Vấn đề ‘đau đầu’ tiếp theo của ngành công nghiệp chip toàn cầu: Hàng giả
Các chuyên gia trong ngành cho biết chỉ còn là câu hỏi thời gian trước khi thị trường tràn ngập linh kiện bán dẫn giả.
Bắt đầu từ khi bùng phát lần đầu tiên vào tháng 1/2020, đại dịch COVID-19 đã tấn công thế giới từ cả hai phía của quy luật cung và cầu. Và người sáng lập Steve Calabria của Hiệp hội các nhà phân phối điện tử độc lập (Independent Distributors of Electronics Association – IDEA), tin rằng sự siết chặt ở cả hai gọng kìm này sẽ tạo ra một làn sóng gia tăng về hàng điện tử giả, dẫn đến hậu quả là sự sụt giảm về tuổi thọ và độ tin cậy của thiết bị được chế tạo bằng các linh kiện kém chất lượng.
Cung, cầu và hàng giả
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều thành phố công nghiệp trên thế giới phải đóng cửa tạm thời hoặc gián đoạn, làm cho nguồn cung của cả thành phẩm và nguyên liệu thô bị hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử tăng vọt do việc chuyển hướng làm việc, học tập và giải trí từ xa.
Tác động ngay lập tức của sự thiếu hụt này là việc rất khó để mua một chiếc card đồ họa ngay bây giờ. Ảnh hưởng của nó sâu rộng tới mức nhà sản xuất MSI đang mang model GeForce GT 730 từ năm 2014 trở lại. Thành thật mà nói, card đồ họa GT 730 chỉ cung cấp hơn một nửa hiệu suất so với card đồ họa tích hợp UHD của Intel, và chưa bằng 1/5 hiệu suất của GTX 950 ra mắt chỉ một năm sau đó, 2015. Nhưng vấn đề là nó có thể sản xuất và tung ra thị trường, điều mà ở hiện tại là điều quan trọng nhất.
MSI hồi sinh card đồ họa từ năm 2014 để tạm giải cơn khát của thị trường.
Tất nhiên, phục hồi một dòng sản phẩm cũ và dán nhãn chính xác cho dòng sản phẩm đó là tốt. Nhưng đó là một tùy chọn chỉ dành cho các nhà sản xuất lớn và lâu đời như MSI, một công ty có hệ thống cung cấp và cả giấy phép sản xuất cũ nhưng hợp lệ. Và trong một số trường hợp, khi các bộ phận linh kiện của nó dù được lưu kho lâu vẫn có thể nhặt nhạnh và đưa trở lại sử dụng. Trong khi đó, các công ty nhỏ hơn khó có thể làm được điều này. Và trong việc hy vọng kiếm được tiền từ tình hình hiện tại một cách nhanh hơn, họ sẽ dễ sa vào cạm bẫy của những món hàng linh kiện như chip giả.
Những điều sắp xảy ra
Video đang HOT
“Tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới đã mở ra cánh cửa cho bọn tội phạm khai thác thị trường linh kiện điện tử”, Calabria chia sẻ. Và anh nói thêm rằng bản thân đã thấy những dấu hiệu ban đầu của rắc rối. “Các công ty chưa từng được đánh giá bởi bất kỳ công ty nào khác trong ngành đang cho thấy số lượng bộ phận bị thiếu hụt đáng kể.”
Tất nhiên, đồ điện tử giả không phải là một vấn đề mới. iPhones giả, máy Kindle giả và nhiều thứ khác vẫn đang tồn tại đầy rẫy trên các trang web thương mại điện tử như Alibaba hay thậm chí cả eBay, Amazon… trong một thời gian dài. Tuy nhiên, những con chip giả nhắm mục tiêu vào một thị trường hơi khác một chút. Thay vì theo đuổi người tiêu dùng phổ thông, chip giả nhắm mục tiêu vào các dây chuyền sản xuất đang có nguy cơ đóng cửa hoàn toàn.
Một con chip FTDI giả (phải) bên cạnh con chip thật (trái)
Và rõ ràng, có thể dễ dàng sản xuất một con chip giả hơn là toàn bộ thiết bị giả. Một thiết bị tiêu dùng cần có hệ điều hành, tích hợp phần cứng và nhiều yếu tố hơn thế nữa. Nó làm cho hầu hết các hàng giả dễ bị phát hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt đối với người mua có kiến thức tốt. Nhưng việc làm giả những con chip, thứ được sử dụng để tạo ra các thiết bị thường đơn giản hơn nhiều, và đặc biệt là có rất ít dấu hiệu để người mua nhận ra có điều gì đó không ổn.
Một con chip giả có thể là hàng nhái được thiết kế với chi phí rẻ ngay từ đầu như một linh kiện thay thế, hoặc nó có thể là một bộ phận chính hãng nhưng đã được nhặt từ thiết bị cũ, được tháo ra khỏi bo mạch nơi nó từng làm việc, sau đó làm sạch và ép trở lại hoạt động như một sản phẩm mới. Dù bằng cách nào, những con chip như vậy có thể hoạt động đủ tốt để vượt qua các bài kiểm tra ban đầu, nhưng sẽ hỏng sớm hơn các bộ phận chính hãng hoặc dưới một mức chịu tải cụ thể nào đó, hoặc trong một môi trường mà chỉ phiên bản hàng thật mới đủ sức vượt qua.
Bối cảnh tuyệt vọng dẫn đến các biện pháp tuyệt vọng
Các công ty sản xuất biết rõ về chip giả và thường có các biện pháp công phu để phát hiện và tránh chúng. Nhưng theo Diganta Das, một nhà nghiên cứu thiết bị điện tử giả mạo tại Center for Advanced Life Cycle Engineering (CALCE hay Trung tâm Kỹ thuật Vòng đời Nâng cao – một cơ sở nghiên cứu tập trung vào đánh giá rủi ro, quản lý và giảm thiểu rủi ro cho các sản phẩm và hệ thống điện tử) thì những quy trình đó có thể bị bỏ qua khi thời gian không cho phép.
“Khi một công ty cần 5.000 bộ phận vào tuần tới để duy trì một dây chuyền hoạt động”, Das đưa ra ví dụ. “Họ sẽ không tuân thủ các quy tắc xác minh nhà cung cấp hoặc trải qua các quy trình thử nghiệm.”
Das cho biết vẫn còn quá sớm để nhận thấy sự gia tăng về các báo cáo linh kiện giả mạo, nhưng cũng giống như Calabria, ông tin tưởng rằng sự gia tăng các linh kiện giả vào chuỗi cung ứng đã và đang xảy ra. Và điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tháng tới, khi các công ty phải đối phó với các vấn đề do việc sử dụng các bộ phận giả này gây ra.
Làm giả những con chip rõ ràng dễ dàng hơn làm giả cả một thiết bị điện tử.
Đây không phải là vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến những gã khổng lồ sản xuất công nghệ lớn nhất, bởi họ thường mua các bộ phận của mình trực tiếp từ các xưởng đúc chip, nơi chúng được sản xuất ra với số lượng lớn. Rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến các công ty mua linh kiện của mình theo các lô nhỏ hơn, từ các nhà phân phối trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, những nhà phân phối đó cũng đang cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, ô tô và thậm chí cả quốc phòng.
Một trong những nhà phân phối đó, AERI, đã đưa ra một hướng dẫn riêng để nhận biết các thành phần giả mạo, với nhiều hình ảnh minh họa hữu ích. Ví dụ, các thành phần gốc đôi khi có các lỗ nhỏ ở một số vị trí nhất định trên chip và những kẻ làm giả có thể quên sao chép chúng, sẽ lấp đầy các lỗ này trong quá trình chà nhám và hoàn thiện lại (quá trình để làm cho các bộ phận cũ trông như mới) hoặc làm cho chúng có kích thước, vị trí hoặc hình dạng sai. Do đó, những vết lõm này phục vụ các mục đích tương tự như các dải hay sợi bảo mật trong tiền giấy.
Nhưng việc kiểm tra bề mặt vật lý không phải lúc nào cũng đủ để phát hiện ra sự khác biệt giữa hàng giả và hàng thật. Trong một số trường hợp, việc kiểm tra phải thực hiện bằng kính hiển vi và tốn nhiều thời gian.
Trong khi đó, những kẻ làm giả nhận thức rõ áp lực về thời gian mà các công ty trong ngành đang phải đối mặt và có các chiêu quảng cáo chào hàng để nhắm mục tiêu họ. Ví dụ như : “Tôi có 5.000 linh kiện này trong kho, nhưng bạn cần mua ngay hôm nay, chứ không phải tuần sau” .
Tuyên bố này có thể buộc một nhà sản xuất đang tuyệt vọng trong việc tìm kiếm linh kiện phải chấp nhận cắt giảm các nghi ngờ và quên đi quy trình xác minh chuỗi cung ứng thông thường của họ. Nhưng việc đưa các bộ phận giả dễ hỏng hóc vào một sản phẩm sẽ chỉ giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nguồn cung. Trong hầu hết các trường hợp, câu hỏi đặt ra là liệu công ty đó chấp nhận phương án nào, mất tiền ngay bây giờ do dây chuyền không hoạt động hay mất tiền sau đó để chi trả cho việc thay thế sản phẩm, đền bù các vụ kiện và thu hồi sản phẩm hàng loạt.
Thiếu hụt GPU trầm trọng, MSI phải hồi sinh card đồ họa yếu nhất 2014 để 'chống cháy', mỗi tội giá bán lại đắt đến bất ngờ
GT 730 - mẫu card chống cháy huyền thoại của NVIDIA đã chính thức quay trở lại, trong bối cảnh thị trường GPU vẫn đang rơi vào cảnh cung không đủ cầu
Tình hình thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn trên toàn cầu vẫn đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà sản xuất thiết bị công nghệ, bao gồm cả nhà sản xuất GPU như Nvidia hay AMD. Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều mẫu GPU của Nvidia và AMD hiện có giá bán chợ đen cao gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với giá niêm yết, trong bối cảnh giới đào coin vẫn đang mua mua card màn hình với số lượng lớn. Song song đó, nhu cầu chơi game của người dùng tăng cao vì phải ở nhà dịp COVID-19 càng khiến GPU rơi vào cảnh 'cung không đủ cầu'.
Đứng trước tình trạng này, nhiều hãng sản xuất card đồ họa đã phải áp dụng nhiều phương án để giải quyết phần nào nhu cầu của người dùng, bao gồm cả phương án mang tính...tuyệt vọng như hồi sinh một mẫu card 'chống cháy' giá rẻ ra mắt từ 2014!
Tại Việt Nam, các mẫu GT 730 được xếp vào dạng 'card chống cháy', với giá tiền chỉ khoảng 500 nghìn cho hàng đã qua sử dụng
Theo Tomshardwre, hãng MSI mới đây đã thông báo sẽ tái sản xuất mẫu card đồ họa GeForce GT 730. Ra mắt lần đầu vào năm 2014, GT 730 là mẫu card đồ họa thuộc phân khúc phổ thông của NVIDIA, với sức mạnh chơi game thuộc dạng...cực kỳ yếu ớt ngay cả ở thời điểm cách đây 7 năm. Thực tế, mẫu card đồ họa này không dùng để chơi game, mà chỉ để trang bị trên các hệ thống PC văn phòng hoặc HTPC, với nhiệm vụ chính là để...xuất hình.
Đương nhiên, trong bối cảnh các mẫu card đồ họa đời mới vừa đắt - vừa khó mua, việc GT 730 hồi sinh có thể coi là một lựa chọn 'có còn hơn không' cho những người dùng PC đang sở hữu các mẫu CPU không trang bị iGPU (như CPU dòng F của Intel hay Ryzen của AMD).
Được biết, mẫu GT 730 được MSI 'hồi sinh' là phiên bản sử dụng vi kiến trúc Kepler, trang bị 384 nhân CUDA, với xung boost 902 MHz và 2GB bộ nhớ DDR3 hoạt động ở tốc độ 1.600 MHz, băng thông bộ nhớ 64-bit. Để so sánh, phiên bản này có hiệu năng chơi game thậm chí còn kém hơn so với phiên bản GT 730 trang bị GDDR5.
Phiên bản GT 730 do MSI sử dụng kiểu dạng thụ động với miếng tản nhiệt cỡ lớn, không trang bị quạt tản nhiệt.
Với kích thước nhỏ gọn, chiều dài chỉ 146mm, phiên bản GT 730 do MSI sản xuất có thể lắp vừa với bất kỳ vỏ case nào. Mẫu card màn hình này cũng không cần cắm thêm nguồn phụ, do chỉ ngốn khoảng 23W điện năng. Về cổng kết nối, MSI GT 730 trang bị 1 cổng HDMI 1.4, 1 cổng DVI-D và 1 cổng Dsub.
Đáng chú ý, mặc dù là một mẫu card đồ họa thế hệ cũ, GT 730 vẫn được bán với giá niêm yết khoảng 77,98 USD ở thị trường Mỹ. Mức giá này còn cao hơn so với giá bán ở thời điểm 2014 của GT 730, vốn chỉ rơi vào 59,99 USD. Tại Việt Nam, các mẫu GT 730 được xếp vào dạng 'card chống cháy', với giá tiền chỉ khoảng 500 nghìn cho hàng đã qua sử dụng.
Hãng chip hàng đầu Trung Quốc tăng lương 'khủng' giữ chân nhân tài Trung Quốc không ngại chi tiêu mạnh tay để thu hút và giữ chân nhân tài cho ngành công nghiệp chip quan trọng của đất nước. SMIC có truyền thống cung cấp chế độ đãi ngộ đặc biệt cho các kỹ sư được tuyển dụng từ bên ngoài đại lục Theo báo cáo hằng năm mới nhất của Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC),...