Vẫn có gần 3.000 cơ sở ngang nhiên vi phạm ATTP
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm mới đây, Hà Nội đã có 699 đoàn thanh, kiểm tra đến gõ cửa 18.989 cơ sở, phát hiện 2.853 cơ sở vi phạm.
Dù các cơ sở đã bị xử phạt cảnh cáo, hủy sản phẩm, thậm chí đóng cửa nhưng nỗi lo mất vê sinh ATTP vẫn khiến người dân Thủ đô lo lắng.
Các đoàn kiểm tra đã sát sao, phát hiện nhiều vi phạm.
Đánh giá kết quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết: Các ban ngành đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm và công tác thanh kiểm tra… Trong “Tháng hành động vì ATTP” không có vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra.
Kết quả kiểm tra 18.989 cơ sở, cho thấy 15.501 cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 81,6%. Tổng số cơ sở vi phạm là 2.853 cơ sở, trong đó có 210 cơ sở bị phạt cảnh cáo; 133 cơ sở bị hủy sản phẩm; 52 cơ sở bị đóng cửa; 1.317 cơ sở bị nhắc nhở.
Bên cạnh đó, đoàn thanh kiểm tra cũng đã lấy 1.049 mẫu, gồm: 199 mẫu thịt, 188 mẫu thủy sản, 200 mẫu rau củ quả, 218 mẫu thực phẩm ăn ngay, 226 mẫu ngũ cốc, hạt, quả khô, bột; 17 mẫu nước uống đóng chai, 01 mẫu kem đá gửi kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm của thành phố. Kết quả, có 1.009/1.049 mẫu đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ 96,2%. Xét nghiệm nhanh đạt 28.356/30.544 mẫu, chiếm tỷ lệ 92,8%.
Tuy nhiên, theo ông Chung, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như công tác chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Các quận, huyện, thị xã, còn thiếu nguồn nhân lực làm công tác thanh kiểm tra nói chung và kiểm tra chuyên ngành nói riêng. Ý thức các chủ cơ sở – nhất là các chủ cơ sở nhỏ lẻ, quán ăn đường phố còn kém và còn thực hiện một cách đối phó. Riêng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ người tiêu dùng, vẫn còn tâm lý ngại va chạm…
Hà Dũng
Theo ngaynay
Ảnh : Xe biển xanh cũng lấn làn xe buýt nhanh BRT giữa phố Thủ đô
Tình trạng lấn làn xe buýt nhanh BRT tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội) ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí các ô tô biển xanh cũng vi phạm.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa là tuyến buýt nhanh chạy đường riêng đầu tiên tại Hà Nội được đưa vào khai thác từ ngày 1/1/2017. Tuyến có chiều dài khoảng 14 km. Hà Nội kỳ vọng tuyến buýt nhanh BRT trở thành phương tiện công cộng thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân Thủ đô.
Video đang HOT
Theo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, lượng hành khách của tuyến buýt nhanh BRT 01 tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng hành khách năm 2017 là 5 triệu lượt hành khách, năm 2018 là 5,3 triệu lượt hành khách, tăng hơn 6%.
Ô tô, xe máy phải đi trên làn đường hẹp nên khi ùn tắc giao thông, các phương tiện lấn vào làn BRT khiến buýt nhanh BRT trở thành... chậm.
Vào các giờ cao điểm từ 7h - 9h và từ 17h - 18h30, ngay trên trục đường Tố Hữu (quận Hà Đông), có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các phương tiện tràn vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh.
Cũng không quá khó để nhận thấy cảnh tượng lấn làn BRT diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Thậm chí cả váo ban đêm, hiện tượng xe máy, ô tô đi vào làn BRT cũng rất phổ biến.
Theo tài xế lái xe BRT mang biển kiểm soát 29B-150.92: "Hiện tượng các phương tiện giao thông khác lấn làn xe buýt nhanh BRT là chuyện thường ngày. Nhất là vào giờ cao điểm, vào các ngày mưa, tình trạng lấn làn xe BRT diễn ra nhiều hơn".
Dù không được phép đi vào làn xe buýt nhanh BRT, song chúng ta dễ dàng bắt gặp xe buýt thường lấn vào làn đường ưu tiên này.
Không khó để bắt gặp cảnh xe máy còn đi ngược chiều trên làn đường BRT.
Hành vi dừng, đỗ trên đường xe buýt nhanh BRT cũng không phải ngoại lệ.
Còn tài xế lái xe BRT mang biển kiểm soát 29B-152.42 cho biết: "Bình thường xe buýt BRT chạy từ đầu tuyến đến cuối tuyến mất 30-35 phút, nhưng vào giờ cao điểm, hôm tắc đường thì phải mất đến 50-60 phút, thậm chí là hơn".
Xe taxi sẵn sàng đi vào làn xe buýt nhanh BRT vào giờ cao điểm.
Không chỉ xe ô tô, xe máy, các phương tiện khác cũng sẵn sàng đi vào làn xe buýt nhanh BRT.
Theo Nghị định số 46/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định xử phạt hành vi đi không đúng làn đường quy định đối với người đi xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 5).
Với lỗi này, người đi xe máy (xe máy điện) chịu mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm g Khoản 4 Điều 6, Nghị định số 46/2016 của Chính phủ).
Một xe biển xanh "lạc" vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông (Điểm a, b, c, Khoản 1 và 2, Điều 22).
Hệ thống camera đã được lắp đặt trên tuyến đường buýt nhanh BRT. Đây là căn cứ để CSGT phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường ưu tiên buýt nhanh BRT.
Đến nay, công tác xử lý vi phạm lấn làn xe buýt nhanh BRT vẫn chưa được triệt để, không xử lý hết do đường hẹp, vào giờ cao điểm lượng phương tiện giao thông đi vào làn xe BRT là rất phổ biến.
KÔNG ANH
Theo VTC
Làm rõ nguồn gốc thực phẩm tại Công ty TNHH Great Global International Ngày 27/3, tin từ cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cho biết, đang kiểm tra, làm rõ vụ gần 1.000 công nhân Công ty TNHH Great Global International, thuộc Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn đã bỏ ăn trưa vì nghi ngờ công ty sử dụng thực phẩm bẩn. Theo ghi nhận của PV, sự việc xảy ra vào trưa...