Vai trò phó hiệu trưởng chuyên môn trong triển khai chương trình GDPT mới
NGƯT Tô Ngọc Sơn (Sở GD&ĐT Đồng Tháp) cho rằng, tại các trường tiểu học, đội ngũ phó hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên cốt cán sinh hoạt tổ chuyên môn.
Từ thực tế địa phương, NGƯT Tô Ngọc Sơn cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã trở nên gần gũi, thân thiện với đội ngũ giáo viên và đang được giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy chương trình giáo dục hiện hành; nhất là thời gian qua, khi giáo viên cốt cán cả nước được bồi dưỡng, tìm hiểu sâu về chương trình tổng thể, chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
“Thông qua các lớp học, giáo viên đều nhận thấy chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, từ nội dung dạy học, từ cách thức tổ chức đến cách kiểm tra đánh giá,… Những điểm mới này rất phù hợp với xu thế phát triển, đã giúp giáo viên có một cách nhìn mới về giáo dục, đã có những định hướng thay đổi tích cực, đã nâng cấp hơn nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thật sự giúp học sinh phát huy năng lực học tập, rèn luyện cho học sinh rất nhiều kĩ năng, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn một cách hiệu quả. Đó là những nhận định của giáo viên cốt cán khu vực miền Tây Nam Bộ tham gia tập huấn – bồi dưỡng tại thành phố Cần Thơ từ ngày 28 đến 30 tháng 10 vừa qua” – NGƯT Tô Ngọc Sơn chia sẻ.
Tuy nhiên, NGƯT Tô Ngọc Sơn cũng cho biết: Sau khi tham gia tập huấn trực tiếp, không ít giáo viên thể hiện sự trăn trở về việc phải triển khai lại tại địa phương; thiếu tự tin khi phải hướng dẫn lại cả hiệu phó chuyên môn.
Video đang HOT
Tập huấn giáo viên cốt cán triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Phó hiệu trưởng chuyên môn của một trường tiểu học có những nét đặc thù rất khác biệt với Hiệu phó chuyên môn ở các cấp học khác. Họ không chỉ cần phải có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn mà đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn vững vàng, am tường mọi hoạt động giảng dạy, thông suốt những nét đặc trưng của từng môn học”.
Cho biết điều này, NGƯT Tô Ngọc Sơn cho rằng, sự tập luyện bài bản, chỉn chu sẽ giúp đội ngũ phó hiệu trưởng có khả năng hướng giáo viên của trường đến sự đổi mới; kích thích, khơi dậy sự đột phá trong cách nghĩ và thực hiện hiệu quả trong cách làm; mạnh dạn hướng giáo viên đến những cách thức giảng dạy tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, nâng cao uy tín, vị thế cho nhà trường.
“Trước những yêu cầu và những mong đợi đó, việc thấu hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là việc làm cần thiết và cấp bách. Lực lượng hùng hậu này nên là đội tiên phong trong việc tiếp cận, thực hiện đổi mới. Giáo viên cốt cán là đội ngũ hỗ trợ, là cánh tay nối dài giúp nhà trường, giúp giáo dục hoàn thành thắng lợi mục tiêu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã đề ra” – NGƯT Tô Ngọc Sơn nêu quan điểm.
Theo GDTĐ
Bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực - yêu cầu cấp thiết
Đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết định đến sự thành bại của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Chương trình mới dù tốt nhưng nếu đội ngũ giáo viên không được bồi dưỡng, đào tạo bài bản thì sẽ không đạt được hiệu quả.
Vì vậy, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT mới là yêu cầu cấp thiết trong đổi mới GD.
Ảnh minh họa
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
GS Đinh Quang Báo, Phó Giám đốc Kỹ thuật Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP) cho biết, Chương trình GDPT mới được chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực học sinh, vì vậy, GV cũng phải chuyển từ phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá theo hướng cung cấp kiến thức cho học sinh sang việc tổ chức cho học sinh tự khám phá, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa trong nhận thức và vận dụng đời sống.
Lực cản lớn nhất đối với GV trong chuyển đổi này là phần lớn GV đang có thói quen truyền đạt một chiều và thiếu năng lực thiết kế các hoạt động sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá hiện nay đang theo hướng tiếp cận nội dung đã ảnh hưởng đến quyết tâm đổi mới của GV.
Bên cạnh đó, chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giao quyền chủ động cho các nhà trường được xây dựng kế hoạch thực hiện, đổi mới này đòi hỏi GV phải có năng lực phát triển chương trình nhà trường.
Trong khi đó, Chương trình GDPT mới hướng đến phát triển năng lực HS nên giáo dục tích hợp trở thành một phương thức chủ yếu bởi vì năng lực là khả năng kết nối kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn. Thực tế, GV hiện nay còn lúng túng về tổ chức dạy học tích hợp. Họ vẫn quen dạy học từng đơn vị nội dung rời rạc. Vì thế, GV phải được bồi dưỡng về dạy học phát triển năng lực bao gồm: Bồi dưỡng về phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá.
Ảnh minh họa/ Internet
Tích cực tự học, tự bồi dưỡng
Từ năm học 2020 - 2021, Chương trình GDPT mới sẽ được áp dụng vào lớp 1. So với chương trình phổ thông hiện hành, chương trình mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Bên cạnh đó, ở tiểu học còn có một hoạt động giáo dục tích hợp là hoạt động trải nghiệm. Học sinh được lựa chọn chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Việc chọn, cử GV đi dự các khóa bồi dưỡng nhất là ở các trường phổ thông xa trung tâm và các trường phổ thông có quy mô nhỏ, thiếu GV cần được ưu tiên hơn nữa về nguồn lực và cơ chế phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ kinh phí cho công tác bồi dưỡng GV hàng năm. Đổi mới cơ chế đánh giá, sử dụng đi đôi với khen thưởng, khuyến khích GV tự giác tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực.
Theo TS Phạm Thị Thanh Hải, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, ở cấp tiểu học, giai đoạn mở đầu của GDPT, đội ngũ GV đóng vai trò quyết định chất lượng của cả giai đoạn giáo dục cơ bản. Bởi vậy, việc tập trung phát triển đội ngũ GV tiểu học cả về số lượng và chất lượng cần được quan tâm đúng mức và có chính sách đặc thù.
NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng nhận định, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và nâng chuẩn giáo viên từng cấp học giai đoạn sắp tới là yêu cầu cấp thiết phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình đổi mới, cần động viên khuyến khích mọi người tích cực tự học, tự bồi dưỡng, làm thay đổi tư duy thụ động, trì trệ cho rằng đào tạo ở trường sư phạm là đủ, hoặc cứ "dạy lâu là lên lão làng", từ đó không chịu học tập bồi dưỡng, không theo kịp sự đổi mới của xã hội, không cập nhật kịp thời các thông tin khoa học, tri thức của thời đại, sẽ dần trở nên lỗi thời ngay cả với HS khi các em có nhiều kênh thông tin để cập nhật kiến thức.
Xét về vai trò của cán bộ quản lý giáo dục trong triển khai Chương trình GDPT mới, GS Đinh Quang Báo phân tích, để thực hiện Chương trình GDPT mới, trong đó phân cấp quản lý thực hiện chương trình được xem là một trong những đổi mới cơ bản. Nếu như trước đây chương trình nặng về quan liêu, kế hoạch hóa cứng nhắc, áp đặt từ trên xuống thì chương trình mới là một chương trình mở, trong đó xác định mối quan hệ giữa chương trình quốc gia, chương trình địa phương và chương trình nhà trường. Mỗi cấp chương trình có những nhiệm vụ nhất định đòi hỏi sự sáng tạo của cán bộ quản lý ứng với từng cấp.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Bồi dưỡng GV thế nào cho hiệu quả? Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc bồi dưỡng giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV, cần bồi dưỡng những kiến thức nào để thiết thực, hiệu quả, tổ chức các...