‘VAMC xử lý nợ xấu chưa thực sự hiệu quả’
Ủy ban Kinh tế còn nhiều lo ngại khi thẩm tra tình hình kinh tế – xã hội…
Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại thực chất.
Xử lý nợ xấu khó thực chất, lạm phát thấp nhưng doanh nghiệp khó khăn ở mức báo động… Ủy ban Kinh tế còn nhiều lo ngại khi thẩm tra tình hình kinh tế – xã hội.
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khái quát, 5 năm qua nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt thấp so với nghị quyết của Quốc hội. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 5,88%/năm thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân (6,5%-7%).
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để
Nhận định về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực sự hiệu quả. Các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm lớn nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại thực chất. Có ý kiến đề nghị đánh giá hoạt động của VAMC và cơ chế, chính sách mua ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng cần công khai, minh bạch.
Liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính quá chậm so với kế hoạch nhưng các nguyên nhân gây nên sự chậm trễ chưa thuyết phục. Nhất là chưa đề xuất điều chỉnh chính sách thích hợp và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quy trách nhiệm cá nhân; một số doanh nghiệp đã cố phần hóa nhung chưa có chuyển biến về chất đối với quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Đánh giá chung về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng đã đạt một số kết quả quan trọng, góp phần làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực hơn nhưng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “hoàn thành cơ bản cơ cẩu ỉạỉ nền kỉnh tế đế phát triền nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội ” theo nghị quyết của Quốc hội; mô hình tăng trưởng mởi chưa định hình một cách rõ nét.
Giá dầu quá thấp, khai thác quá nhiều
Đánh giá tình hình 2015, đồng tình với nhận định kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực, song một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế cho rằng việc phục hồi tăng trưởng thiếu yếu tố bền vững.
Video đang HOT
Những ý kiến này lo ngại rằng việc khai thác dầu vượt kế hoạch đề ra trong điều kiện giá dầu ở mức giá quá thấp. Cụ thể năm 2014, sản lượng dầu thô khai thác là 17,4 triệu tấn tăng gần 1,2 triệu tấn so với kế hoạch.
Lo ngại khác từ Ủy ban Kinh tế là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng ở mức 2,08% so với mức tăng 3% của cùng kỳ năm 2014.
Nông nghiệp là ngành đóng góp xuất khấu lớn và xuất siêu khoảng 10 tỷ USD/năm nhưng giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu tình trạng được mùa mất giạ, khó khăn tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập của người sản xuất nhất là nông dân.
Năm 2015 đã nhập siêu trở lại sau 3 năm 2012-2014 xuất siêu. Khu vực kinh tế trong nước luôn ở tình trạng nhập siêu (giai đoạn 2011-2014 nhập siêu 56,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2015 nhập siêu 15,8 tỷ USD), trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu, đóng góp của một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn tạo nguồn ngoại tệ dồi dào tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và góp phần tích cực ốn định kinh tế vĩ mô.
Với CPI, nhận định của Chính phủ khá lạc quan, song cơ quan thẩm tra còn nhiều ý kiến khác nhau. Hai năm 2014-2015 lạm phát thực tế thấp xa so với kế hoạch đề ra, cho thấy mặt tích cực củng cố thêm đối với kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn tạo lòng tin vào đồng tiền Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kiểm soát chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thắt chặt đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể lớn trong những năm qua là đáng báo động và sẽ tác động tiêu cực trong trung hạn, dài hạn. Năm 2013 có khoảng 60.000, năm 2014 khoảng 67.800 và 9 tháng năm 2015 đã có 54.566 doanh nghiệp, chỉ trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp khó khăn tương đương cả năm 2011 và 2012.
Ủy ban Kinh tế cũng nhận xét, việc thực hiện một số chính sách mới như gói giải pháp hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp 30 nghìn tỷ đồng đã có chuyển biển nhưng dư nợ cho vay vẫn rất thấp.
Bên cạnh đó, kết quả thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản thấp xa so với nhu cầu chính đáng của ngư dân, chưa đáp ứng và góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo như mong muốn của nhân dân.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn nhưng mức độ đi vào cuộc sống còn hạn chế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và đưa ra các giải pháp khắc phục, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Theo VnEconnomy
Tháng 8, xuất siêu 350 triệu USD: Mừng trước mắt, lo về dài
Theo công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất siêu 346,4 triệu USD trong tháng 8/2015. Điều này có tạo đà giúp cán cân thương mại bớt thâm hụt, nhất là khi doanh nghiệp FDI đang chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu, còn doanh nghiệp nội nhập siêu đến 11,22 tỷ USD trong 8 tháng qua
Nếu số liệu chuẩn xác, thì đây là lần thứ hai cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư kể từ đầu năm nay (vào tháng 4/2015, cả nước xuất siêu gần 150 triệu USD). Thật ngạc nhiên khi số liệu xuất siêu của Tổng cục Hải quan lại vênh với số liệu Tổng cục Thống kê công bố trước đó, là cả nước nhập siêu 100 triệu USD trong tháng 8/2015.
Xuất siêu thuộc về ai?
Thực ra, số liệu ngành thống kê là ước tính, lấy theo số liệu đến ngày 20 hàng tháng để kịp công bố vào gần cuối tháng. Trong khi số liệu ngành hải quan thu thập theo số liệu cuối tháng và công bố vào giữa tháng sau.
Chỉ riêng con số thống kê xuất nhập khẩu cũng đủ thấy sự thiếu thống nhất giữa hai cơ quan quản lý. Và sẽ thật tai hại cho nền kinh tế nếu các số liệu thống kê được công bố lại chênh lệch nhiều hoặc không chuẩn xác. Bài học của vụ sai lệch số liệu nhập siêu từ Trung Quốc đến 20 tỷ USD trong năm 2014 vẫn còn đó.
Quay lại con số xuất siêu 346,4 triệu USD, thoạt nhìn qua cứ tưởng sẽ khiến cán cân thương mại của Việt Nam đỡ thâm hụt, bớt lo chuyện nhập siêu. Dựa trên số liệu Tổng cục Hải quan, con số xuất siêu có đóng góp rất lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo đó, khối FDI tiếp tục xuất siêu 187 triệu USD trong tháng 8 (chiếm hơn một nửa con số xuất siêu tháng 8), nâng mức xuất siêu của khối này trong 8 tháng lên 7,45 tỷ USD. Còn khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu tới 11,12 tỷ USD trong 8 tháng qua.
Điều đáng nói, số liệu xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong 8 tháng qua đã đạt 72,35 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi giá trị nhập khẩu của khối FDI trong 8 tháng lên 64,89 tỷ USD, chiếm đến 58,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trả lời trên hãng tin BBC mới đây trước số liệu xuất siêu vừa công bố của tháng 8/2015, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành phải thốt lên rằng việc dựa vào các doanh nghiệp FDI để thúc đẩy xuất khẩu không phải là hướng đi phù hợp.
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, Việt Nam đang phát triển một nền kinh tế gia công chứ không phải một nền kinh tế có giá trị gia tăng lớn, như vậy là xuất giúp cho nước khác. Điều đó rất nguy hiểm vì Việt Nam không có một nền kinh tế phát triền bền vững và từ đó không nâng cao năng suất lao động lên được, không hiện đại hóa được các lĩnh vực sản xuất.
Một yếu tố khác được đặt ra là, với con số xuất siêu như trên, có phản ánh được gì từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội trước doanh nghiệp FDI hay chưa, khi vẫn đang trong giai đoạn phải nhập siêu và liệu có tạo đà khởi sắc cho lĩnh vực sản xuất trong nước thời gian tới?
Thẳng thắn mà nói, việc các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế về xuất khẩu là vì khối này mạnh về tiềm lực tài chính, về thị trường và chiến lược đầu tư sản xuất bài bản.
Còn các doanh nghiệp nội thì sao? Trong lúc đang loay hoay chưa rõ sẽ tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) như thế nào thì đã bị doanh nghiệp FDI chớp cơ hội ngay từ đầu.
Cũng cần lưu ý, xuất khẩu thời gian tới được dự đoán sẽ khá chật vật. Báo cáo phân tích tháng 9/2015 của công ty CP chứng khoán Nhất Việt (VFS) có nhận định rằng chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,6 điểm trong tháng 7 xuống còn 51,3 điểm trong tháng 8/2015, điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất có mức cải thiện yếu nhất kể từ tháng 3/2015.
Mạnh được, yếu thuaTheo VFS, sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ chậm lại, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Việc giảm nhu cầu của khách hàng quốc tế và áp lực cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc được coi là những nhân tố dẫn đến giảm số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Thông tin từ giới phân tích tài chính hiện nay cho biết xuất khẩu trong nước đang tăng chậm do ảnh hưởng giảm mạnh từ các mặt hàng nông thủy sản. Việc đồng tiền của các nước xuất khẩu khác giảm làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các nước này. Nhu cầu thế giới giảm do tác động của tình hình Trung Quốc dự kiến sẽ còn tác động tiêu cực đến xuất khẩu thời gian tới.
Đơn cử, theo số liệu Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu của nhóm nông sản, thuỷ sản trong 8 tháng năm 2015 đã giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2014 do một số mặt hàng chủ lực như: thủy sản, cà phê, gạo, cao su giảm mạnh. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng giảm đến 46,6% so với cùng kỳ do giá dầu thô, than đá giảm liên tục.
Chính vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm đến nay thấp hơn mục tiêu đề ra nên giới chuyên gia dự đoán xuất khẩu sẽ khó mà đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm 2015 (tương đương đạt 165 tỷ USD). Muốn đạt được thì các tháng cuối năm, mỗi tháng phải xuất khẩu trên 14,67 tỷ USD, cao hơn so với 8 tháng đầu năm khoảng gần 1,5 tỷ USD. Đây là con số không tưởng khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, nhu cầu hàng hóa giảm sút.
Việt Nam đã xuất siêu 346,4 triệu USDtrong tháng 8/2015, trong đó hơn một nửa thuộc về doanh nghiệp FDI
Mới đây, trên tờ Finacial Times có cho biết kinh tế thế giới đang đứng trước làn sóng giảm phát thứ ba. Có thể làn sóng thứ ba sẽ đến từ một cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi. Nếu điều đó xảy ra thì việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng thêm khó khăn.
Ngoài ra, việc biến động tỷ giá gần đây cũng có khả năng sẽ tiếp tục "chọc ngoáy" vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Theo PGs.Ts Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), với một nền kinh tế có độ mở lớn cùng một cơ chế neo tỷ giá theo USD như Việt Nam, giá trị VND sẽ gia tăng so với hàng loạt các nước bạn hàng chủ chốt của Việt Nam như EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước ASEAN... Do đó, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu suy giảm, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và cán cân thương mại.
Cho nên, nếu nhìn vào xuất siêu của tháng 8 và ngẫm lại tình hình nhập siêu trong 8 tháng qua thì rõ ràng xuất siêu mới là nhất thời. Hãy nghĩ theo quy luật thị trường là "mạnh được, yếu thua".
Xuất siêu chỉ vững chắc và mang lại lợi ích khi Việt Nam có nền tảng đổi mới rõ nét, giảm dần xuất thô, tạo danh mục xuất khẩu chủ lực có giá trị cao. Doanh nghiệp trong nước phải thực sự có đủ nội lực trước hội nhập. Còn Nhà nước cần sớm có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nội thích nghi thị trường quốc tế, có chiến lược thị trường linh hoạt.
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư
-------------------------------
Nếu nhìn ở sức khỏe của nền kinh tế, sự yếu kém của khu vực doanh nghiệp nội là điều không thể chối cãi. Mà doanh nghiệp nội yếu thì không thể tiếp thu được tinh hoa công nghệ do doanh nghiệp FDI mang tới. Doanh nghiệp trong nước yếu, Việt Nam cũng không thể có được một nền kinh tế tự chủ...
Theo Thời báo Kinh doanh
Việt Nam nhập 34.000 ô tô nguyên chiếc từ đầu năm So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong 4 tháng đầu năm nay ước tăng hơn 125% về lượng và tăng gần 190% về giá trị. Qua đó, góp phần đưa mức nhập siêu hàng hóa từ đầu năm lên 3 tỷ USD. Sức tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam đang cho thấy sự tăng...