Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng âm nhạc có thể giúp học sinh có nhiều lợi thế vượt trội trong việc học tập.
UTS thường xuyên tổ chức các CLB ngoại khóa để học sinh có thể tự do phát triển tài năng âm nhạc của mình
Khi thường xuyên tìm hiểu về âm nhạc, chơi nhạc cụ và nghe nhạc, học sinh có thể nâng cao thành tích ở các môn học như Toán, Khoa học và Ngoại ngữ; cũng như phát triển các kỹ năng xã hội và cảm thấy yêu thích việc học hơn.
Đa số các trường học “truyền thống” đều không chú trọng phát triển môn Âm nhạc trong chương trình học, vì đây thường được xem là một môn học phụ và nhiều người cho rằng nếu dành nhiều thời gian học âm nhạc, các môn học khác sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học Giáo dục gần đây khám phá ra rằng những học sinh có học âm nhạc hóa ra lại có có thành tích học tập tốt hơn những học sinh không học môn này.
UTS tích hợp môn học âm nhạc trong chương trình học Tiểu học và Trung học
Ngoài ra, âm nhạc còn có khả năng tác động sâu sắc đến khả năng học một ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế thế giới chỉ ra rằng việc tập luyện âm nhạc giúp phát triển phần bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ.
Tiến sĩ Kyle Pruett, nhạc sĩ kiêm giáo sư tâm lý học trẻ nhỏ tại Khoa Y dược, Đại học Yale, cho biết: “ Năng lực ngôn ngữ là gốc rễ của năng lực giao tiếp xã hội. Và những trải nghiệm âm nhạc giúp con trẻ cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời nói“.
Âm nhạc còn được xem là có khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng việc học âm nhạc giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm, cũng như cải thiện tâm trạng và nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội.
Âm nhạc vì vậy không chỉ giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn giúp các em trở thành những cá nhân có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.
Học sinh được học cách chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong đó có piano
Nhận thấy những tác động tích cực của âm nhạc trong chương trình giáo dục, ngày càng nhiều trường học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang chú trọng đầu tư môn học âm nhạc trong chương trình giảng dạy của mình.
Tại TP.Hồ Chí Minh, xu thế này đang phát triển rất mạnh mẽ ở các tổ chức giáo dục như trường Nam Mỹ UTS – ngôi trường song ngữ quốc tế hiện đại nằm ở khu vực giao giữa Gò Vấp và Bình Thạnh.
UTS tích hợp môn học âm nhạc trong chương trình học Tiểu học và Trung học, cũng như thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại phòng âm nhạc tiên tiến, được trang bị đầy đủ tất cả các loại nhạc cụ như: Ghi-ta, trống, piano, kèn, sáo, vi-ô-lông, ukulele,…
Video đang HOT
Tại đây, học sinh tất cả các cấp được tiếp cận với nhiều kiến thức-kỹ năng âm nhạc bổ ích, bao gồm cả nhạc lý, lịch sử âm nhạc và thực hành.
Ví dụ, học sinh được học về cả nền âm nhạc đặc sắc của phương Đông lẫn “nền văn minh” âm nhạc của phương Tây, chẳng hạn như việc tìm hiểu về các nhạc sĩ nổi tiếng như Tchaikovsky hay Nguyễn Văn Tý, bên cạnh việc làm quen với các kỹ thuật thanh nhạc, nhạc lý cơ bản và chơi các loại nhạc cụ.
Âm nhạc mang lại lợi ích tuyệt vời cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần
Tiếp cận với âm nhạc từ nhiều hướng khác nhau như sáng tạo, phân tích, học thuật cho phép học sinh hiểu âm nhạc một cách toàn diện. Các em còn có thể vận dụng liên hệ kiến thức âm nhạc với kiến thức các môn học khác như lịch sử hay khoa học.
Việc làm quen với các kiến thức liên-môn-học sẽ giúp học sinh sẵn sàng cho những tình huống thực tế trong cuộc sống, cũng như cho phép các em kết hợp hài hòa giữa đam mê cá nhân và công việc.
Tại UTS, bên cạnh các câu lạc bộ học thuật, thể thao, hội họa,… âm nhạc cũng là một câu lạc bộ được nhiều học sinh lựa chọn. Với lợi thế nền tảng cơ sở vật chất hiện đại đi kèm với hệ thống các loại nhạc cụ khác nhau được trang bị một cách bài bản, học sinh có thể phát triển khả năng của bản thân ở tất cả các khía cạnh khác nhau của môn nghệ thuật này.
Tại các sự kiện của nhà trường, học sinh có thể thể hiện khả năng âm nhạc của mình
Học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng âm nhạc mà các em đã được rèn luyện ở lớp học và câu lạc bộ. Các buổi lễ chào cờ đầu tuần hay lễ khai giảng, bế giảng sẽ là dịp để tất cả các em thể hiện tài năng âm nhạc cũng như rèn luyện sự tự tin với những tiết mục được đầu tư công phu.
Ngoài ra, UTS-ers còn có cơ hội được tham gia các sự kiện âm nhạc được tổ chức một cách chuyên nghiệp bởi khoa Piano và Thanh nhạc tại Đại học Văn Lang – Ngôi trường có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.
Với những lợi ích không thể chối cãi, âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người. Vì vậy, UTS tích cực chủ động lồng ghép các môn học liên quan đến nghệ thuật và âm nhạc vào chương trình học chính khóa để học sinh có thể thực sự thấu hiểu âm nhạc và thu được những lợi ích tuyệt vời mà loại hình nghệ thuật này mang lại.
Trường chuyên ở Đức vận hành thế nào?
Trường chuyên ở Đức bắt đầu từ lớp 5 đến 10, xét tuyển học sinh dựa trên học lực hai năm lớp 3-4 và sự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.
Thạc sĩ sư phạm giáo dục Thái Hà Vũ, từ Frankfurt am Main, chia sẻ về mô hình trường chuyên ở Đức.
Lịch sử trường chuyên của khối nói tiếng Đức có từ rất lâu, từ thế kỷ 16, trọng tâm là tiếng La tinh. Đến thế kỷ 18, trường có thêm tiếng Đức, một môn ngoại ngữ khác (chủ yếu là tiếng Pháp) và các môn khoa học tự nhiên. Học trường chuyên thời đó là cách đi thẳng đến con đường hàn lâm để vào đại học.
Đến năm 1900 nước Đức chính thức vận hành hệ thống giáo dục nhân văn, cho phép không chỉ trường chuyên mà cả hai phân cấp trường trung học phổ thông khác được phép thi tú tài để học lên đại học. Cho đến bây giờ, hệ thống trường chuyên ở Đức, mỗi bang có ít nhiều khác biệt nhưng cơ bản vận hành như sau.
Tổ chức
Trường chuyên bắt đầu từ lớp 5 đến 10. Sau đó tùy thuộc trường theo hệ nào (12 hoặc 13 năm), học sinh sẽ được phân lên nhóm học cao theo các chuyên ban để thi tốt nghiệp tú tài. Điểm tú tài là cơ sở để nộp đơn xin vào đại học (ở Đức không có thi đại học). Các trường chuyên cũng thường có các môn chuyên sâu như âm nhạc, ngôn ngữ, tự nhiên, thể thao, nghệ thuật...
Khác với trường chuyên ở Việt Nam, tiêu chí trường chuyên của Đức không nhắm vào kỳ thi để giành thứ hạng cho trường. Tất cả cuộc thi do học sinh hoàn toàn tình nguyện tham gia và sẽ được thầy cô hỗ trợ nếu cần thiết. Cũng không có sự ganh đua, thể hiện khả năng hay được nhà trường tung hô, ca ngợi như ngôi sao. Lễ trao giải diễn không diễn ra rầm rộ, trong phạm vi nhỏ, vừa phải, có thể được đăng báo nhưng theo hình thức tin tức thông thường.
Học sinh cũng theo phương châm "học là cho chính mình", theo lối giáo dục hướng vào trong nên không có sự khoe khoang, thể hiện đẳng cấp qua thành tích. Ngay đến kết quả của bài kiểm tra thông thường học sinh cũng được thông báo riêng để đảm bảo sự riêng tư. Điều này cũng thể hiện tính nhân văn trong giáo dục, tôn trọng học sinh và nhấn mạnh giá trị con người không nằm ở điểm số để mang đánh giá hay so sánh, đối chiếu.
Mục tiêu giáo dục của trường chuyên ở Đức có chút khác biệt giữa các bang, nhưng cơ bản tập trung vào những điểm sau:
- Truyền đạt, đào sâu kiến thức chung và khả năng nghiên cứu.
- Tập trung vào sự tìm tòi, học hỏi những kỹ năng cơ bản.
- Củng cố các hình thức giảng dạy hiện đại, hiệu quả.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tài năng của mỗi học sinh.
- Tập trung khuyến khích việc tự chịu trách nhiệm và độc lập trong học tập của học sinh, bao gồm cả tư duy độc lập và phản biện.
- Phát triển kỹ năng cảm xúc và sáng tạo.
- Phát triển hành vi xã hội nhân đạo và hòa nhập xã hội.
Chương trình và cách thức dạy học
Chương trình học của các trường chuyên có sự thống nhất về kiến thức theo những mục tiêu giáo dục ở trên, nhưng cơ bản giáo viên được tự chủ phương pháp dạy và cách thức truyền tải kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động thông qua hình thức làm việc nhóm; tự nghiên cứu đề tài bằng cách tra cứu, đọc sách, thảo luận; cách làm thuyết trình trong đó ý kiến, cách nhìn nhận độc lập luôn được khuyến khích và đánh giá cao.
Đa số trường, bao gồm trường chuyên ở Đức đã chuyển sang hệ học cả ngày nên sau giờ học chính còn có thêm các khóa học mở rộng bổ trợ, như lập trình, cờ vua, vẽ, môn tự nhiên, môn kinh tế... để học sinh nào có nhu cầu có thể đăng ký.
Cách đánh giá kết quả học tập và làm việc với phụ huynh
Điểm số của môn học được tính trung bình theo tiêu chí 50-50 cho điểm miệng, điểm tham gia phát biểu, xây dựng giờ học trên lớp và điểm của các bài kiểm tra, bài thi viết. Sau mỗi bài kiểm tra, bài thi, giáo viên đều thống kê chung chất lượng học của cả lớp để điều chỉnh kịp thời kiến thức học cũng như có cái nhìn bao quát về lực học của học sinh.
Thường một năm có một buổi họp phụ huynh chung và một ngày trường cho học sinh nghỉ học để phụ huynh đăng ký đến nói chuyện riêng với thầy cô giáo. Thời gian tối đa tiếp một phụ huynh là 30 phút. Ngày nói chuyện này ưu tiên phụ huynh có con gặp các vấn đề trong việc học đến trao đổi với thầy cô. Những phụ huynh có con học tốt thường không đến vào ngày này nhưng vẫn luôn được chào đón. Khi nói chuyện với phụ huynh, cô giáo cũng không được phép tiết lộ bất kỳ thông tin gì về học sinh khác.
Ngoài ra, hàng năm nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, họp phụ huynh theo từng niên khóa với hiệu trưởng, mời chuyên gia đến thuyết trình về các đề tài được quan tâm. Có ban phụ huynh, đại diện cho tiếng nói của phụ huynh, hỗ trợ học sinh và tích cực tham gia, đồng tổ chức nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa cùng với nhà trường.
Ở Đức, không có việc học thêm. Tặng quà riêng cũng không được phép vượt quá số tiền cho phép, vì điều này đã được quy định đầy đủ trong luật chống tham nhũng. Mọi món quà lớn hơn giá trị quy định đều phải được báo cáo và dùng trong quỹ chung của trường.
Thạc sĩ sư phạm giáo dục Thái Hà Vũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tài chính
Đức có hệ thống phúc lợi rất dồi dào, giáo dục nhà nước hoàn toàn được bao cấp. Tất cả hệ thống trường công nhà nước, chuyên hay không chuyên học sinh đều không phải đóng học phí, sách giáo khoa cũng được dùng miễn phí, thậm chí có nơi học sinh còn được bao cấp cả chi phí dùng phương tiện công cộng đến trường.
Nhiều trường được trang bị phòng nghiên cứu sinh lý hóa, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính với hệ thống máy móc hiện đại, phòng hòa nhạc với đủ loại nhạc cụ. Một phòng học thí nghiệm sinh học có thể được trang bị đến 30 chiếc kính hiển vi để quan sát mẫu vật cùng với dụng cụ nghiên cứu, thực nghiệm cần thiết.
Các trường chuyên tư thục có thu học phí, nhưng đều dựa theo thu nhập của phụ huynh để công bằng cơ hội trong xã hội được đảm bảo. Trường chuyên tư thục cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính của nhà nước.
Tuyển sinh
Học sinh ở vùng nào chỉ được phép học trường ở vùng đó. Trường chuyên Đức không tổ chức thi tuyển sinh. Thường đầu năm các trường chuyên và trường phổ thông khác trong vùng có một ngày mở cửa, tổ chức giới thiệu về trường cho tất cả phụ huynh và học sinh sắp tốt nghiệp cấp I muốn tìm hiểu về trường để có một cái nhìn tổng quan và cuối cùng đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Cho con học trường chuyên hay không trước tiên là sự lựa chọn của phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, sự lựa chọn của họ phải dựa trên học lực, điểm số của con trong hai năm cuối cấp I (lớp 3, 4) và sự đánh giá, nhận xét của cô giáo chủ nhiệm. Hình thức xét tuyển của trường chuyên cũng dựa trên hai tiêu chí này.
Cái nhìn của xã hội Đức với trường chuyên
Cho đến nay vẫn luôn có một bộ phận nhỏ ở Đức phản đối sự tồn tại của trường chuyên, cho rằng ảnh hưởng đến sự phân hóa xã hội và chất lượng không tốt như một số nước thuộc bán đảo Scandinavi. Thêm nữa, việc phân loại học sinh sau lớp 4 là quá sớm, làm mất cơ hội của nhiều trẻ bởi chúng cần thời gian thể hiện khả năng.
Tuy nhiên, bộ phận phản đối này không đưa ra được ý tưởng thay thế chiến lược sau khi bỏ chuyên cũng như không đưa ra được đường lối nào khả thi hơn hệ thống chuyên hiện hành, đã tồn tại và được cải tổ từ nhiều thế kỷ ở Đức.
Nếu đồng ý mỗi đứa trẻ đều khác biệt với những khả năng, sở thích, mạnh yếu khác nhau thì công bằng cơ hội chính là tạo ra được môi trường học phù hợp, khuyến khích được khả năng của chúng. Công bằng xã hội là văn minh nhưng không đồng nghĩa với việc cào bằng, đánh đồng tất cả. Bởi nếu thế thì chỉ cần một loại trường đại học, cũng không cần phân khoa, chuyên ngành.
Câu hỏi đặt ra lúc này không đơn giản là bỏ hay giữ chuyên với cái nhìn mang tính chất khoanh vùng, cảm hứng mà phải nằm trong tầm nhìn chiến lược phát triển một đất nước, lấy con người làm trung tâm, nền tảng. Mọi cải tổ, thay đổi cũng đều phải phục vụ con người, phải là sự bồi đắp, xây dựng, đào tạo những giá trị cốt lõi, phục vụ sự phát triển toàn diện văn minh của xã hội.
Tự bản thân mỗi hệ thống đều có những ưu nhược điểm nhất định, cần hiểu ưu nhược điểm về hệ thống trường chuyên là gì? Điều gì đã làm tốt và chưa tốt? Cách thức vận hành còn phù hợp hay không? Những hậu quả, hệ lụy khi bỏ chuyên với giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội cụ thể ra sao? Ý tưởng, chiến lược thay thế sau khi bỏ chuyên là gì? Chiến lược ấy được thực thi như thế nào và ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự vận hành của nó?
Bởi mọi sự vận hành, nhất là liên quan đến rất nhiều con người thì không thể xuê xoa, dễ dãi. Khi can đảm, minh bạch, trung thực nhìn thẳng vào sự thật, phân tích, mổ xẻ và thực sự tâm huyết về nó, sẽ dễ dàng thấy được việc gì cần làm, việc gì cần khắc phục và chỉnh sửa.
Một dân tộc mà giáo dục phát triển, không phải về thành tích để thay nhau tự hào, mỗi đứa trẻ đều được coi trọng dù có tài năng, mạnh yếu khác nhau, dân tộc ấy sẽ luôn vững mạnh và không chịu cúi đầu.
Bố mẹ nêu quan điểm, con bị trường quốc tế buộc thôi học Nhiều phụ huynh lên tiếng, phản đối về học phí trong mùa dịch Covid-19 và những vấn đề học tập ở Trường Quốc tế Việt Úc. Sau đó, nhà trường đã buộc một số học sinh thôi học. Ngày 30/6, một số phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) nhận được thư thông báo về việc không thể tiếp nhận con họ...