Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 13/11 sau khi cam kết chuyển giao quyền lực.
Hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Joe Biden tranh luận hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters).
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre thông báo Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào lúc 11h ngày 13/11 theo lời mời của ông Biden.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết bà Melania Trump, phu nhân của tổng thống đắc cử Donald Trump, cũng được mời đến Nhà Trắng để gặp Đệ nhất phu nhân Jill Biden.
Chánh văn phòng mới được bổ nhiệm của ông Trump, Susie Wiles, và chánh văn phòng của Tổng thống Biden, Jeff Zients, đã liên lạc trong tuần này để thảo luận về quá trình chuyển giao quyền lực và điều phối cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng.
“Các cuộc thảo luận tại Nhà Trắng sẽ rất thẳng thắn và thực sự dễ dàng”, một nguồn tin tiết lộ.
Trước đó, một quan chức chính quyền Mỹ xác nhận, Tổng thống Biden đã trao đổi với Tổng thống đắc cử Trump hôm 6/11, một ngày sau cuộc bầu cử diễn ra, để chúc mừng ông về chiến thắng trước Phó Tổng thống Kamala Harris và mời ông đến Nhà Trắng.
“Tổng thống Biden đã bày tỏ cam kết đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực đoàn kết đất nước”, quan chức Mỹ cho biết thêm.
Ông Trump hôm 6/11 cho biết, khi trao đổi qua điện thoại, ông và Tổng thống Biden đồng ý sẽ ăn trưa cùng nhau “vào một ngày rất gần”, theo NBC News. Ông Trump cũng nói với NBC rằng các cuộc trao đổi của ông với Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris sau khi kết quả bầu cử được công bố “rất tốt đẹp, rất tôn trọng cả hai bên”.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Nhà Trắng sau khi ông Trump tuyên bố chiến thắng, ông Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực hòa bình cho người kế nhiệm.
“Tôi đã nói chuyện với Tổng thống đắc cử Trump để chúc mừng ông ấy về chiến thắng của mình, và tôi đảm bảo với ông ấy rằng tôi sẽ chỉ đạo toàn bộ chính quyền của mình làm việc với nhóm của ông ấy để đảm bảo một cuộc chuyển giao hòa bình và trật tự. Đó là điều mà người dân Mỹ xứng đáng được hưởng”, ông Biden nhấn mạnh.
Theo thông lệ, tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ tiếp đón tổng thống mới sau cuộc bầu cử như một phần của quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tuy nhiên, ông Trump đã không tiếp đón ông Biden sau cuộc bầu cử vào năm 2020 vì ông phản đối kết quả bầu cử. Ông Trump cũng không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden vào năm 2021.
Ngoại trừ năm 2020, Đệ nhất phu nhân của tổng thống đương nhiệm cũng có truyền thống tiếp đón đệ nhất phu nhân của tổng thống đắc cử tại Nhà Trắng. Năm 2016, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã tiếp bà Melania Trump uống trà tại Nhà Trắng và đưa bà đi tham quan dinh thự riêng.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực, ông Trump đã bắt đầu tập hợp chính quyền thứ hai của mình, bổ nhiệm giám đốc chiến dịch tranh cử Susie Wiles làm chánh văn phòng Nhà Trắng.
Bà Wiles là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí cấp cao này và là người đầu tiên được đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào chính quyền sắp tới của ông Trump.
Ông Trump dự kiến sẽ đảo ngược nhiều chính sách dưới thời Tổng thống Biden.
Xung đột Nga - Ukraine trước bước ngoặt lớn
Cuộc chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng có thể là ngã rẽ quyết định đến cuộc xung đột kéo dài gần 1.000 ngày qua giữa Nga và Ukraine.
Chiến sự phức tạp
Tờ Kyiv Post hôm qua đưa tin lực lượng Nga đã tiến hành đợt tấn công lớn trên không vào lãnh thổ Ukraine rạng sáng 8.11. Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, ít nhất 25 người bị thương. Tại tỉnh Odessa ở miền nam, ít nhất 1 người thiệt mạng và 9 người bị thương sau khi hàng loạt máy bay không người lái (UAV) tập kích khu vực này. Tỉnh Kyiv cũng bị nhiều UAV tấn công vào rạng sáng, làm 4 người bị thương và hàng loạt nhà cửa, xe cộ bị phá hủy. Không quân Ukraine thông báo lực lượng phòng không đã bắn hạ 62/92 UAV và 4/5 tên lửa trong đêm. Khoảng 26 chiếc UAV bị mất dấu, được cho là do hoạt động tác chiến điện tử của Ukraine. Nga chưa đưa ra bình luận nhưng lâu nay luôn tuyên bố không nhắm vào mục tiêu dân sự tại Ukraine.
Điểm xung đột: Ukraine, Nga tính chuyện đàm hay đánh tiếp sau khi ông Trump đắc cử
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đang có 11.000 binh sĩ CHDCND Triều Tiên trên lãnh thổ Nga gần Ukraine, đặc biệt tại tỉnh Kursk của Nga. Phát biểu tại Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest (Hungary) ngày 7.11, ông Zelensky xác nhận một phần lực lượng Triều Tiên đã tham chiến và đã chịu thương vong. Giới chức Nga đến nay vẫn không bình luận trực tiếp về cáo buộc lực lượng Triều Tiên đã được triển khai để chống Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin ước tính phía Ukraine đã mất hơn 30.000 binh sĩ từ khi đưa quân sang Kursk vào đầu tháng 8, theo TASS.
Xe cháy trong cuộc tấn công rạng sáng 8.11 tại Odessa. ẢNH: REUTERS
Điều kiện hòa bình
Trong khi đó, tại Hội nghị Câu lạc bộ thảo luận Valdai ở TP.Sochi ngày 7.11, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại hòa bình về Ukraine nhưng không dựa trên danh sách mong muốn của Kyiv mà phải xét trên tình hình thực tế. Theo ông Putin, biên giới Ukraine và Nga nên được vạch theo quyết định của cư dân vùng Donbass miền đông Ukraine, vốn được Moscow tuyên bố sáp nhập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2022. Tổng thống Nga còn nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết cho việc chấm dứt xung đột vĩnh viễn là Ukraine phải trở thành nước trung lập, độc lập và chủ quyền, "thay vì làm công cụ trong tay các nước thứ ba". "Nếu không có sự trung lập, thật khó để tưởng tượng về mối quan hệ láng giềng tốt giữa Nga và Ukraine", ông Putin nói.
Ông Putin khen ông Trump dũng cảm, nói Nga sẵn sàng đối thoại
Tại hội nghị ở Budapest, Tổng thống Zelensky gạt bỏ gợi ý về chuyện nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt xung đột. "Điều đó là không thể chấp nhận cho Ukraine và cho toàn châu Âu", ông Zelensky tuyên bố. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng phản đối đề xuất mà ông cho là "nguy hiểm và thiếu trách nhiệm" của Thủ tướng Hungary Viktor Orban về một thỏa thuận ngừng bắn. Ông Orban giải thích rằng việc đình chiến sẽ giúp các bên ngừng tổn thất và mang lại thời gian để đối thoại và đàm phán hòa bình. Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh ngày 8.11, vị thủ tướng dự báo chính quyền sắp tới của Mỹ sẽ "rời khỏi" xung đột và châu Âu không thể tiếp tục một mình tài trợ Ukraine, theo Reuters.
Hiện trường cuộc tấn công tại Kharkiv ngày 8.11. ẢNH: REUTERS
Đến nay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn chưa làm rõ kế hoạch của ông cho Ukraine dù từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong thời gian ngắn. Tuyên bố gây ra lo ngại cho phía Ukraine về nguy cơ có thể phải chịu nhượng bộ. "Tôi tin rằng ông Trump thật sự muốn một giải pháp nhanh chóng, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ xảy ra", ông Zelensky nói tại Budapest.
Ukraine sẽ nhận 6 tỉ USD viện trợ trước ngày chuyển giao tại Mỹ
Người phát ngôn Sabrina Singh của Lầu Năm Góc ngày 7.11 xác nhận Mỹ sẽ gửi toàn bộ 6 tỉ USD viện trợ quân sự còn lại cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025. Trang The Kyiv Independent dẫn lời bà Singh cho biết Ukraine sẽ nhận 4 tỉ USD vũ khí lấy trực tiếp từ kho của quân đội Mỹ và 2 tỉ USD là mua từ các nhà thầu thông qua Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine.
Ông Biden chỉ thị bảo vệ ông Trump như 'tổng thống đương nhiệm' Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu được chuyên chở bằng máy bay quân sự và Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị bảo vệ người tiền nhiệm như 'tổng thống đương nhiệm'. Sau khi trở thành mục tiêu của hai vụ ám sát bất thành, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu chính quyền tăng cường an...