Vận chuyển 3 tấn chim cút lậu, tài xế gợi ý chi 40 triệu đồng để được bỏ qua
Liên tiếp gợi ý “chung chi” hàng chục triệu đồng cho lực lượng CSGT, cán bộ Chi cục Thú y để được bỏ qua vi phạm, tài xế bị đoàn liên ngành nghiêm khắc cảnh cáo, đồng thời kiên quyết lập biên bản xử phạt.
Ngày 24/9, trao đổi với PV Dân trí, đại diện đoàn liên ngành phòng chống dịch ( Chi cục Thú y TPHCM) cho biết, đơn vị đang tạm giữ, bảo quản ở kho lạnh hơn 3,2 tấn thịt chim cút để chờ kết quả xét nghiệm và có hướng xử lý tiếp theo đúng quy định pháp luật.
Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch (Chi cục Thú y TPHCM) liên tiếp bắt các vụ vận chuyển thịt chưa qua kiểm soát giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y… từ các tỉnh vào TPHCM.
Theo thông tin ban đầu, khuya ngày 22/9, đoàn liên ngành phối hợp với Đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, PC67) Công an TPHCM mật phục tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2, TPHCM) và phát hiện xe tải loại 3,5 tấn từ hướng cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đổ về có dấu hiệu bất thường nên CSGT ra tín hiệu chặn dừng để kiểm tra.
Tuy nhiên, tài xế N.V.T (31 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang) cố bỏ chạy nên CSGT đuổi theo đến gần trạm thu phí cầu Phú Mỹ (phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2) thì chặn được. Lúc này, tài xế T. cho biết xe chỉ chở rau quả từ Lâm Đồng đi Tiền Giang và gợi ý “chung chi” nhưng các CSGT nghiêm khắc nhắc nhở đồng thời yêu cầu lái xe quay trở lại khu vực đoàn liên ngành để làm việc.
Nhân viên kiểm dịch xử lí số hàng vi phạm.
Khi tiến hành kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện trên xe tải có 74 thùng xốp (45kg/thùng) với tổng số hơn 3,2 tấn cút thịt. Tài xế không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch và đoàn kiểm tra xác định lô hàng chưa qua kiểm soát giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
Điều đáng nói, tài xế T. tiếp tục gợi ý chi số tiền 40 triệu đồng cho đoàn liên ngành để được bỏ qua khiến lực lượng chức năng đã phải một lần nữa nghiêm khắc cảnh cáo; đồng thời lập biên bản xử phạt 3 hành vi như trên và chuyển toàn bộ số thịt cút vào kho lạnh bảo quản, chờ kết quả xét nghiệm để xử lý theo quy định.
Video đang HOT
“Bước đầu xác định lô hàng thịt chim cút nói trên trị giá gần 140 triệu đồng được tài xế vận chuyển từ tỉnh Lâm Đồng về Tiền Giang tiêu thụ nhưng đã bị chặn bắt kịp thời tại cửa ngõ TPHCM”, đại diện đoàn liên ngành cho biết.
Đăng Lê
Theo Dantri
Chở hơn ký thịt bò ra khỏi tỉnh phải có hóa đơn?
Khi mua thịt heo, gà sống ở các tỉnh để đưa vô TP.HCM có giá trị từ 200.000 đồng trở lên nên xin hóa đơn để không bị phạt.
"Từ ngày 15-9, heo, gà sống hoặc thịt heo, thịt gà từ các tỉnh đưa vào TP.HCM có giá trị từ 200.000 đồng trở lên nếu không có nguồn gốc sẽ bị phạt nặng". Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết thông tin trên.
Phạt 6 triệu đồng
Theo ông Nguyên, trước đây hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật từ tỉnh vào TP.HCM không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 119/2013. Theo đó, mức phạt tiền 3-4 triệu đồng.
Kể từ ngày 15-9 tới đây, khi Nghị định 90/2017 có hiệu lực thi hành thì mức phạt này không còn như cũ mà đã tăng lên. Theo đó hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh sẽ bị phạt tiền 5-6 triệu đồng (khoản 4 Điều 11).
"Chưa hết, Nghị định 90 còn buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật không nguồn gốc. Trong trường hợp kiểm dịch lại, nếu phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thì buộc tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy do chủ lô hàng chi trả" - ông Nguyên lưu ý.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra chứng từ thịt heo chở từ tỉnh vào TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC
Phạt ít không ngán
Ông Nguyên cho biết do mức phạt trước đây không cao nên thực trạng thịt không nguồn gốc từ các tỉnh tuồn vào TP.HCM khá nhiều. Do chở thịt với số lượng ít không bị phạt nên có người chở heo biến chất từ các tỉnh vào TP.HCM tiêu thụ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng.
"Chỉ trong ngày 4-8, các đoàn liên ngành TP.HCM kiểm tra đột xuất và phát hiện bảy trường hợp thịt heo và gà từ các tỉnh đưa vào TP.HCM nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Chẳng những không có giấy kiểm dịch, thịt heo và gà còn được vận chuyển trên những xe không đảm bảo vệ sinh thú y. Ngoài phạt mỗi cá nhân vi phạm 3,5 triệu đồng, các đoàn kiểm tra còn buộc kiểm dịch lại lô hàng" - ông Nguyên nói.
Bà TTH (tiểu thương kinh doanh thịt heo ở chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM) rất đồng tình với Nghị định 90/2017. "Kinh doanh lâu năm nên tôi biết thịt chở vào TP.HCM không giấy chứng nhận kiểm dịch đa phần thiếu an toàn. Do vậy phải phạt ở mức cao hơn và buộc kiểm dịch lại lô hàng để ngăn chặn thực trạng trên" - bà H. nói.
Chở thịt qua tỉnh khác phải có hóa đơn
Chúng tôi đặt câu hỏi: "Một người nhà ở huyện Củ Chi (TP.HCM). Trong ngày giỗ, người này qua tỉnh Bình Dương mua 5, 10 kg thịt heo về nhà chế biến thức ăn. Vậy có bị phạt không?".
Ông Nguyên giải thích: "Nghị định 90 quy định phạt hành vi "vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ". Do vậy, thịt từ tỉnh đưa vào TP.HCM sử dụng bất cứ mục đích gì cũng phải có hóa đơn, chứng từ, giấy kiểm dịch ngoại tỉnh. Nếu không đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì bị phạt".
"Chẳng lẽ mua 3 kg thịt từ tỉnh Bình Dương vô TP.HCM cũng phải có chứng từ? Mang năm con gà từ tỉnh Đồng Nai vào TP.HCM cũng phải có hóa đơn?".
"Điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013 quy định người bán khi bán hàng có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên mà không lập hóa đơn cho người mua thì bị xử phạt tiền (từ 10 đến 20 triệu đồng). Do vậy, khi bán thịt hoặc gà sống có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì người bán hàng nên lập hóa đơn cho người mua hàng. Hóa đơn này là bằng chứng cho thấy người mua đã mua thịt heo và gà sống có nguồn gốc rõ ràng" - ông Nguyên giải thích thêm.
"Bên cạnh đó, người mua gà sống và thịt heo có giá trị từ 200.000 đồng trở lên nên yêu cầu người bán cho hóa đơn. Bởi trong quá trình vận chuyển gà sống và thịt heo từ các tỉnh vào TP.HCM, nếu cơ quan chức năng phát hiện lô hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên nhưng không có hóa đơn chứng từ thì sẽ bị phạt 5-6 triệu đồng theo Nghị định 90. Không chỉ vậy, cơ quan chức năng sẽ kiểm dịch lô thịt heo hoặc gà sống. Nếu kết quả không đạt thì chủ nhân còn bị phạt thêm tiền" - ông Nguyên lưu ý.
Theo ông Nguyên, Nghị định 90 nhằm mục đích ngăn chặn thực trạng tuồn heo bệnh, gà toi hoặc thịt biến chất từ tỉnh này qua tỉnh khác. "Từ ngày 15-9, cơ quan chức năng TP.HCM kiên quyết thực hiện đúng tinh thần Nghị định 90 để người dân TP được sử dụng thịt an toàn và hạn chế nguy cơ bệnh lây nhiễm từ động vật" - ông Nguyên nói.
Thịt mua trong TP.HCM không hóa đơn không bị phạt
Hiện nay Luật Thú y đã bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh nên Nghị định 90/2017 chỉ áp dụng cho động vật và sản phẩm động vật chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác.
Điều này có nghĩa là nếu lô hàng động vật sống hoặc thịt làm sẵn được vận chuyển trong nội bộ TP.HCM mà không có hóa đơn, chứng từ thì cơ quan chức năng TP sẽ không phạt.
Ông KHƯƠNG TRẦN PHÚC NGUYÊN, Trưởng phòng
Thanh tra chuyên ngành, Chi cục Thú y TP.HCM
TRẦN NGỌC
Theo PLO
Lý do Hà Nội chưa ra quân bắt chó thả rông Theo quy định, từ 15/9/2017, người nuôi chó không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị cơ quan chức năng phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. TPHCM đã ra quân bắt chó thả rông nhưng đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa mạnh tay xử lý......