Vai trò cơ sở hạ tầng nước đối với an ninh lương thực và năng lượng
Bộ Công trình và Nhà ở công cộng Indonesia (PUPR) cho biết sẽ nêu bật vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng nước trong việc duy trì an ninh lương thực và năng lượng tại Diễn đàn nước thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Bali từ ngày 18 – 25/5.
Đập thủy điện Đại phục hưng tại Guba, Ethiopia. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, thông tin trên do ông Firdaus Ali – cố vấn đặc biệt của PUPR đưa ra khi trả lời hãng thông tấn Antara của Indonesia ngày 6/5.
Theo ông Ali, các quốc gia cần nhấn mạnh vai trò của cơ sở hạ tầng nước đối với an ninh lương thực và năng lượng để làm nền tảng cho việc phát triển nguồn tài nguyên quý giá. Những nỗ lực nâng cao vai trò của cơ sở hạ tầng nước đã được thực hiện thông qua các hội nghị, diễn đàn thảo luận về tính hiệu quả của chiến lược quản lý cơ sở hạ tầng nước, nhằm hỗ trợ tưới tiêu nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất năng lượng thủy điện, bao gồm cả những dự án nhà máy điện Mặt Trời nổi.
Ông Ali cho rằng yếu tố quan trọng để tạo ra sức mạnh tổng hợp và hiệu quả trong sử dụng nguồn tài nguyên nước là việc tạo cơ chế tích hợp giữa các chính sách phát triển nguồn nước, thực phẩm và năng lượng. Thời gian tới, bộ sẽ giới thiệu mô hình cơ sở hạ tầng nước để hỗ trợ nông nghiệp và sản xuất lương thực, có thể làm mô hình cho các quốc gia khác tham khảo.
Ông Ali cho biết thêm, WWF lần thứ 10 cũng sẽ thảo luận về tác động biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng nước và các giải pháp tăng khả năng phục hồi nguồn nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Video đang HOT
Với chủ đề “Nước cho sự thịnh vượng chung”, các chuyên gia tham gia 280 phiên họp của diễn đàn sẽ tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống con người trên toàn cầu.
Indonesia liệu có chuyển hướng chính sách đối ngoại trong tương lai?
Ông Prabowo được kỳ vọng sẽ tiếp tục di sản của Jokowi, trong đó có chính sách đối ngoại.
Học giả Veeramalla Anjaiah, nhà báo cao cấp, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS). Ảnh: Đào Trang/P TTXVN tại Jakarta)
Ông Prabowo Soebianto, người được Ủy ban bầu cử quốc gia Indonesia (KPU) tuyên bố là người thắng cuộc, được biết đến là nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược và là người theo chủ nghĩa dân tộc, chú trọng các khía cạnh quốc phòng. Ông Prabowo cũng được đánh giá cao trong lĩnh vực ngoại giao và quan hệ quốc tế. Bằng chứng có thể thấy từ sự hợp tác giữa các nước về quốc phòng, an ninh, cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến một số khu vực xung đột và hỗ trợ nhân đạo. Ông Prabowo cũng đóng một vai trò nhất định trong các sáng kiến an ninh hàng hải ở vùng biển Indonesia giáp với các nước láng giềng khỏi mối đe dọa cướp biển và đánh bắt trái phép.
Ông Prabowo được kỳ vọng sẽ tiếp tục di sản của Jokowi, trong đó có chính sách đối ngoại. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Jokowi từng tạo nên bước chuyển mạnh mẽ theo hướng thực dụng, hướng nội, dân tộc chủ nghĩa, đặt lợi ích kinh tế lên trên; ưu tiên song phương đi vào thực chất hơn là đa phương trong quan hệ với các đối tác quan trọng và với các nước lớn. Chính sách này nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác với các nước lớn, cân bằng các quan hệ với Mỹ và Trung Quốc đồng thời tránh việc phải chọn lựa.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, học giả Veeramalla Anjaiah, nhà báo cao cấp, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) cho rằng, Indonesia đã nhiều năm theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và chủ động. Cần lưu ý ở đây rằng chính sách đối ngoại độc lập và tích cực của Indonesia không phải là một chính sách trung lập. Chính sách này đến nay vẫn phù hợp và hữu ích vì nhiều lý do. Nó nhấn mạnh vai trò quốc tế của Indonesia trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia được tăng cường.
Các lực lượng an ninh được tăng cường tại trụ sở Ủy ban Bầu cử Quốc gia Indonesia.
Tuy nhiên, ông Anjaiah nhấn mạnh Indonesia nên đóng vai trò tích cực hơn trong Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào không liên kết, APEC, OIC và Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương... Indonesia không nên tham gia bất kỳ liên minh quân sự và siêu cường nào nhưng có thể hợp tác với họ vì lợi ích lớn hơn.
Theo học giả Veeramalla Anjaiah, trong các vấn đề của ASEAN, các chính sách không can thiệp và đồng thuận hiện tại của ASEAN không hiệu quả trong các vấn đề như Biển Đông và Myanmar. Ông Prabowo có thể thay đổi chính sách ở ASEAN để làm cho nó khả thi và hiệu quả trong khi vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước ASEAN.
Hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ củng cố khả năng tự cường quốc gia của mỗi nước thành viên và khả năng tự cường khu vực của ASEAN, từ đó nâng cao nỗ lực chung xây dựng Khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, trung lập và thịnh vượng. Hơn nữa, cần thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia ở khu vực Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Việt Nam, láng giềng và đối tác chiến lược của Indonesia, sẽ là ưu tiên hàng đầu để duy trì quan hệ tốt đẹp và hợp tác lẫn nhau trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Prabowo.
Học giả Veeramalla Anjaiah cho rằng điểm yếu chính của Indonesia là chưa đạt được những ảnh hưởng về kinh tế và quân sự tương xứng với quy mô đất nước trên trường quốc tế. Ngay cả sau 79 năm độc lập, Indonesia vẫn không có lực lượng thiết yếu tối thiểu để bảo vệ đất đai và tài nguyên của mình. Để củng cố nền kinh tế và quân sự, Indonesia vẫn rất cần hợp tác với các cường quốc trên thế giới.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Prabowo nói rằng Indonesia sẽ vẫn là một cường quốc đứng ngoài khối chỉ tìm kiếm tình hữu nghị đồng thời khẳng định sức mạnh quốc gia phải là sức mạnh quân sự. Những tuyên bố này cho thấy ông Prabowo có thể chuyển hướng chính sách đối ngoại của Indonesia theo hướng tập trung vào an ninh hơn, trong khi người tiền nhiệm Jokowi duy trì chính sách đối ngoại khiêm tốn và chủ yếu tập trung vào kinh tế.
Học giả Veeramalla Anjaiah phân tích, chính phủ mới của ông Prabowo có thể sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại hiện tại với trọng tâm tập trung vào an ninh hơn dựa trên nền tảng quân sự. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào Bộ trưởng Ngoại giao mà ông lựa chọn. Nhân vật thân cận với ông Prabowo đang được nhắm tới cho vị trí này là Rosan Roeslani, cựu đại sứ Indonesia tại Mỹ. Tuy nhiên, nhân vật này có nền tảng về kinh doanh chứ không phải đối ngoại.
Ông Prabowo đã hứa hẹn tăng trưởng kinh tế 7% nhưng điều đó đòi hỏi đầu tư nước ngoài rất lớn. Đã xuất hiện câu hỏi về việc liệu ông Prabowo có tiếp tục thu hút đầu tư của Trung Quốc hay chuyển sang các nước như Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản và Australia.
Thắng cử trong bối cảnh nền kinh tế Indonesia vẫn tồn tại những yếu kém nhất định với cơ cấu còn bất cập, tốc độ tăng trưởng không bền vững, tệ nạn tham nhũng vẫn gây bức xúc trong xã hội; khủng bố và xung đột sắc tộc vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính phủ mới của ong Prabowo sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cả trong nước và quốc tế.
Các chương trình ông Prabowo đưa ra trong chiến dịch tranh cử nhằm thu hút cử tri ủng hộ trước đó, đã làm dấy lên lo ngại về tài chính bởi đó đều là những dự án đòi hỏi số tiền "khủng". Như lời hứa cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho hàng triệu trẻ em Indonesia; việc tiếp tục dự án chuyển đến thủ đô mới Nusantara và kế hoạch hiện đại hóa quân đội với việc xây dựng "Lực lượng tối thiểu cần thiết".
Một vấn đề lớn khác là an ninh lương thực. Indonesia là nước nhập khẩu ròng gạo, lúa mì, đường, muối, trái cây, thịt bò và đậu nành. Ông Prabowo muốn đạt được khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất lương thực và giảm nhập khẩu lương thực và có thể tiếp tục dự án chủ động lương thực, thực phẩm của người tiền nhiệm Jokowi.
Học giả Veeramalla Anjaiah nhấn mạnh, ông Prabowo có thể tiếp tục chính sách hiện tại của chính phủ về kinh tế hạ nguồn liên quan đến niken và các khoáng sản khác, đồng thời phải phát triển sản xuất ở Indonesia.
Ông Prabowo có thể phải đối mặt với một số vấn đề cũ như tham nhũng, quan liêu, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, biến đổi khí hậu và một số vấn đề khác. Ngoài ra, nhiều học giả, dựa trên hồ sơ nhân quyền của ông Prabowo, cũng bày tỏ nghi ngờ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có thể bị thụt lùi khi chính phủ mới lên nắm quyền.
Đặc biệt, trên trường quốc tế, Prabowo có thể phải đối mặt với sự vượt trội của Trung Quốc ở châu Á và hành vi mạnh bạo của nước này ở Bắc Natuna. Myanmar và Palestine là hai vấn đề khác mà ông có thể phải đối mặt. Cân nhắc và cân bằng ra sao với một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia và Nhật Bản để thu hút đầu tư... cũng là bài toán lớn đặt ra cho chính phủ mới.
Nga: Tập đoàn dầu khí Gazprom lỗ kỷ lục khi thị trường châu Âu 'đóng cửa' Xuất khẩu sang châu Âu từ lâu đã là nguồn thu nhập hàng đầu của tập đoàn Gazprom, nhưng đã giảm mạnh cùng với biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Biểu tượng tập đoàn năng lượng Gazprom tại Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga...