Vẫn còn tình trạng nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh
Kỳ tuyển sinh năm 2019 vẫn còn tình trạng trường ĐH nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh do số lượng thí sinh trúng tuyển quá ít.
17h chiều 15/08, các trường đại học kết thúc thời gian nhận giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học đối với các thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 (theo hình thức trực tiếp). Cũng giống như năm 2018, kỳ tuyển sinh năm nay vẫn còn tình trạng trường đại học nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh do số lượng thí sinh trúng tuyển quá ít, không đảm bảo để mở lớp đào tạo. Bên cạnh đó, tình trạng thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học cũng khiến việc xét tuyển của các trường bị kéo dài.
Ảnh minh họa.
Kết thúc đợt xét tuyển đợt 1, theo thống kê ban đầu của các trường, hầu hết các trường top đầu đều xét tuyển được trên 90% tới gần 100% thí sinh theo chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhiều trường đại học top dưới, đại học địa phương thì việc tuyển sinh lại không được khả quan do số nguyện vọng đăng ký quá ít. Trong đó, trường Đại học Đồng Nai, Đại học Hùng Vương TPHCM đã phải nâng điểm chuẩn ở một số ngành đào tạo sư phạm để đánh trượt các thí sinh trúng tuyển do số thí sinh trúng tuyển quá ít, không đủ để mở lớp. Việc nâng điểm này của các trường là bất đắc dĩ, dù không sai quy chế nhưng lại gây thiệt thòi cho thí sinh vì dù có điểm cao mà vẫn trượt.
Một vấn đề khác cũng xảy ra trong đợt xét tuyển này đó là tình trạng thí sinh trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học (thí sinh ảo). Lãnh đạo các trường cho rằng, đây là vấn đề không mới trong các kỳ tuyển sinh đã được các trường tính đến. Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, những năm gần đây, có 3 xu hướng khá rõ gây ra tình trạng thí sinh ảo gồm: số học sinh lựa chọn học nghề ngày càng tăng; nhiều trường đại học xét bằng học bạ hoặc các tiêu chí khác nhưng không tham gia vào hệ thống lọc ảo của các nhóm và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; số thí sinh đi du học ngày càng tăng.
“Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2018, giữa số lượng trúng tuyển với số lượng xác nhận nhập học cũng đã giảm đi khoảng 4%, cộng với khi xác nhận nhập học đến khi nhập học lại giảm tiếp khoảng 3%. Điều đó hể hiện tỷ lệ ảo luôn luôn có, tỷ lệ này ở mức độ nào và từng ngành, từng trường rất khác nhau. Bài toán này có tính chất linh hoạt, không có công thức áp dụng chung cho từng ngành, từng trường thậm chí mỗi năm lại xuất hiện thêm nhân tố mới” – ông Bùi Đức Triệu cho biết.
Video đang HOT
Trong một trường, tỷ lệ thí sinh ảo ở mỗi ngành cũng khác nhau. Với những ngành hot, ngành dễ tìm việc làm sau khi ra trường thì tỷ lệ thí sinh ảo thấp, còn những ngành ít được ưa chuộng, khó tìm việc làm hoặc công việc vất vả thì tỷ lệ thí sinh không đến nhập học cao hơn. Với những trường top đầu thì tỷ lệ ảo thấp nên hầu như sẽ không xét tuyển bổ sung.
Ông Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, dự kiến năm nay trường sẽ tuyển giảm đi một chút so với chỉ tiêu. “Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ cân nhắc kỹ. Trong 2 năm gần đây, chúng tôi không tổ chức tuyển đợt 2 nhưng tất nhiên năm nay trong trường hợp thiếu chỉ tiêu thì chúng tôi cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng, nhưng cũng có thể giữ truyền thống và sẽ tuyển theo đợt 1 là những em mà đã có quyết định tham gia đăng ký nguyện vọng vào nhà trường ngay từ đầu mà không trông chờ vào đợt 2″.
Với những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1, hoặc tỷ lệ thí sinh không đến nhập học cao thì đều tổ chức tuyển bổ sung cho các ngành học còn chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi, hầu hết các trường đều xác định số thí sinh trúng tuyển cao hơn từ 10% đến 20% so với chỉ tiêu để đề phòng thí sinh ảo. Tuy nhiên, với những ngành đặc thù của trường, số lượng thí sinh trúng tuyển thấp hơn chỉ tiêu đào tạo nên dự kiến sẽ tuyển bổ sung.
“Số trúng tuyển thì sẽ khác so với nhập học, bao giờ cũng có số hụt hơn. Có ngành là 105%, có ngành dưới, chưa đủ chỉ tiêu, bù trừ nhau, hiện nay xấp xỉ 100% chỉ tiêu. Một số ngành chúng tôi sẽ phải tuyển đợt bổ sung, như kỹ thuật tài nguyên nước, cấp thoát nước, kỹ thuật cơ sở hạ tầng, trắc địa bản đồ, kỹ thuật hóa” – ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Việc một số trường đại học nâng điểm chuẩn trúng tuyển để đánh trượt thí sinh do có quá ít thí sinh trúng tuyển và tình trạng thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học là hai vấn đề không mới và không phải là bất thường trong tuyển sinh những năm gần đây. Với các thí sinh trượt oan vì trường nâng điểm chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho thí sinh đến những trường có đào tạo ngành mà thí sinh đăng ký nếu thí sinh đủ điểm trúng tuyển (nếu thí sinh lựa chọn và có đơn đề nghị gửi Bộ và gửi nhà trường xin được xét tuyển). Tuy nhiên, các trường cũng cần rút kinh nghiệm, cần thông báo sớm cho thí sinh trong thời gian thay đổi nguyện vọng để không làm mất cơ hội trúng tuyển của thí sinh và gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với xã hội./.
Theo VOV
Hàng loạt trường ĐH phía Nam đầu vào 13 -14 điểm vẫn không đủ chỉ tiêu
Bên cạnh những trường có điểm chuẩn tăng nhẹ so với năm trước thì năm nay vẫn có không ít trường chỉ lấy điểm đầu vào bằng điểm sàn mà vẫn không đủ chỉ tiêu.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019
Đại học Xây dựng Miền Tây lấy điểm chuẩn 13 cho tất cả ngành
Đại học Công nghệ Sài Gòn áp dụng một mức điểm chuẩn 14 cho tất cả ngành: Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật xây dựng, Thiết kế công nghiệp.
Trừ ngành Dược học lấy điểm chuẩn 20, 7 ngành còn lại của Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương chỉ lấy 14 điểm.
Đại học Công nghệ Miền Đông (Bình Dương) lấy điểm chuẩn thi THPT quốc gia từ 14 - 20.
Ngành Dược học lấy điểm chuẩn 20; phương thức xét học bạ điểm chuẩn là 20 cùng yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi.
10 ngành còn lại gồm Công nghệ kỹ thuật ôtô, Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật xây dựng, Luật kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Quan hệ công chúng, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý công nghiệp và Thú y, điểm chuẩn theo điểm thi THPT quốc gia là 14.
Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An có điểm chuẩn từ 14 - 15 điểm, trong đó 2 ngành có điểm cao nhất là Khoa học máy tính, Kiến trúc: 15 điểm; ngành Tài chính - Ngân hàng 14,5 điểm. Tất cả các ngành còn lại lấy chung 14 điểm.
Đại học Bạc Liêu: lấy điểm chuẩn 14 điểm cho tất cả ngành hệ đại học bao gồm: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Khoa học môi trường, Công nghệ thông tin, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Nuôi trồng thủy sản.
Ở hệ cao đẳng, ngành Việt Nam học và Thú y lấy 12 điểm; Giáo dục Tiểu học 18,5 điểm và Giáo dục mầm non 16 điểm.
Đại học Kiên Giang: 13/14 ngành lấy điểm chuẩn 14, trừ ngành Sư phạm Toán lấy điểm chuẩn bằng ngưỡng sàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 18 điểm.
Đại học Phú Yên: Các ngành ngoài sư phạm lấy điểm chuẩn 14 bao gồm: Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Văn học, Việt Nam học, Hóa học, Sinh học, Vật lý học.
Các ngành sư phạm của đại học này lấy điểm chuẩn bằng mức sàn Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định 18 điểm: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử.
Đại học Đồng Nai năm nay có điểm chuẩn 15-18,5 điểm, cao nhất là Giáo dục tiểu học. Ở bậc đại học, nhiều ngành của Đại học Đồng Nai không tuyển được thí sinh như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử, Quản lý đất đai.
Ở bậc cao đẳng, 5 ngành không tuyển được thí sinh gồm Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Âm nhạc.
Theo infonet
ĐH Quảng Bình lấy điểm chuẩn từ 15 đến 18 ĐH Quảng Bình vừa thông báo mức điểm trúng tuyển hệ chính quy, đợt 1 theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, tất cả ngành đào tạo sư phạm hệ đại học của trường cùng lấy điểm chuẩn 18, hệ cao đẳng lấy 16 điểm. Điểm trúng tuyển các ngành còn lại là 15. Điểm chuẩn...