Vẫn còn nơi thiếu chữ
Học không quá lớp 3, nối tiếp nghề chài lưới là tình trạng chung của hơn 100 hộ chài lưới thuộc xóm 6- Hồng Tiến- Kiến Xương- Thái Bình.
Truyền thống “ thất học”!
Theo lời kể của anh chị Nguyễn Thị Kiều (xóm 6- Hồng Tiến- Kiến Xương- Thái Bình), hiện tại xóm chài có hơn 100 hộ gia đình sinh sống bằng nghề chài lưới nằm rải rác ở khu vực bến phà Thái Bình, thuộc xóm 2- Hồng Tiến- Kiến Xương- Thái Bình và Cồn Vành.
Hầu hết các gia đình này đều sinh 3 con trở lên…..
Một thực tế diễn ra khá phổ biến ở đây đó là học muộn sau tuổi, thậm chí không đi học và hầu hết cũng chỉ dừng lại ở lớp 3.
Cách đây 1 năm, việc cho các em học sinh 5, 6 tuổi đi học nơi đây là một điều hiếm thấy. Thường thì phải đến 8, 9 tuổi các em mới được xin vào học lớp 1 để… thoát khỏi mù chữ và phụ giúp cha mẹ mà thôi.
Đến nay có khá hơn, hầu hết các em trong độ tuổi đã được đưa đến trường. Lý do được chị Kiều giải thích: “Vì để bọn trẻ ở trên thuyền nguy hiểm, lại không gửi ai trông được nên chúng tôi phải gửi chúng đến trường. Trẻ em sống ở thuyền gặp tai nạn là thường xuyên. Bố mẹ mải giăng lưới một lúc thôi là con nhao xuống sông ngay. Ở đây trẻ con bị chết đuối nhiều lắm….”
Thế nhưng khi đựơc hỏi “Chị dự định sẽ cho con học đến chừng nào?” thì chị Kiều đáp ” học đến lớp 3, lớp 4 là đủ rồi!”.
Video đang HOT
“Tôi và ông xã cũng chỉ học đến lớp 3 là nghỉ đi làm. Nên con học đến đó là biết làm rồi…” – lời chị Kiều.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất ít trẻ xóm Chài học quá lớp 3. Còn theo lời kể của ông Nguyễn Văn Thành- người dân xóm Chài thì cả xóm duy nhất có 1 trường hợp học hết lớp 12 nhưng đấy là cố gắng lắm.
Hàng rào ngăn cản…
Thuyền là nhà…
Cả gia đình gồm 5-7 người sống trên một chiếc thuyền nhỏ. Mọi sinh hoạt đều diễn ra ngay trên thuyền.
Cuộc sống lênh đênh không nhà cửa, ruộng nương, không nghề nghiệp ổn định là rào cản rất lớn đối với những con người nơi đây. Do đó, việc cho con đi học là điều rất khó khăn.
“Các cháu đi học đều phải đóng học phí hàng tháng. Trong khi thu nhập của nghề chài lưới thất thường và mọi người ở đây cũng không có việc gì để làm thêm nên cho con đến trường là một gánh nặng” – chị Kiều thở dài.
Rồi chị đưa lí do: Cái cơ bản nhất vẫn là không có chỗ ở ổn định nên cha mẹ đi đâu, con cái phải theo đấy nên không thể duy trì việc học đều đặn…
Mặc dù chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cấp đất và 10 triệu đồng phụ giúp việc xây nhà cho những hộ dân chài ở xóm 6. Nhưng không bao lâu, họ lại quay trở lại với thuyền, nước vì không có ruộng canh tác và ngoài nghề chài lưới ra họ cũng không biết làm gì hơn để nuôi sống gia đình.
Theo Hoàng Lan Huyền (Vietnamnet)
GD phổ thông: Điều chủ chốt để mang lại thịnh vượng
Cứ 12 em nhỏ ở Đông Á và Thái Bình Dương thì có 1 em không hoàn thành bậc tiểu học và thiếu kỹ năng cho công việc. Trong khi đó, các em cần những kỹ năng được giảng dạy trong trường tiểu học và cấp 2 để có thể kiếm việc làm phù hợp.
Hong dường như trông giống một em bé 7 tuổi khác. Trên đường phố ngoài nhà của em ở Phnom Penh, Hong ăn kem và chơi với các bạn.
Nhưng không giống các bạn mình, Hong không đi học nữa. Em đã thôi học lớp 1 sau khi mẹ em nói em phải nghỉ học vì gia đình không có đủ tiền. Hong nói rằng em rất lấy làm tiếc và mong muốn học tập, nhưng nếu cha mẹ bảo phải nghỉ học, thì em sẽ nghỉ. Em còn quá nhỏ và sống phụ thuộc vào cha mẹ, emlý giải.
Theo Phnom Penh Post, Hong không phải là một trường hợp duy nhấtở trong khu vực về một em bé không được đi học bậc tiểu học. Theo Báo cáo Giám sát Toàn cầunăm 2012 về chương trìnhGiáo dục cho tất cả mọi người (EFA) được công bố tháng trước, cứ 12 em nhỏ ở Đông Á và Thái Bình Dương thì có 1 em không hoàn thành bậc tiểu học và thiếu kỹ năng cho công việc.
Hiện trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dường có hơn 28 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 24 đã không hoàn thành bậc tiểu học. Báo cáo cho thấy rằng các em nhỏ cần những kỹ năng được giảng dạy trong trường tiểu học và cấp 2 để có thể kiếm việc làm phù hợp, nhưng do thiếu học hành mà các em cần con đường khác để có được các kỹ năng cần thiết cho công việc và và sự thịnh vượng trong tương lai.
Ông Pauline Rose, giám đốc Báo cáo Giám sát Toàn cầu về chương trình EFA cho biết: "Trong khi khu vực này đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giúp đỡ trẻ em độ tuổi tiểu học được đi học, cũng không được quên rằng có những người trẻ tuổiđã bỏ lỡ cơ hộiđó khi đang lớn lên. Điềuquan trọng nhất là những người trẻ này phải được trao một cơ hội khác để học những kỹ năng cơ bản như đọc sách cũng như và các kỹ năng trong ngành nghề liên quan. Chỉ khi đó, họ có thể phát huy được tiềm năng và đạt được nguyện vọng của mình".
Học sinh tan học ở một trường tiểu học ở Phnom Penh. Theo Tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO), gần 30% người Campuchia độ tuổi từ 15 đến 24 không hoàn thành bậc tiểu học trong năm 2008. (Ảnh: Phnom Penh Post)
Theo báo cáo Xu hướng Lao động và Xã hội Campuchianăm 2010 được xuất bản bởi Viện Thống kê Quốc gia với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có 29,8% người Campuchia độ tuổi từ 15 đến 24 đã không hoàn thành bậc tiểu học trong năm 2008. Nhưng tình hình này đã có sự cải thiện nếu so với tỷ lệ 53,7% người trẻkhông hoàn thành bậc tiểu học năm 1998.
Theo báo cáo của EFA, ngườicần nhất ở cả khu vực nông thôn và thành thị là phụ nữ. Trong khi đó, 70% phụ nữ trẻ ở vùng nông thôn Campuchia thiếu những kỹ năng mà có thể được dạy ở trường cấp 2.
Nhưng ngay cả đối với thanh niên Campuchia có trình độ học vấn cao, họ cũng rất khó khăn để tìm được việc làm.
San Rachana, 24 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, nói rằng cô và các bạn của cô gặp nhiều khó khăn khi tìm việc.
"Hầu hết trong số họ vẫn đang tìm kiếm công ăn việc làm như tôi", cô nói và cho biết hiện nay cô đang làm công việc là giáo viên tiếng Anh.
Theo Sophorn Tun, điều phối viên quốc giacủa ILO tại Campuchia, có một khoảng cách đáng kể giữa yêu cầu củathị trường lao động và các kỹ năng sẵn có.
Báo cáo EFA nói những người trẻ tuổi ít học ở các nước có thu nhập thấp không thể chờ đợi để tìm đúng loại việc phù hợp với mình, và đối tượng này có nguy cơ lớn nhất trong việc phải làm nhữngcông việc được trả lương thấp.
Ở Campuchia, 91% những người trẻ thất học hiện làm việc dưới mức nghèo khổ, tỷ lệ này ở những thanh niên được học trung học là dưới 67%.
"Với ước tính 300.000 người trẻ bước vào thị trường lao động mỗi năm, Campuchia cần những kỹ năng kỹ thuật để chuẩn bị cho lực lượng lao động đón các cơ hội việc làm đi cùng với tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục và chương trình giảng dạy hiện nay thường không phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như các nhu cầu và tiêu chuẩn của khu vực tư nhân".
Điều phối viên Sophorn Tunnói rằng lực lượng lao động trẻ cần phải có kỹ thuật tốt đồng thời phải có kỹ năng mềm vì hiện nay nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi 2 yếu tố này. "Tuy nhiên, nhu cầu này phần lớn chưa được đáp ứng", ông nói. "Người tìm việc trẻ tuổi thường nhận bất cứ điều gì mà công việc đầu tiên trao cho họ mà không quan tâm xem công việc đó có phù hợp với chuyên môn của mình hay không".
Xuân Vũ
Theo Phnompenh Post
Lớp bình dân học vụ ở làng "lăn tay" Thay vì ký tên, hầu hết cư dân những làng chài ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ có thể "lăn tay" (điểm chỉ) mỗi khi cần xác nhận pháp nhân trên các loại giấy tờ. Thế rồi gần đây, với quyết tâm không để mù chữ mãi là "đặc trưng nhận dạng" của dân đầm phá,...