Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Theo dõi VGT trên

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ “thịt” xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu: vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ – càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim. Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Video đang HOT

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc – thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là “một giải pháp rất cục bộ”, không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật – đặc biệt là động vật có vú – và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn bắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ – khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là “shipper chuyên nghiệp” và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: “Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái”.

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: “Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng”.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Những 'shipper' tự nhiên đang kêu cứu khiến cây cối khóc theo

Khi khí hậu đổi thay, thực vật phải thay đổi phạm vi của chúng. Nhưng chúng có thể kịp di cư không khi 'shipper' trong thế giới tự nhiên - những loài động vật phát tán hạt giống - cũng đang kêu cứu.

Những shipper tự nhiên đang kêu cứu khiến cây cối khóc theo - Hình 1

Cả dơi và chim ở Guam đều đang kêu cứu

Rất nhiều trong số loài thực vật phụ thuộc vào các loài chim và động vật có vú ăn trái cây để phát tán hạt giống (con người trước kia cũng nằm trong đội ngũ "shipper" tự nhiên này). Nhưng người ta vẫn còn tranh cãi liệu các loài động vật có thể phát tán hạt giống đủ xa và nhanh để theo kịp tốc độ nóng lên của thế giới hay không, nhất là khi bản thân động vật cũng đang gặp rắc rối trước sự thay đổi của thế giới do con người gây ra.

Việc nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers bước vào nghiên cứu vấn đề sinh thái này thông qua một loại tai họa do con người tạo ra mà các nhà khoa học gọi một cách hoa mỹ là "thí nghiệm tình cờ".

Rogers đã nhận công việc vào năm 2002 trên đảo Guam ở Thái Bình Dương và quần đảo Mariana lân cận để nghiên cứu loài rắn cây nâu xâm lấn được đưa đến Guam. Chúng có thể đổ bộ lên đảo từ một tàu chở hàng hồi Thế chiến thứ 2. Trong những thập niên tiếp theo, những con rắn lớn này phát triển mạnh tiêu diệt nhiều loài động vật bản địa.

Nhiệm vụ ban đầu của Rogers là theo dõi những trường hợp được báo cáo từ các hòn đảo gần đó. Rogers mô tả công việc "đã cho tôi rất nhiều thời gian chỉ để nhìn chăm chú vào cây cối, cố gắng phát hiện những con rắn. Và tôi nhận ra rằng thực ra có nhiều khác biệt giữa rừng ở Guam và rừng trên các đảo khác".

Và vì vậy, trong luận án tiến sĩ của mình, Rogers quyết định giải quyết câu hỏi liệu thủ phạm chính làm thay đổi hệ thực vật ở Guam có phải là những con rắn hay không.

Mối liên hệ tiềm năng là thế này: Nhiều loài thực vật dựa vào động vật để phát tán hạt giống và điều đó thường được thông qua trái cây. Giống như kiểu con ngựa thành Troy mini trong hệ sinh thái, trái cây tiến hóa để cùi của nó là mồi nhử bổ dưỡng và hấp dẫn động vật ăn và nuốt cả hạt của cây.

Sau khi ăn, con vật tiếp tục di chuyển. Sau một thời gian, nó thải những hạt đã nuốt ở đâu đó cách xa vị trí cây kia.

Vô số yếu tố sẽ quyết định liệu một hạt giống có thể phát triển thành cây trưởng thành hay không. Nhưng bằng cách sử dụng cánh, chân, ruột và phần lưng của động vật, thực vật có rễ đã tiến hóa theo cách phân tán các hạt giống của chúng đi xa hơn, rộng hơn.

Ở Guam, cây rừng dựa vào 7 loài phân tán chính gồm 6 loài chim và 1 loài dơi, nhưng rắn sau khi có mặt ở đây đã tàn sát chúng. Khi Rogers đến, chỉ còn lại một loài chim làm công việc phân tán hạt và cũng chỉ trong một phạm vi hạn chế, còn số lượng dơi giảm xuống còn khoảng 50 cá thể. Vì vậy, về cơ bản, hạt giống không còn được phát tán một cách bình thường sau khi con người mang rắn tới đây.

Bên kia đảo, trái cây giờ đây chỉ còn phát tán hạt mầm bằng những quả rơi xuống đất rừng, ngay dưới gốc chúng. Rogers nhận thấy có người thắng kẻ thua trong số hệ thực vật ở Guam. Một số loài ít phụ thuộc vào động vật đang phát triển mạnh là kẻ thắng. Nhưng nhiều cây ăn quả và cây bụi bản địa đang gặp khó khăn đã trở thành bên thua cuộc. Chỉ có điều kết quả thắng ít thua nhiều dẫn đến hệ sinh thái nơi đây ít sự pha trộn hơn và kết quả là sự đa dạng về thực vật trong rừng cũng thấp hơn.

Đặc biệt đáng chú ý là những gì xảy ra khi một cây trưởng thành bị đổ trong rừng. Thông thường, khi một cây lớn đổ xuống sẽ tạo khoảng trống cho hàng loạt cây con đang phát triển cạnh tranh nguồn ánh sáng mới xuất hiện. Nhưng ở Guam hiện giờ, những khoảng trống này được lấp đầy rất chậm vì hạt giống không được các "shipper" truyền thống là 6 loài chim và 1 loài dơi đưa vào.

Ở xã hội loài người, khi một hãng vận chuyển ngừng hoạt động sẽ có hãng khác xuất hiện thế chỗ ngay, nhưng ngoài tự nhiên thì khác. Rogers nói: "Khi bạn mất đi đội ngũ phân tán hạt giống, sẽ không có đội khác thay thế để có thể đảm nhận vai trò đó trong hệ thống".

Nếu đây chỉ đơn giản là một kiểm nghiệm vô tình trên một hòn đảo xa xôi giúp xác nhận giả thuyết về sự phụ thuộc của thực vật vào động vật ăn trái cây, thì đó lại là một điều bất hạnh cho không chỉ hệ sinh thái nơi đây. Với việc quần thể động vật hoang dã đang giảm mạnh trên toàn thế giới, giới sinh thái học lo ngại rằng hiện tượng trên đảo Guam lại là một lời cảnh báo có quy mô toàn cầu.

Ở Madagascar, các nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số cây có nguy cơ tuyệt chủng, gồm các loài cọ và baobab do hạt của chúng quá lớn để bất kỳ động vật nào hiện giờ có thể nuốt và phân tán. Các loài vượn cáo và chim voi khổng lồ vốn chịu trách nhiệm phân bố hạt của các loại cây nói trên nhưng chúng đều đã tuyệt chủng. Thảm họa của vượn cáo và chim voi dẫn đến thảm họa cho cây baobab khi hạt của chúng trở thành "trái ma".

Ở miền Tây nước Mỹ và Mexico, khi số lượng chim giẻ cùi pinyon giảm mạnh, các nhà sinh thái học lo lắng về sự tồn tại lâu dài của loài thông pinon do hạt của chúng được những con chim này thu nhặt và phát tán. Những ví dụ như thế này tồn tại trên khắp thế giới.

Nhưng một vấn đề thậm chí còn lớn hơn là thực vật đang cần động vật triển khai dịch vụ vận chuyển hỏa tốc để phát tán hạt giống nhanh hơn bao giờ hết. Khi nhiệt độ tăng nhanh do biến đổi khí hậu, nhiều loài thực vật sẽ phải di chuyển đến những nơi mát hơn để tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà sinh thái học cho thấy rằng quần thể động vật đang bị thu hẹp trên thế giới không có khả năng "nhận đơn" cho những cuộc di cư này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã được nghịch lý 'ông nội': Du hành thời gian sắp thành hiện thực?Giải mã được nghịch lý 'ông nội': Du hành thời gian sắp thành hiện thực?
12:51:50 11/01/2025
Ngư dân câu được cá trê khổng lồ nặng hơn 130kg trên sôngNgư dân câu được cá trê khổng lồ nặng hơn 130kg trên sông
11:12:40 10/01/2025
Hai phi hành gia lạc quan dù mắc kẹt ngoài không gianHai phi hành gia lạc quan dù mắc kẹt ngoài không gian
11:12:29 10/01/2025
Điểm danh những loài động vật nhỏ nhất thế giới ít ai biếtĐiểm danh những loài động vật nhỏ nhất thế giới ít ai biết
16:53:00 09/01/2025
Được cứu sống, chú chim trả ơn người phụ nữ mắc ung thư theo cách đặc biệt: Đến bác sĩ cũng bất ngờĐược cứu sống, chú chim trả ơn người phụ nữ mắc ung thư theo cách đặc biệt: Đến bác sĩ cũng bất ngờ
08:29:48 10/01/2025
"Đài thiên văn" 6.500 tuổi ở Trung Đông tự xoay bí ẩn"Đài thiên văn" 6.500 tuổi ở Trung Đông tự xoay bí ẩn
11:12:25 10/01/2025
Chàng trai sống sót kỳ diệu sau 14 ngày mất tích ở vùng núi hẻo lánhChàng trai sống sót kỳ diệu sau 14 ngày mất tích ở vùng núi hẻo lánh
08:09:35 11/01/2025
2 người đàn ông phát hiện 'kho báu' khi đào đất trên cánh đồng2 người đàn ông phát hiện 'kho báu' khi đào đất trên cánh đồng
09:05:10 11/01/2025

Tin đang nóng

Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!
11:31:32 11/01/2025
Bé gái gào thét, đập phá tất cả đồ đạc, cảnh tượng gây kinh hoàng nhưng dân mạng tranh cãi gay gắt chuyện nàyBé gái gào thét, đập phá tất cả đồ đạc, cảnh tượng gây kinh hoàng nhưng dân mạng tranh cãi gay gắt chuyện này
12:13:13 11/01/2025
Nguyên nhân Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm chung sống?Nguyên nhân Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm chung sống?
11:42:43 11/01/2025
Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnhCứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh
13:16:02 11/01/2025
Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hônLời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn
12:39:01 11/01/2025
Chàng trai bình thường khiến hoa hậu H'Hen Niê rung động yêu 7 năm qua là ai?Chàng trai bình thường khiến hoa hậu H'Hen Niê rung động yêu 7 năm qua là ai?
11:23:16 11/01/2025
Lê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh PhươngLê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh Phương
10:53:32 11/01/2025
Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?
12:21:04 11/01/2025

Tin mới nhất

Khen người trên phố, 'ông chú' kiếm 1,6 triệu đồng mỗi ngày

Khen người trên phố, 'ông chú' kiếm 1,6 triệu đồng mỗi ngày

16:07:54 11/01/2025
NHẬT BẢN - Nổi tiếng với biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), một người đàn ông 43 tuổi đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt 3 năm qua bằng việc liên tục khen ngợi, tán dương người khác.
'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

13:00:53 11/01/2025
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loại va chạm vũ trụ hoàn toàn mới, giúp định hình hành tinh thứ 9 và bạn đồng hành.
Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin

Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin

08:30:26 10/01/2025
Một công ty ở Trung Quốc bị chỉ trích dữ dội vì yêu cầu nhân viên nuốt lửa trong hoạt động team building để huấn luyện họ vượt qua nỗi sợ hãi, xây dựng sự tự tin.
Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc

Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc

17:28:11 09/01/2025
Một trong những loài chim bí ẩn nhất thế giới là chim bạch kim Hải Nam xuất hiện ở núi Ailao. Chim bạch kim Hải Nam là loài chim quý hiếm ở Trung Quốc chỉ còn khoảng 1.000 con trong tự nhiên
Loài cây tự thay đổi giới tính mỗi mùa suốt hơn 40 triệu năm

Loài cây tự thay đổi giới tính mỗi mùa suốt hơn 40 triệu năm

15:39:55 09/01/2025
Hiện tượng thay đổi giới tính giữa các mùa là một chiến lược sinh sản độc đáo, giúp các loài thực vật tồn tại và phát triển qua hàng triệu năm.
Lão nông khoe câu được "rùa cổ" có 4 mũi tên cắm sau lưng: Chuyên gia khẳng định đó là bảo vật hơn 3000 năm tuổi, trị giá hơn 6.200 tỷ đồng

Lão nông khoe câu được "rùa cổ" có 4 mũi tên cắm sau lưng: Chuyên gia khẳng định đó là bảo vật hơn 3000 năm tuổi, trị giá hơn 6.200 tỷ đồng

10:59:02 09/01/2025
Năm 2009, một ông cụ ở Hà Nam, Trung Quốc, đang câu cá dọc bờ sông thì bất ngờ câu được một con rùa kỳ lạ. Theo đó, đây không phải là một con rùa thật mà được làm bằng kim loại đã bị gỉ xanh.
Não bộ con người không nhanh như chúng ta vẫn nghĩ

Não bộ con người không nhanh như chúng ta vẫn nghĩ

10:58:28 09/01/2025
Một khảo sát mới đây của Viện Công nghệ California (Caltech) đã đưa ra kết luận sốc: tốc độ xử lý suy nghĩ của con người chỉ đạt 10 bit mỗi giây, chậm hơn hàng tỷ lần so với tốc độ tiếp nhận thông tin từ các giác quan.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên

Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên

20:56:14 08/01/2025
Loại gỗ này có giá trị kinh tế cực kì cao, một mét khối gỗ lâu năm có thể lên tới 50 triệu đồng hoặc hơn. Vì nhiều lý do, gỗ gù hương, còn được gọi là gỗ xá xị, được coi là báu vật của Việt Nam.
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh

Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh

16:18:56 08/01/2025
Những loài sinh vật độc lạ này không chỉ khơi dậy tò mò mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự phong phú của hệ sinh thái và những bí mật thiên nhiên chưa được khám phá.
Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

14:27:25 08/01/2025
Báo tuyết là một loài thuộc họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á. Báo tuyết là một trong những loài mèo bí ẩn nhất và ít được biết đến nhất.
Loài chim có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, ăn uống và giao phối ngay trên không trung

Loài chim có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, ăn uống và giao phối ngay trên không trung

12:05:32 08/01/2025
Apus apus - chim yến thông thường, thường sống ở châu Âu và châu Á. Chúng hiện đang giữ kỷ lục trong thế giới loài chim về thời gian ở trên không nhiều nhất mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổi

Doãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổi

Sao thể thao

15:58:22 11/01/2025
Đêm qua 10/1, nàng WAG Doãn Hải My - bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu rạng rỡ xuất hiện trên livestream mạng xã hội cùng tiền đạo Nguyễn Văn Toàn và nữ ca sĩ Hoà Minzy trong một hợp tác làm việc.
Iran đóng cửa nhiều trường học và văn phòng để tiết kiệm điện

Iran đóng cửa nhiều trường học và văn phòng để tiết kiệm điện

Thế giới

15:32:47 11/01/2025
Mặc dù Iran có trữ lượng dầu khí khổng lồ, song trong những tháng gần đây, quốc gia này đã buộc phải tiết kiệm điện, do thời tiết lạnh đã khiến nhu cầu tăng đột biến.
Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?

Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?

Sao việt

15:20:41 11/01/2025
Trên mạng xã hội mới đây lan truyền chóng mặt story được cho là của con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng tải ẩn ý về việc bị bạo hành.
Mai Dora hóa nữ thần tiên tỷ, khoe lưng trần nuột nà đẹp mê hồn

Mai Dora hóa nữ thần tiên tỷ, khoe lưng trần nuột nà đẹp mê hồn

Cosplay

14:59:38 11/01/2025
Mai Dora, nữ MC quyến rũ nhất VCS, nổi đình nổi đám trong cộng đồng mạng, mới đây đã khiến dân tình rụng tim khi chia sẻ bộ ảnh mới nhất của mình.
Tết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thân

Tết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thân

Ẩm thực

13:57:07 11/01/2025
Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản và một chút thời gian, bạn sẽ có ngay những chiếc bánh dừa nướng vàng giòn, thơm nức, sẵn sàng làm say lòng mọi vị khách ghé thăm.
Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Netizen

13:04:44 11/01/2025
Do bị ngăn cản chuyện yêu đương, nam thanh niên để lại chiếc xe máy và số điện thoại của gia đình rồi bỏ đi, khiến hàng trăm người hoang mang.
Đã tìm thấy thi thể ngư dân sau 10 ngày mất tích trên biển

Đã tìm thấy thi thể ngư dân sau 10 ngày mất tích trên biển

Tin nổi bật

13:00:56 11/01/2025
Đại diện lãnh đạo UBND xã Hải An cho biết, thời gian qua, xã đã phối hợp với các lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm; đồng thời thăm hỏi, động viên người nhà nạn nhân.