‘Vẫn còn sự chênh lệch quá lớn giữa bằng tại chức và chính quy’

Theo dõi VGT trên

Là người từng giảng dạy 20 năm tại ĐH Sư phạm Hà Nội, TS Vũ Thu Hương cho rằng muốn xã hội chấp nhận bằng tại chức tương đương chính quy, các trường phải thay đổi cách đào tạo.

Từ tháng 7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học chính thức có hiệu lực. Theo đó, bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau. Điều này một lần nữa gây ra sự tranh cãi về bằng cấp.

Trong bài viết của mình, TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng luật quy định bằng đại học chính quy và tại chức ngang nhau là hiện đại nhưng rõ ràng xã hội chưa thể chấp nhận ngay, bởi chất lượng đào tạo không đồng đều. Các trường cần phải có nhiều thay đổi về đào tạo để nâng cao chất lượng của hệ tại chức.

Học viên tại chức không đầu tư nhiều thời gian cho học tập

Là giảng viên sư phạm, tôi thường xuyên được cử đi đào tạo học viên hệ tại chức, từ xa, văn bằng 2. Đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy một sự chênh lệch rất lớn giữa giáo dục đại học chính quy và các chương trình khác.

Một điều dễ nhận ra là thời lượng đào tạo giữa 2 loại hình có sự chênh lệch rất rõ.

Một môn học hệ chính quy thường có thời lượng 30 đến 45 tiết. Mỗi tuần, sinh viên được học từ 2-3 tiết trên lớp, kéo dài 15 tuần (gần 4 tháng).

Ngay trong quy định đã ghi rất rõ thời lượng trên lớp chỉ chiếm từ 30-40% thời gian học của sinh viên. Nghĩa là, nếu môn học có thời lượng 30 tiết, sinh viên sẽ làm việc trên lớp 30 tiết và tự học tại nhà, thư viện 40-60 tiết.

Vẫn còn sự chênh lệch quá lớn giữa bằng tại chức và chính quy - Hình 1

TS Vũ Thu Hương cho rằng học theo cách tại chức hiện nay khó đáp ứng được chất lượng như chính quy.

Vì thế, lượng bài tập mà sinh viên nhận được rất nhiều. Các em sẽ tập trung đọc sách, tìm tài liệu, hoạt động nhóm trong thời gian không có giảng viên kèm cặp để hoàn tất nhiệm vụ được giao. Do vậy, kiến thức và kỹ năng của sinh viên ổn định và đạt chuẩn mực nhất định.

Điều này hoàn toàn khác với học viên tại chức, khi đa số đang đi làm, thời gian dành cho học tập không nhiều.

Chính vì lý do này, thời lượng các môn học được cắt giảm. Các môn chiếm 30 tiết trong chương trình, học viên học trong 2-3 ngày, mỗi ngày 7-9 tiết (tùy cách tính của từng chương trình). Nghĩa là, học viên tại chức sẽ học tập trung dồn dập trong 2-3 ngày/môn, liên tục cả sáng lẫn chiều, sau đó đổi sang môn khác.

Video đang HOT

Với thời gian như vậy, học viên không thể có thời gian làm bài tập, trao đổi hoạt động nhóm hay nghiên cứu tài liệu. Sáng học, chiều học, tối bận việc gia đình, các bạn gần như chỉ tiếp thu kiến thức tại lớp.

Rõ ràng, khi so sánh thời lượng học tập, chúng ta đã thấy sự chênh lệch lớn giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức, từ xa.

Một lý do nữa khiến việc đào tạo không chính quy hiện nay khó đảm bảo chất lượng chính là vừa làm vừa học. Do đặc thù công việc, nhiều lúc, học viên buộc phải nghỉ. Nghỉ một buổi đồng nghĩa việc sẽ không tiếp nhận được 1/6 hoặc 1/4 lượng kiến thức môn học.

Trong khi đó, tại các lớp chính quy, sinh viên ít nghỉ học hơn vì đây gần như là nhiệm vụ duy nhất của các em. Thời lượng nghỉ trong một buổi cũng chỉ chiếm 1/15 kiến thức môn học.

Thi cử hệ tại chức đơn giản hơn chính quy

Trực tiếp đứng lớp và giảng dạy, tôi thật sự e ngại cho chất lượng đào tạo tại chức, từ xa, khi học viên đã ngừng học khá lâu. Đa số ngại đọc sách, không có hứng thú khám phá, trau dồi, học hỏi. Vì thế, kiến thức sơ đẳng đã rơi rụng rất nhiều sau nhiều năm đi làm.

Bên cạnh đó, nhiều học viên có ý thức học không tốt. Họ hầu như chỉ cố gắng lấy bằng, thiếu động cơ học tập chính đáng, nên rất dễ chán nản, mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn với yêu cầu mà giảng viên đưa ra. Họ rất muốn đến muộn, về sớm, vui mừng khi giảng viên dễ tính và khó chịu với thầy cô nghiêm túc. Chính điều này cũng gây áp lực ngược lại cho các giảng viên tham gia đào tạo.

Ngay việc thi cử, với đào tạo tại chức, mọi thứ đơn giản hơn chính quy rất nhiều. Số lượng giám thị, các quy định cũng nhẹ nhàng hơn. Vì thế, tính nghiêm túc của kỳ thi không thể so sánh được với đại học chính quy.

Hơn nữa, sinh viên chính quy đi học với tâm thế chuẩn bị vào nghề, khao khát kiến thức và kỹ năng, còn học viên tại chức thì chủ quan vì đã làm việc khá lâu trước khi đi học. Vì thế, khi có kiến thức mới, sinh viên đại học sẽ ghi nhớ lời giảng viên và chiêm nghiệm sau khi ra trường, còn học viên tại chức thì tỏ ý nghi ngờ, thậm chí coi thường, vì nghĩ giảng viên thiếu thực tế, toàn nói lý thuyết. Điều này càng khiến cho hiệu quả của giáo dục đại học tại chức yếu kém.

Theo Zing

Muốn xóa định kiến với bằng tại chức không thể chỉ bằng Luật

Bằng tại chức có giá trị đến đâu sẽ được thị trường lao động đ.ánh giá chứ không phải Luật bảo có giá trị ngang chính quy là ngang được.

Cách đây 8 năm, tôi và nhiều bạn bè sau khi tốt nghiệp đại học đều nhất quyết, nếu cần học thêm một văn bằng hai đại học, nhất định phải học trường Luật.

Năm đầu tiên nhóm chúng tôi 8 người dùi mài kinh sử đi thi văn bằng hai Luật, chỉ có một người đỗ.

Người duy nhất đỗ trong nhóm có dì làm trong trường này. 7 người còn lại trượt thẳng cẳng cùng với mô típ thiếu 0,5 điểm so với điểm trúng tuyển.

Năm thứ hai, 7 người trong nhóm chúng tôi lại tiếp tục nộp hồ sơ. Theo thông tin sơ bộ từ bộ phận tuyển sinh của trường, tỉ lệ chọi đầu vào văn bằng hai năm đó tương đương tỉ lệ chọi đầu vào đại học ở kỳ thi chung toàn quốc.

Muốn xóa định kiến với bằng tại chức không thể chỉ bằng Luật - Hình 1


Ảnh minh họa: Vũ Ninh

Ở mục nghề nghiệp, những người nộp hồ sơ thi văn bằng hai trường Luật đa phần là cán bộ huyện, cán bộ xã ở các tỉnh thành phía Bắc.

Lúc đó tôi tự hỏi, họ làm cán bộ Nhà nước, ở xa Hà Nội vậy lấy thời gian đâu để mà đi học như chúng tôi, những người đang sống và làm việc ở Hà Nội?

Trước số lượng hồ sơ dự tuyển văn bằng hai đông đảo như vậy, một vị cán bộ thu hồ sơ khi biết nhóm chúng tôi thi đến năm thứ hai đã "khai sáng" cho chúng tôi.

Vị này bảo là "học văn bằng hai tại chức có phải dễ hơn không? Đầu vào dễ, học cũng dễ. Thầy cô cũng linh động, nhẹ tay".

Chúng tôi nghe thấy vậy liền nói vui: "Chúng em muốn học chính quy văn bằng hai Luật để lỡ sau có ly hôn nếu tranh chấp gì không phải tốn t.iền cho luật sư".

Vị cán bộ cười bảo với chúng tôi: "Vậy thì khó đấy".

Đúng là khó thật. Cả nhóm 7 người tiếp tục trượt vì đều thiếu 0,5 điểm. Sau hai lần đi thi không nên cơm cháo gì, nhiều người trong nhóm chúng tôi chuyển qua thi tại chức và họ đều đỗ cả.

Câu chuyện của quá khứ gợi nhắc tôi đến việc rất thời sự trong những ngày qua của giáo dục đại học.

Một trong những câu chuyện được nhiều người quan tâm là từ ngày 1/7/2019, Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) sẽ có hiệu lực với nhiều điểm mới.

Đáng chú ý là quy định các loại bằng đại học đều có giá trị như nhau, đồng nghĩa với việc không ghi hình thức đào tạo khi cấp bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp.

Mục đích của quy định mới này được cho là tạo điều kiện cho các sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.

Trước đây, hình thức đào tạo đại học ở nước ta có 2 loại hình chính là hệ chính quy và không chính quy (đào tạo từ xa, tại chức, liên thông). Tương ứng với đó, các loại hình đào tạo cũng được ghi trên văn bằng.

Thực tế, từ lâu nay, hai hình thức đào tạo chính quy và không chính quy có nhiều điểm rất khác biệt ở cả khâu tuyển sinh và quá trình đào tạo.

Nếu như hệ đào tạo chính quy có một kỳ thi tuyển sinh quốc gia với sự quan tâm và giám sát của toàn xã hội. Các thông tin được công khai, bàn thảo rất nhiều thì tuyển sinh các hệ đào tạo khác lại vô cùng im ắng.

Khi tuyển sinh hệ tại chức, nhiều trường từ lâu mặc định chấp nhận đầu vào thấp hơn hệ chính quy.

Cùng với đó, người học bận rộn đi làm hoặc họ chỉ cần cái bằng cho có. Chính người học cũng "mặc định" với cái vỏ bọc vừa đi học vừa đi làm nên tự cho phép mình lơ là việc học.

Thẳng thắn mà nói, không ít người đi học tại chức vì văn bằng đại học là một trong công cụ để hợp thức hóa điều kiện bổ nhiệm hay được nhận vào làm ở nhiều nơi.

Còn về phía nhà tuyển dụng, đối với các doanh nghiệp, họ chỉ biết rằng tuyển sinh hệ chính quy rất gắt gao và nghiêm túc còn tại chức lại mù mờ nên không có niềm tin với ứng viên học hệ tại chức là điều dễ hiểu.

Thậm chí, những năm trước nhiều địa phương đã nói không với bằng tại chức khi tuyển công chức. Điều đó phần nào nói lên niềm tin với tấm bằng này đến đâu từ chính các cơ quan nhà nước.

Tất cả các hệ đào tạo phải đều là "con đẻ" được chăm sóc, nuôi nấng bằng sự minh bạch, kiểm định chất lượng tốt để cho ra những cử nhân có bằng được xã hội, doanh nghiệp, thị trường lao động tin tưởng.Lý ra, chính Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để dư luận, người dân tin vào sự bảo đảm bình đẳng về chất lượng đào tạo của hai loại hình.

Vì thế, nếu cái gốc của đào tạo tại chức là chất lượng không đủ độ tin cậy, minh bạch thì việc nó vẫn bị coi là "con ghẻ", bị phân biệt không thể được giải quyết chỉ bằng một điểm quy định trong Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).

Thanh Thủy

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám
19:48:47 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

Sao thể thao

23:34:54 04/07/2024
Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng

Sao việt

23:26:14 04/07/2024
Người tố cáo nói rằng, nữ diễn viên đã thuê homestay, sau đó qua lại với người đàn ông trong lúc vợ người này vừa sinh con 6 tháng.

Món bánh ăn vặt nổi tiếng ở Phan Thiết: 6 địa chỉ chất lượng lúc nào cũng đông nghịt khách

Ẩm thực

23:20:03 04/07/2024
Phan Thiết không phải là nơi duy nhất có món bánh căn, nhưng lại là dơi duy nhất gây ấn tượng với cách chế biến và sự phối hợp các hương vị vô cùng độc đáo.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

Thế giới

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.