“Ván bài domino” trong các cuộc khủng hoảng quốc tế hiện nay
Chỉ trong vòng hai tuần vừa qua đã diễn ra ba sự kiện quốc tế quan trọng: các nước châu Âu đạt thỏa thuận tạm thời nhằm giữ chân Hy Lạp ở lại Khu vực Đồng Euro (Eurozone), Hội nghị thượng đỉnh bốn bên ở Minsk (Belarus) đưa ra lộ trình ngừng bắn ở miền Đông Ukraine…
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (bìa trái) và người đồng cấp Iran Javad Zarif (bìa phải) gặp nhau tại Geneva hôm 22/2 (Nguồn: AFP)
… Cũng như tiến triển đáng ghi nhận trong đàm phán hạt nhân Mỹ – Iran đạt được ở Geneva (Thụy Sỹ). Giới quan sát quốc tế nhận định, những khủng hoảng nói trên đang tác động lẫn nhau nhau một cách chặt chẽ và mật thiết như một ván bài domino.
Trước tiên, có thể thấy nước Đức đang phải gánh vác nhiều trọng trách lớn của châu Âu. Là chủ nợ lớn nhất ở châu Âu, Đức có nhiều lợi thế chính trị đối với các quốc gia chịu nợ như Hy Lạp – nơi mà sinh kế của người dân đang phải phụ thuộc vào việc liệu Thủ tướng Đức Angela Merkel có sẵn sàng thông qua kế hoạch trợ giúp tiếp theo hay không.
Nhiều người cho rằng thỏa thuận đạt được tại Brussels (Bỉ) hôm 24/2 vừa qua là một chiến thắng của Đức trước Hy Lạp khi các Bộ trưởng Tài chính của khối Eurozone đã cùng với Đức chấp thuận kéo dài kế hoạch trợ giúp kinh tế cho Hy Lạp thêm 4 tháng. Tuy nhiên, trong vòng 4 tháng nữa, Hy Lạp và Đức có thể nảy sinh bất đồng mới, bởi lẽ Athens có thể sẽ không giành được sự tín nhiệm và thành quả mà Berlin cần để khẳng định vị thế chính trị của nước Đức cũng như triển vọng tiếp tục áp đặt chính sách “thắt lưng buộc bụng” lên khắp châu Âu. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nhân, chính trị gia đang lo ngại về kịch bản “Grexit” (việc Hy Lạp tách khỏi Eurozone), đe dọa gây ra những ảnh hưởng khôn lường đến châu Âu.
Video đang HOT
Để lèo lái nước Đức vượt qua cuộc khủng hoảng Eurozone, “ bà đầm thép” Merkel cần phải làm bình ổn khu vực Đông Âu. Trong những ngày qua, Thủ tướng Đức đã thực hiện hàng loạt chuyến đi ngoại giao và tại thủ đô Minsk (Belarus) hôm 12/2, bà Merkel đã cùng với lãnh đạo các nước Nga, Pháp, Ukraine đưa ra thỏa thuận hòa bình cho xung đột ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, các nỗ lực không mệt mỏi của Đức cho đến nay vẫn chưa thể làm hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Về phần mình, Mỹ đã liên tục cảnh báo Moscow rằng Washington có thể sẽ viện trợ vũ khí sát thương cho quân đội chính quyền Ukraine nếu chiến sự ở miền Đông Ukraine tiếp tục leo thang. Tuy vậy, nếu muốn tập trung vào xung đột ở Đông Âu, Mỹ cần phải giải quyết các bất ổn ở “chảo lửa” Trung Đông, trong đó có quan hệ với Iran. Ngày 22/2, trong cuộc gặp tại Geneva (Thụy Sỹ), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Javad Zarif đã đạt được nhiều quan điểm chung xoay quanh vấn đề đàm phán hạt nhân, qua đó hai bên đã nhất trí định mức uranium mà Tehran được làm giàu và tích lũy, cũng như những biện pháp nới lỏng trừng phạt quốc gia Hồi giáo của chính quyền Washington. Kết quả từ cuộc gặp tại Geneva cũng mở đường cho hai bên đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực có lợi ích song trùng, chẳng hạn như cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.
Tóm lại, Đức đang muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với Nga để kiểm soát nguy cơ khủng hoảng trong Eurozone. Nga lại cần một thỏa thuận với Mỹ để hạn chế sự hiện diện của Washington tại khu vực ảnh hưởng truyền thống của Moscow. Trong khi đó, Mỹ muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề hạt nhân với Iran để có đủ sức tập trung vào cuộc đối đầu với Nga. Như vậy, có thể thấy, các cuộc khủng hoảng kể trên đều liên quan chặt chẽ với nhau, cho dù mỗi cuộc khủng hoảng diễn ra ở mức độ khác nhau.
Trong thời gian đến, Đức và Nga có thể sẽ tìm được cách để giải tỏa bất đồng, Mỹ và Iran cũng như vậy. Nhưng rõ ràng, khủng hoảng Eurozone vẫn là nguy cơ lớn tiềm tàng, và Nga vẫn sẽ luôn cảnh giác cao độ trước những động thái của Mỹ ở Đông Âu. Nếu xem xét từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra đến nay, Nga cho thấy rằng, dù có chịu sự trừng phạt kinh tế thì Moscow vẫn sử dụng mọi biện pháp để đáp trả lại đối thủ ở phía bên kia Đại Tây Dương.
(Tác giả Reva Bhalla là chuyên gia phân tích chính trị quốc tế của Mạng tin tình báo chiến lược Stratfor (Mỹ). Bài viết trên, đăng tải trên trang web Stratfor ngày 25/2, phản ánh quan điểm riêng của tác giả).
Theo Dantri
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sẵn sàng trừng phạt bổ sung Nga
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 25/2 cho biết các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga đã "sẵn sàng" nếu tình hình ở miền Đông Ukraine cần có sự phản ứng đáng kể, do cả Nga và phe ly khai ở Ukraine đều không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn.
Đoàn xe của lực lượng li khai miền đông tại khu vực giới tuyến gần thành phố Starobeshevo, vùng Donetsk ngày 25/2 (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho hay châu Âu sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga nếu cần thiết. Tuy nhiên, bà Merkel bày tỏ hy vọng rằng lệnh ngừng bắn hiện tại rốt cuộc sẽ đem lại những kết quả tích cực.
Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Boguslaw Pacek cùng ngày cho hay Vacsava dự định sẽ cử các huấn luyện viên quân sự tới Ukraine để giúp huấn luyện các binh sĩ. Theo ông Pacek, số lượng các huấn luyện viên sẽ được quyết định vào tháng 3 tới, với khoảng từ 1 chục cho tới vài chục người.
Trong khi đó, về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết việc Kiev quyết định ngừng cung cấp khí đốt cho miền Đông Ukraine đã khiến Moskva phải bắt đầu cung cấp khí đốt trực tiếp cho khu vực này, đồng thời cho rằng động thái này của Kiev có vẻ như là "hành động diệt chủng".
Ông Putin cũng cho hay Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine nếu Kiev không thanh toán tiền mua khí đốt cho Moskva - điều "sẽ gây khó khăn" cho việc trung chuyển khí đốt tới châu Âu.
Các nhà lãnh đạo lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine hồi tuần trước nói rằng Kiev đã bất ngờ ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực này, đồng thời kêu gọi Nga cung cấp nguồn năng lượng này. Naftogaz - công ty khí đốt quốc gia của Ukraine - đã xác nhận vụ việc trên và cho biết nguyên nhân là do giao tranh làm đường ống dẫn khí đốt bị hư hại.
Hãng tin RIA-Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng tối 25/2 cho biết trận đấu tăng tại làng Shirokino ở phía Nam tỉnh Donetsk tiếp tục diễn ra với sự tham gia của từ 3-4 xe tăng mỗi bên.
Trước đó, lực lượng Ukraine thông báo đã tiêu diệt 1 xe tiếp xăng và 1 hệ thống phòng không của dân quân ly khai trong cuộc giao tranh ở Shirokino.
Làng Shirokino thuộc huyện Novoazovsk, nằm trên bờ biển Azov và ở giữa thành phố Mariupol (thuộc quyền kiểm soát của quân đội Ukraine) và Novoazovsk (thuộc quyền kiểm soát của dân quân DPR). Mùa Thu năm 2014, ngôi làng này thuộc quyền kiểm soát của dân quân DPR, sau đó được xem là lãnh thổ trung lập. Đầu tháng 2, lữ đoàn Azov của Ukraine đã giành quyền kiểm soát Shirokino.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nga, Đức, Pháp không để Kiev phá hoại tiến trình hòa bình ở Donbass. Thông cáo chung của các đại diện toàn quyền và chính thức của DPR và LPR tại Nhóm Tiếp xúc là Denis Pushilin và Vladislav Dane lưu ý rằng Kiev đang tìm cách rút lại chữ ký trong văn kiện về việc rút vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến.
Theo TN/baotintuc.vn
Từ Ukraine đến quan hệ Nga-Trung Nếu Mỹ ép Nga, Trung Quốc sẽ khai thác công nghệ quân sự của Nga để củng cố kiểm soát trên biển Đông. Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin đêm 26-2, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ Khúc Tinh tuyên bố nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Ukraine nằm trong ván cờ chiến lược giữa Nga và phương Tây, do...