Vẫn có người phản đối “Sữa học đường”, vì sao?
Đề án sữa học đường có mục tiêu tốt nhưng nhiều luồng thông tin “ tam sao thất bản” đã khiến nhiều phụ huynh nói không với chương trình này. Cũng có những phụ huynh khác bày tỏ ý kiến rất bức xúc trên mạng xã hội. Sao người ta sợ đấu thầu sữa thế nhỉ?
Hình ảnh học sinh dùng bữa tại trường học Canada vào năm 1943. (Nguồn: wikipedia)
Mới đây, trên trang cá nhân facebook Nguyễn Sin đã dẫn link một bài báo phản đối việc thực hiện chương trình “sữa học đường”, chủ facebook này đã bày tỏ quan điểm “Sữa học đường là một chương trình nhân văn, trong đó Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhân dân cùng chung tay, chung sức cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng”. Ngay lập tức, bài viết trên trang cá nhân này đã nhận được nhiều ý kiến bình luận đồng tình của phần đông phụ huynh.
Không ít người đã đưa ra nhận định: “Chương trình “sữa học đường” không phải bây giờ mới áp dụng, thực tế mấy năm nay, nhiều địa phương cũng đã áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, đến khi Hà Nội áp dụng thì xảy ra nhiều ý kiến phản đối, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo thì bảo áp đặt, báo thì bảo các trường không có sự lựa chọn… Một chương trình về dinh dưỡng, nếu nó là khoa học, hữu ích và đã có kết quả thực tế tốt thì cũng nên áp dụng thống nhất.
Giờ mà mỗi trường lựa chọn một loại sữa khác nhau thì nó cũng bát nháo y như các loại bảo hiểm tự nguyện cho học sinh vậy. Tuy nhiên, trong chương trình về sữa học đường này, đọc mấy báo, kể cả báo phản đối hay báo ủng hộ thì nó cũng có một cái đáng lưu ý nhất đó là được tổ chức đấu thầu, chất lượng và tiêu chuẩn sữa thì theo Bộ Y tế quy định. Thế thì còn gì phải bàn nữa?
Doanh nghiệp nào có khả năng cung ứng giá thấp nhất, chất lượng ít nhất đáp ứng tiêu chuẩn trên, cao hơn càng tốt thì trúng thầu. Học sinh được sử dụng loại sữa rẻ, chất lượng, có những chất dinh dưỡng còn cao hơn các loại sữa đang dùng bên ngoài thì tốt quá chứ có gì phải phản đối”.
Ý kiến này cũng được khá nhiều cộng đồng mạng đồng tình, một phụ huynh cho biết “Trước đây, gia đình hay bắt con mang một hộp sữa để trong balo, cặp sách để cháu uống khi ở trường. Thế nhưng sau mỗi buổi đi học về nhà vẫn thấy con mang hộp sữa về, lý do vì cháu mải chơi quên mất việc uống sữa, hơn nữa bạn bè không phải ai cũng mang sữa đi, cháu “ngại” lôi hộp sữa ra uống. Nay nhà trường có cung cấp sữa cho trẻ trong bữa ăn, phụ huynh cũng yên tâm hơn nhưng mỗi trường cũng lại cung cấp một loại khác nhau, giá cao hơn bên ngoài. Thế thì bây giờ, có chương trình sữa học đường, sản phẩm được đấu thầu rõ ràng, chất lượng tốt hơn, giá thấp hơn thì có gì mà phải ý kiến? Những năm gần đây, việc tổ chức đấu thầu của Thành phố rất hiệu quả, đơn cử như việc tổ chức đấu thầu dịch vụ vệ sinh đường phố, đô thị, tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm khoảng 2000 tỷ đồng, việc tổ chức đấu thầu mấy khoản như cắt cỏ cũng tiết kiệm hơn 700 tỷ đồng/năm mà đường xá cũng gọn gàng, sạch sẽ hơn trước. Máy móc hiện đại mua về nhiều hơn trước, thì cái vụ đấu thầu cung ứng “sữa học đường” này, tôi tin hiệu quả cũng thế thôi”.
Nhiều luồng ý kiến khác lại đánh giá, dân ta hay có thói quen “ném đá”, tức là hễ có chương trình nào mới, chưa hiểu xấu tốt, cụ thể ra sao cứ phải “ném đá” trước đã.
Video đang HOT
Trên thế giới, chương trình Sữa học đường được thực hiện từ rất sớm tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… Khi ra đời, chương trình được hưởng ứng rất nhiều bởi những lợi ích của nó như giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em. Chương trình Bữa ăn học đường được Nhật Bản thực hiện từ năm 1954, trong đó yêu cầu mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học phải được uống 200ml. Sau 40 năm áp dụng người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới. Tại Thái Lan, chỉ số này là 170,3cm với nam và 159cm với nữ, ở Mỹ là 175,9cm với nam và 162,1cm với nữ, ở Trung Quốc là 172,1cm với nam và 160,1cm với nữ. Trong khi đó, ở Việt Nam chiều cao trung bình của nam mới đạt 163,9cm và 153,7cm với nữ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Với mục đích cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam, chương trình Sữa học đường giúp mọi trẻ em tiểu học, mầm non được uống sữa hàng ngày bằng một phần ngân sách của nhà nước.
“Tôi mới thấy Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đưa ra một chương trình như vậy rất có ý nghĩa, đồng tiền ngân sách được sử dụng đúng chỗ và cấp bách. Song có lẽ, nó đang bị phản đối bởi một số phụ huynh nhà giàu. Họ cho rằng sữa học đường rẻ thế, có đảm bảo chất lượng không, nên không đồng ý. Một số báo còn đề nghị dừng chương trình này. Chả lẽ vì số ít ỏi phụ huynh nhà giàu không đồng ý mà phải dừng chương trình. Không phải đứa trẻ nào cũng may mắn được sinh ra trong gia đình giàu có, nhiều – rất nhiều là đằng khác những đứa trẻ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chúng nó cần sữa để lớn lên. Những gia đình nghèo, trẻ con khát khao được uống sữa lắm – khát khao này hẳn là các bạn sống trong nhung lụa, tiền tiêu rủng rỉnh không thể thấu hiểu được” – anh Nguyễn Huy, một phụ huynh học sinh cho biết.
Một phụ huynh khác lại đưa ra phân tích cụ thể hơn: “Thứ nhất, Chương trình sữa học đường sẽ được đấu thầu công khai. Theo đó, doanh nghiệp nào bỏ giá rẻ nhất sẽ trúng thầu. Về chất lượng, sữa được cung cấp sẽ phải đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Tôi được biết đến nay đã có 11 doanh nghiệp lớn nhỏ đăng kí đấu thầu công khai. Thứ hai, về giá sữa, tôi khẳng định là quá rẻ so với sữa ngoài thị trường bởi vì nó được trợ giá từ các bên. Ngân sách của nhà nước sẽ trợ giá 30%, doanh nghiệp trúng thầu giảm 20% (vì không mất chi phí quảng cáo, hoa hồng cho đại lý nên họ cắt đi). Tôi lấy ví dụ, doanh nghiệp trúng thầu với giá 6.000 đồng/hộp sữa 180ml, thì sau khi ngân sách hỗ trợ, doanh nghiệp giảm giá chỉ còn có 3.000 đồng/hộp. Như vậy, chỉ mất khoảng 60.000 đồng/tháng là trẻ mẫu giáo, học sinh được uống sữa hàng ngày khi đến trường. Có nơi đâu sữa rẻ như giá trà đá thế kia không? Thứ 3, với các gia đình nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, dân tộc thiểu số thì sẽ được miễn phí 100% tiền sữa. Thứ 4, chương trình là tự nguyên, phụ huynh nào đồng ý thì cho con uống không thì thôi”.
Thành phố Hà Nội hỗ trợ 1.290 tỷ đồng cho Chương trình Sữa học đường, đó là thông tin được các cơ quan chức năng Thủ đô công bố tại buổi họp báo ngày 25/9/2018.
Chương trình Sữa học đường được Hà Nội thông qua ngày 5/7/2018. Đối tượng thụ hưởng chương trình sữa học đường là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thủ đô. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng, doanh nghiệp hơn 890 tỷ đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Chương trình sữa học đường sẽ được triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 trên tinh thần tự nguyện tham gia của phụ huynh. Sở Giáo dục đã gửi văn bản đến Hiệu trưởng từng trường tiểu học mầm non thông báo về việc này.
Theo infonet
Sữa học đường: Nhân văn nhưng vì sao vẫn băn khoăn?
Năm 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội bắt đầu triển khai chương trình "Sữa học đường" theo hình thức tự nguyện. Tuy nhiên, dù chương trình mới đang ở giai đoạn khảo sát ý kiến phụ huynh nhưng hiện nay đã có nhiều vướng mắc.
Cải thiện dinh dưỡng
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... chương trình Sữa học đường được triển khai từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em. Thì tại Việt Nam, chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen tiêu dùng sữa, các sản phẩm từ sữa. Trong số 30% dân số sử dụng sữa thì trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước, nguồn lực chính của xã hội - cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30%. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6%.
Chương trình Sữa học đường theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ đến năm 2020. Hiện nay, cả nước có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường với ý nghĩa nhân văn và đạt được những kết quả khả quan trong cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp coi và nhẹ cân của các địa phương.
Sữa học đường là một chương trình rất nhân văn và mang ý nghĩa thiết thực
Đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020" đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020.
Giá thành một hộp sữa học đường dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp 180 ml, không tăng từ năm 2018 đến hết năm 2020. TP sẽ trợ giá 30% từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 triệu đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Đề án đặt ra mục tiêu, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học đạt trên 40% và đáp ứng thêm 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D. Và sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học xuống dưới 5,5%. Đồng thời, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo xuống dưới 13,5%, trung bình 0,3%/năm và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh tiểu học trung bình mỗi năm 0,2%.
Vì sao vẫn băn khoăn?
Dù thừa nhận sữa học đường là chương trình tốt, nhân văn và nên thực hiện, song không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng, có phần e ngại bởi nhà trường thông báo đăng ký khi chưa có thông tin doanh nghiệp trúng thầu cung cấp sữa.
Trên diễn đàn mạng xã hội, một số bậc phụ huynh lo lắng, nếu thực hiện chương trình sữa học đường thì liệu chất lượng sữa con họ uống có được đảm bảo, loại sữa con họ uống vào hàng ngày là sữa gì. Ai là người sẽ kiểm soát về chất lượng sữa mà các em học sinh uống? Khi uống sữa tại trường, các em có được cầm vỏ hộp sữa đó về nhà không? Bằng cách nào để bố mẹ - người bỏ tiền biết được chất lượng loại sữa mà con mình uống hàng ngày về: khối lượng, hàm lượng, thời hạn...
Có 2 con đang theo học một trường tiếu học ở Cầu Giấy (Hà Nội), chị Trần Kim Hoa tỏ ra lo ngại về chất lượng sữa trong chương trình này: "Tôi ký không tham gia chương trình sữa học đường cho con vì không thể kiểm chứng được chất lượng sữa, trước kia đã có tình trạng ngộ độc trong chương trình sữa học đường nên phụ huynh chúng tôi rất lo lắng. Bản thân tôi còn lo ngại các loại sữa đưa vào trường học là những sữa cận date (hạn sử dụng - PV)".
Con trẻ được uống sữa ở trường là một niềm vui, nhưng không ít phụ huynh vẫn tỏ ra chưa an tâm về chất lượng sữa
Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng, vấn đề vận chuyển và bảo quản sữa của chương trình Sữa học đường cần được quan tâm. Hiện, diện tích các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố còn hạn chế, việc bố trí phòng, nhiệt độ bảo quản và kệ để sữa theo đúng tiêu chuẩn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chương trình cần chú trọng khâu kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, có thể mời hội phụ huynh tham gia giám sát. Các ban, ngành liên quan cần nghiêm túc kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn đơn vị cung cấp sữa đến khâu vận chuyển để bảo đảm trẻ được uống sữa chất lượng và an toàn. Các trường cần tiến hành theo dõi các chỉ số phát triển về thể lực, chiều cao của trẻ để thấy được sự hiệu quả của chương trình...
Trước những băn khoăn của dư luận về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan đang triển khai bán hồ sơ mời thầu. Đã có 7 đơn vị đăng ký tham gia.
Sau khi hoàn thành khâu này, Sở sẽ công bố cụ thể tên của đơn vị trúng thầu tới tất cả phụ huynh. Nhưng, dù là đơn vị nào trúng thầu thì cũng phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế về chất lượng sữa và đủ năng lực để đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội tham gia đề án sữa học đường.
Để đảm bảo việc thực hiện Chương trình Sữa học đường diễn ra đạt mục tiêu, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo quản lý và giám sát. Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm giám sát về thông số kỹ thuật theo yêu cầu của Chương trình Sữa học đường TP Hà Nội. Cùng với đó là giám sát quá trình giao nhận, uống sữa của các em học sinh tại nhà trường.
Chương trình Sữa học đường là chủ trương tốt mà Chính phủ đã ban hành từ năm 2016 nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, nếu triển khai một cách khoa học, nghiêm túc và minh bạch, sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho 1,3 triệu trẻ em Hà Nội, mà còn kích thích kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai có vấn đề và nhiều câu hỏi về cách thực hiện chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Vấn đề quan trọng nhất chính là cần có cơ chế để kiếm soát tốt nguồn cung trên cơ sở minh bạch hóa giá cả, chất lượng lẫn địa chỉ đơn vị cung cấp. Chỉ khi có đầy đủ thông tin thì phụ huynh sẽ thấy việc tham gia là cần thiết mà không là bị "ép" tự nguyện để các trường hoàn thành chỉ tiêu.
Theo congly
Hà Nội: Tạm lùi thời gian đấu thầu đề án sữa học đường Theo lịch, hôm nay (ngày 1/10) là ngày đóng thầu đề án sữa học đường của Hà Nội. Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân trí trưa nay, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tạm lùi thời gian đấu thầu đến ngày 10/10. Theo ông Tiến, việc tạm lùi thời gian đấu thầu là để bổ...