Văn bằng của nước ngoài cấp phải qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng.
Bộ GD-ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Theo đó, cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại văn bản này bao gồm: Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong 4 trường hợp:
Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;
Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;
Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.
Video đang HOT
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Với văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên: Được công nhận theo những quy định của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
Người có văn bằng thuộc trường hợp này không phải làm thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của văn bản này.
Về thẩm quyền: Giám đốc Sở GD-ĐT công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông.
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT, công nhận các văn bằng sau đây: Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận sẽ là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
Văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Dân Trí
Tỷ lệ "chọi" khối C cao hơn năm trước
Tổng số lượng hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm nay giảm hơn 300.000 bộ hồ sơ so với năm trước xuống còn 1,4 triệu hồ sơ kéo theo lượng hồ sơ khối A, A1, D1 giảm. Điều đặc biệt, lượng hồ sơ khối B vẫn giữ ổn định, khối C lại tăng lên.
Sau nhiều năm sụt giảm hồ sơ ĐKDT khối C, năm nay lượng hồ sơ khối C đột biến tăng. Trong ảnh: Thí sinh thi đại học năm 2013.
Năm nay,tông sô hô sơ thi sinh dư thi đai hoc, cao đăng (ĐH, CĐ) năm 2014 nôp theo tuyên cac sơ GD-ĐT (chưa kê hô sơ nôp trưc tiêp tai cac trương va hô sơ khôi Quân đôi, công an) trên ca nươc la hơn 1,427 triêu hô sơ (năm 2013 lượng hồ sơ thi đại học, cao đẳng là 1,7 triệu). Trong đo, hô sơ đăng ky dư thi ĐH la gân 1,169 triêu, chiếm 82%; CĐ la hơn 258 nghin, chiếm 18%. Ngoai ra, con co hơn 16,4 nghin hô sơ đăng ky dư thi liên thông.
Trong tất cả các khối, lượng hồ sơ khối A giảm nhiều nhất. Năm nay, khôi A co hơn 447,9 nghin, chiêm 38,3% (giam 0,8% so vơi năm 2013); khôi A1 co hơn 131 nghin, chiêm 10,1% (giam 0,1%); khôi D1 co hơn 192,1 nghin hô sơ, chiêm 16,4% (giam 0,6%); khôi B không giam, co hơn 271,6 nghin hô sơ, chiêm 23,2%.
Đặc biệt, khôi C co hơn 75,28 nghin hô sơ, chiêm 6,4% (tăng 0,4% so vơi năm 2013).
Đôi vơi hô sơ đăng ky dư thi CĐ phân lơn cac khôi cung giam chi co khôi C co hơn 18,17 nghin, chiêm 7% (tăng 0,9%); cac khôi năng khiêu, nghê thuât... tăng 1,2%.
Theo Quy chế tuyển sinh mới năm nay, căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển vào học ĐH, CĐ đối với từng khối thi, từng ngành đào tạo.
Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc sửa đổi này để thực hiện việc xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường, thay thế tiêu chí đơn nhất là điểm sàn như những năm trước đây.
Sau khi công bố phương án điểm trúng tuyển, các trường công bố danh sách thí sinh trúng tuyển; công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển), gửi các sở GD&ĐT giấy triệu tập đối với thí sinh trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh (có đóng dấu đỏ của trường) đối với tất cả các thí sinh còn lại, kể cả thí sinh thi năng khiếu để các sở GD-ĐT chuyển cho thí sinh...
Các trường in 3 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ cho thí sinh. Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp 1 lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp thí sinh để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Theo Dantri
Hơn 17.500 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT Tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước: giáo dục THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%). Với tỷ lệ này, cả nước có 17.586 thí sinh (bao gồm 8.043 thí sinh giáo dục THPT và 9.543 thí sinh GDTX) không đỗ tốt nghiệp. Đây là những thống kê sơ bộ của Cục khảo...