Văn bản nóng của Sở GDvàĐT Hải Phòng khi U23 Việt Nam chuẩn bị đá trận chung kết
Sở GD&ĐT Hải Phòng vừa có văn bản gửi các đơn vị về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong các đơn vị trường học khi đội tuyển U23 Việt Nam vào chung kết.
ảnh minh họa
Văn bản ghi rõ: Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vừa thắng đội Qatar, Việt Nam đá chung kết, có thể học sinh, sinh viên và cán bộ, lãnh đạo, giáo viên, nhân viên sẽ ăn mừng thắng lợi đội tuyển Việt Nam.
Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị giáo dục chỉ đạo các trường học tăng cường quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên, tuyên truyền, nhắc nhở không có hành động quá khích, phản cảm, tham gia đua xe, không để kẻ xấu lợi dụng… đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.
Có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn cơ quan đơn vị.
Đồng thời, cử cán bộ trực theo dõi và kịp thời xử lý khi có sự việc xảy ra đối với học sinh, sinh viên, đơn vị trên địa bàn và báo cáo với Ban Giám đốc Sở GD&ĐT (nếu có).
Theo Giaoducthoidai.vn
Thanh Hóa: Giáo viên hợp đồng 'khóc òa' vì ưu tiên tuyển dụng đại học
Nhiều giáo viên mầm non có trình độ trung cấp thuộc diện hợp đồng lâu năm với các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đang vô cùng lo lắng khi không được xét hợp đồng lao động theo Quyết định số 3134/QĐ-UBND, ngày 23-8-2017 của UBND tỉnh.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ).
Bởi theo tiêu chí xét tuyển của Công văn 1253/LN-NV-GD&ĐT-LĐTB&XH của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), thì sẽ ưu tiên xét hết số người đạt trình độ đại học, sau đó đến cao đẳng rồi mới đến trình độ trung cấp.
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non.
Giờ học của cô và trò Trường Mầm non xã Thọ Diên (Thọ Xuân).
Nỗi lo mất việc
Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có hàng trăm giáo viên mầm non trong diện hợp đồng lao động thời vụ với các trường mầm non. Nhiều giáo viên đã gắn bó, cống hiến với ngành từ 5 đến hơn 10 năm.
Ngày 23-8-2017 UBND tỉnh có Quyết định 3134 về việc giao số lượng hợp đồng giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ; tổng số hợp đồng được giao là 1.200 người, khiến các giáo viên hợp đồng mang bao hy vọng sẽ được ký hợp đồng dài hạn để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xét tuyển, căn cứ vào tiêu chí xét tuyển của Công văn 1253/LN-NV-GD&ĐT-LĐTB&XH của Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, thì sẽ ưu tiên xét hết số người đạt trình độ đại học, sau đó đến cao đẳng rồi mới đến trình độ trung cấp... Điều này khiến nhiều giáo viên thuộc diện hợp đồng trường có bằng trung cấp sư phạm mầm non, mặc dù công tác nhiều năm,được cộng điểm ưu tiên vẫn không "chọi" được những người mới ra trường có bằng đại học.
Trường Mầm non xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) có 31 cán bộ, giáo viên, trong đó có 9 giáo viên hợp đồng thời vụ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, công tác tại trường từ năm 2013 cho biết: Năm 2005, tôi tốt nghiệp trung cấp sư phạm nhạc và được nhận vào dạy hợp đồng tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Như Xuân. Sau đó tôi xây dựng gia đình và về quê chồng ở xã Hoằng Tiến và được nhận vào làm nhân viên hợp đồng tại trường mầm non xã từ năm 2013. Năm 2014, tôi tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non hệ chính quy, loại giỏi.
Cũng từ năm 2014, tôi được đứng lớp, dạy trẻ. Là giáo viên mầm non công việc vất vả hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác. Hàng ngày tôi đến trường từ 6 giờ 30 phút cho đến 18 giờ mới về đến nhà. Với mức lương 2 triệu đồng/tháng, nhưng chúng tôi vẫn tha thiết gắn bó với nghề. Khi nhận được thông tin UBND tỉnh có hướng dẫn về hợp đồng với giáo viên mầm non, chúng tôi mừng lắm khi được làm hồ sơ dự tuyển.
Tuy nhiên, trong hướng dẫn quy định xét hết số người đạt trình độ đại học, cao đẳng chính quy mới đến trình độ trung cấp. Các ưu tiên cộng điểm khác sau đó mới được xem xét... Nếu chiếu theo các quy định trên, thì bản thân tôi và nhiều giáo viên khác trong đợt này sẽ khó có cơ hội để được tuyển dụng.
Trong khi đó, nhiều người có bằng đại học mới ra trường chưa hề cống hiến cho ngành ngày nào lại được xét hợp đồng đợt này. Gần 10 năm gắn bó với ngành, tôi mong ngành chức năng quan tâm, có những chính sách ưu tiên đối với những giáo viên đã cống hiến cho ngành. Hiện nay, chúng tôi rất lo lắng vì nếu sau khi tuyển dụng đủ giáo viên, chúng tôi có thể sẽ bị cho thôi việc.
Cùng chung hoàn cảnh trên, cô giáo Cao Thị Hạnh, giáo viên hợp đồng Trường Mầm non xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) cũng tâm sự: Tôi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm mầm non hệ chính quy năm 2014 và được nhận vào làm hợp đồng tại Trường Mầm non Hoằng Xuân.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi đã đi học đại học hệ tại chức (do phải đi dạy nên chỉ học thứ 7, chủ nhật) và tốt nghiệp tháng 8-2017. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xét hợp đồng đợt này, bằng đại học tại chức của tôi không được xét mà chỉ xét bằng chính quy. Mặc dù được cộng điểm ưu tiên thời gian hợp đồng (3 tháng thì được 1 điểm) tôi vẫn khó có cơ hội được trúng tuyển đợt xét này.
Cần sự quan tâm của ngành chức năng
Trường Mầm non xã Thọ Diên (Thọ Xuân) có 23 giáo viên, trong đó 8 giáo viên hợp đồng thời vụ. Các giáo viên này cũng đã gắn bó, cống hiến với ngành từ 5 đến hơn 10 năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh đã có gần 10 năm gắn bó với ngành nhưng trong đợt xét tuyển này cô cùng nhiều giáo viên của trường khó có cơ hội được tuyển dụng do chỉ có trình độ trung cấp sư phạm mầm non. Đưa tay gạt những giọt nước mắt, cô Lan Anh nói: "Chúng tôi mong ngành chức năng xem xét thực tế để nghiên cứu, đưa ra các quy định, ưu tiên tuyển dụng phù hợp, tránh thiệt thòi cho những giáo viên đã cống hiến nhiều năm cho ngành".
Ông Lê Huy Nhị, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân cho biết: Huyện Thọ Xuân được giao chỉ tiêu hợp đồng giáo viên mầm non đợt này là 66 người. Toàn huyện có tổng 273 hồ sơ dự tuyển, trong đó có 50 hồ sơ có bằng đại học, cao đẳng chính quy, còn lại 187 hồ sơ có bằng trung cấp và sẽ xét lấy 16 hồ sơ.
Từ những bất cập trong quá trình triển khai, ngày 20-11-2017, UBND huyện Thọ Xuân đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh. Cụ thể: Theo Quyết định số 04/VBHN-BGD&ĐT ngày 24-12-2015 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non, quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; không quy định hệ đào tạo chính quy hay tại chức.
Theo hướng dẫn liên ngành Sở Nội vụ, GD&ĐT, LĐTB&XH thì quy định đối tượng xét hợp đồng là tốt nghiệp hệ chính quy; thứ tự xét lao động hợp đồng: Xét hết người đạt trình độ đại học, sau đó đến trình độ cao đẳng và đến trình độ trung cấp. Như vậy, những người tốt nghiệp hệ đào tạo tại chức và các hình thức đào tạo khác (không chính quy) thì không được dự xét hợp đồng.
Mặt khác, theo thứ tự xét như trên, thì những người đã có thời gian hợp đồng làm giáo viên dạy tại các trường mầm non, có nhiều kinh nghiệm và cống hiến nhưng không có cơ hội để được xét lao động hợp đồng, do bằng chuyên môn có trình độ trung cấp.
Trong khi đó, có nhiều trường hợp mới ra trường chưa có thời gian hợp đồng làm giáo viên ở các trường mầm non nhưng có trình độ đại học, cao đẳng lại trúng tuyển xét hợp đồng. Tình hình trên gây ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở địa phương.
Cũng giống thực trạng trên, bà Lương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cũng : Quan Sơn là một trong 63 huyện nghèo của cả nước, do đó việc cống hiến cho sự nghiệp giáo dục miền núi của những giáo viên, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện trong những năm qua là hết sức quý giá và đáng trân trọng.
Nhằm bảo đảm quyền lợi và tạo việc làm ổn định lâu dài cho các trường hợp giáo viên đã hợp đồng giảng dạy tại các trường, chúng tôi mong ngành chức năng xem xét ưu tiên tuyển dụng trong đợt này.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sau khi có phản ánh của các huyện còn vướng mắc trong việc xét hợp đồng giáo viên mầm non, ngày 27-12-2017, UBND tỉnh đã có cuộc họp nghe báo cáo về tình hình xét tuyển trên. Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Quan Sơn về những vướng mắc mà các huyện này chưa giải quyết được.
Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất đồng ý cho các huyện ưu tiên xét số giáo viên đang hợp đồng lâu năm tại các trường mầm non theo thứ tự ưu tiên trình độ đại học đến cao đẳng rồi đến trung cấp, nếu còn chỉ tiêu mới xét tuyển đến các đối tượng khác.
Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT, hiện nay, phần lớn các địa phương đã thẩm định xong danh sách xét hợp đồng giáo viên mầm non đợt này. Còn một số địa phương chưa trình danh sách thẩm định, gồm: Huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, TP Thanh Hóa và Hậu Lộc.
Theo Vietnammoi.vn
Hà Nội triển khai chuẩn bị điều kiện áp dụng chương trình, SGK mới Ngày 20/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị. Theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - hội nghị tập...