Vai trò trung tâm của ASEAN là ‘ngọn hải đăng’ của quan hệ hữu nghị và hợp tác
Sáng 8/8, tại thủ đô Phnom Penh, Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia tổ chức Lễ thượng cờ kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2024).
Các đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN. Ảnh: Hoàng Minh/PV TTXVN tại Campuchia
Sự kiện do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, ông Sok Chenda Sophea chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ các quốc gia thành viên ASEAN, đại diện ngoại giao đoàn của nhiều quốc gia, cùng tập thể cán bộ, nhân viên bộ trên. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Huy Tăng tham dự sự kiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, lễ thượng cờ kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN diễn ra trong không khí trang trọng, khi lá cờ ASEAN được kéo cao trên nền nhạc ca khúc chính thức của ASEAN, thể hiện sự đoàn kết của toàn khối. Lá cờ ASEAN có nền xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện cho sự năng động.
Hình ảnh cách điệu bó lúa với 10 nhánh lúa màu vàng ở giữa tượng trưng cho nền văn minh nông nghiệp và đại diện cho 10 quốc gia trong khối ASEAN, cũng là biểu trưng cho khát vọng về sự thịnh vượng của khối, cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Sok Chenda Sophea cho biết trong gần 6 thập kỷ qua, ASEAN đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo vai trò trung tâm và tinh thần đoàn kết của khối luôn được duy trì và phát huy.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Campuchia, vai trò trung tâm của ASEAN là động lực quan trọng cho đối thoại và quan hệ hợp tác giữa khối với các đối tác bên ngoài nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á, điều này phản ánh cam kết của ASEAN vì một khu vực năng động về kinh tế và kết nối văn hóa.
Khẳng định ASEAN là một mô hình hợp tác khu vực và đoàn kết trên trường quốc tế, ông Sok Chenda Sophea khẳng định cùng nhau, ASEAN đã xây dựng một cộng đồng thịnh vượng, chia sẻ các giá trị và lợi ích chung, đồng thời giải quyết các thách thức chung, đồng thời nhấn mạnh một trong những nhân tố then chốt của ASEAN là cam kết đoàn kết giữa các thành viên.
Thông qua ngoại giao đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng nhau tạo ra môi trường hòa hợp để ổn định phát triển kinh tế- xã hội. Đoàn kết trong sự đa dạng là một nhân tố khác đã góp phần vào sự bền vững của khối, khi ASEAN tự hào về sự đa dạng trong văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ và lịch sử. Đó là nguồn sức mạnh mang lại sự sáng tạo trong khu vực.
Phó Thủ tướng Sok Chenda Sophea cho biết là thành viên ASEAN từ năm 1999, Campuchia đã góp phần đáng kể cho quan hệ hợp tác và hội nhập khu vực. Campuchia đã giúp duy trì các giá trị và nguyên tắc của ASEAN, bao gồm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ra quyết định trên cơ sở đồng thuận và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong hòa bình, mang lại nhiều cơ hội.
Ông điểm lại trong 57 năm qua, Campuchia đã thành công khi giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trong các năm 2002, 2012 và gần đây là năm 2022. Campuchia cam kết giữ vững tinh thần đoàn kết và thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài, từ đó ASEAN có thể duy trì và thúc đẩy sự thống nhất, vai trò trung tâm và tinh thần đoàn kết để giải quyết các thách thức chung, tăng cường góp phần vì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển bền vững của khu vực và toàn cầu.
Phó Thủ tướng Campuchia khẳng định trong bối cảnh môi trường địa chính trị tiếp tục biến động, vai trò trung tâm và tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN là “ngọn hải đăng” của quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, điều này được phản ánh rõ ràng qua việc các quốc gia ngoài khu vực ngày một quan tâm việc tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng Sok Chenda Sophea nêu rõ: “Trong Ngày ASEAN này, chúng ta hãy cùng nhau chúc mừng những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong thập kỷ qua và hãy để lá cờ ASEAN là biểu tượng cho niềm tự hào và tình đoàn kết”. Ông bày tỏ hy vọng với tinh thần hợp tác và sự bền vững, ASEAN sẽ luôn mang đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho người dân trong khu vực.
Ngày 8/8/1967, ASEAN được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Ở tuổi 57, ASEAN ngày càng khẳng định sức sống, thương hiệu, vai trò trung tâm của mình. Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng.
Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Những khác biệt giữa các thành viên, những bất đồng hay tranh chấp nhất định đều được ngăn chặn và hóa giải trên cơ sở lợi ích chung.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga
Chiều 12/4, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng".
Diễn đàn "Hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Ảnh: baochinhphu.vn
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam và Liên bang Nga ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Liên bang Nga, kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (1974 - 2024).
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Chủ đề của diễn đàn hướng sự tập trung vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nói chung và Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với Liên bang Nga, đặc biệt tập trung vào chủ đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, du lịch, thương mại hàng hóa và dịch vụ, hợp tác năng lượng, tài chính, phát triển thành phố thông minh, bền vững.
Năm 2021, thương mại giữa ASEAN và Nga đạt khoảng 20 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của ASEAN sang Nga là 12,6 tỉ USD với lĩnh vực dẫn đầu là máy móc và thiết bị điện tử. Trước đó, từ năm 2016-2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Liên bang Nga đã tăng gấp đôi về trị giá, đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tương ứng tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Diễn đàn này một lần nữa thể hiện dòng chảy kết nối giữa phương Đông và Liên bang Nga, đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc củng cố mối quan hệ bền chặt, thân tình giữa hai quốc gia, dân tộc Việt Nam - Liên bang Nga.
Bà Bakeeva Ekaterina, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam cho rằng, thế giới đang có sự chuyển dịch nền kinh tế sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các quốc gia lớn đang nỗ lực mở rộng sự tương tác của họ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cốt lõi là ASEAN. Liên bang Nga cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ phía các hiệp hội trên nền tảng quốc tế,giải quyết kịp thời hơn các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương.
Đồng thời, mong muốn sự tham gia nhiều hơn của ASEAN vào việc thực hiện các dự án của Nga trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Theo chia sẻ của các chuyên gia tại diễn đàn, trong quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra các động lực bổ sung để tăng cường và đa dạng hóa thương mại cũng như hợp tác kinh tế với ASEAN. Các ưu tiên bao gồm: đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn, vấn đề môi trường, số hóa kinh tế, phát triển thành phố thông minh và tăng cường hợp tác trong khoa học, giáo dục.
Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; đúc kết kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nền kinh tế mới nổi trong hợp tác với Liên bang Nga. Bên cạnh đó, khẳng định vai trò của Việt Nam là cầu nối hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, nâng cao khả năng phối hợp với các quốc gia ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hợp tác với Liên bang Nga trong bối cảnh mới.
Diễn đàn cũng mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phát triển, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Liên bang Nga, hướng tới giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế-xã hội tại Việt Nam - Liên bang Nga, trong các mối quan hệ chung với ASEAN và nền kinh tế mới nổi.
Chuyên gia đánh giá hợp tác ASEAN - Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng Ngày 14/12, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Giáo sư Tetsuya Watanabe nhận định có nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Nhật Bản và Hiệp hội các quốc Đông Nam Á (ASEAN), cũng như giữa Nhật Bản và Việt Nam. Giáo sư Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á...