến thời điểm 2015 hoặc sau đó để khi thiết bị 4G có nhiều hơn và giá rẻ đi mới cấp phép để công nghệ dễ đi vào cuộc sống.
Cách nay gần hai năm, Bộ Thông tin Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm công nghệ 4G cho các doanh nghiệp là: VDC, FPT Telecom, Viettel và VTC. Các doanh nghiệp này đã tiến hành thử nghiệm 4G tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hải Phòng...
Ông Thắng cho biết, chính các doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm công nghệ 4G đề nghị bộ chưa tiến hành đấu giá quyền sử dụng giấy phép công nghệ này mà chờ đến năm 2015 để cho công nghệ này chín muồi trên thế giới mới cấp phép để đảm bảo khai thác hiệu quả.
Trả lời về thông tin trên, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Công ty FPT Telecom cho biết, công ty này cũng đề nghị bộ chưa cấp phép sử dụng 4G vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên ông cho biết FPT sớm xin thử nghiệm 4G để hiểu và tính về khả năng thương mại hóa của công nghệ này.
Theo Genk
2015 mới được chuyển mạng giữ nguyên số? Cho dù cơ quan quản lý đang rất nỗ lực để xây dựng chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng việc cho phép các thuê bao di động được chuyển sang mạng khác mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình, nhưng nhanh nhất cũng phải đến năm 2015 mới có thể thực hiện được. Nhanh nhất đến năm 2015 mới triển...