Vắcxin COVID-19: Con người đang đặt cược quá rủi ro?
Cuộc đua chế tạo vắcxin COVID-19 đang nóng hơn bao giờ hết với sự tham gia của các tổ chức và chính phủ giàu nhất hành tinh. Thành công là một lợi thế không đo đếm nổi nhưng rủi ro thất bại vô cùng lớn.
Bên trong một phòng thí nghiệm vắcxin COVID-19 ở San Diego, Mỹ – Ảnh: REUTERS
Để sớm chấm dứt đại dịch COVID-19, các chính phủ, quỹ đầu tư, quỹ từ thiện, công ty dược phẩm… đang đổ hàng tỉ đôla vào các dự án nghiên cứu vắcxin với xác suất thành công vô cùng thấp.
Họ rút ngắn thời gian thử nghiệm, đưa ra các đánh giá mà không có gì đảm bảo vắcxin sẽ hiệu quả. Họ xây và cải tạo nhà máy bào chế hàng loạt dù cơ may có được vắcxin được chấp thuận chính đáng về mặt khoa học vô cùng mong manh.
Nói một cách khác, họ đang đặt cược cho nhiều loại vắcxin có thể không bao giờ được sản xuất…
Đây là một cuộc chơi tốc độ và đầy rủi ro chưa có tiền lệ.
Theo Hãng tin Reuters, thống kê cho thấy trong lịch sử chỉ có 6% vắcxin được nghiên cứu thành công và bán ra thị trường, thường là sau một quá trình mày mò ròng rã nhiều năm của các nhà khoa học.
Nhưng với COVID-19 thì mọi quy trình, luật lệ đều bị gạt sang một bên, tất cả vì mục tiêu tìm ra vắcxin trong khung thời gian 12-18 tháng.
Trong hơn 100 loại vắcxin đang được nghiên cứu khắp thế giới, núi tiền từ các chính phủ, tổ chức chỉ đổ vào những dự án hứa hẹn nhất. Tuy gọi là “hứa hẹn” nhưng cơ may thành công thực sự rất thấp và họ biết rõ điều đó.
Video đang HOT
Con người có thể tìm ra hơn một loại vắcxin hoặc không có gì cả. Cả hai khả năng đều có thể xảy ra.
Virus corona là thách thức lớn nhất con người trải qua trong nhiều năm – Ảnh: AFP
Đối với các hãng dược, lợi ích tìm ra vắcxin COVID-19 khá rõ ràng.
Các tên tuổi như Johnson & Johnson (Mỹ), GlaxoSmithKline PLC (Anh) đã công bố kế hoạch sản xuất vắcxin giá vừa phải, ít nhất là ban đầu, rồi thu lợi nhuận về lâu dài nếu tiêm chủng cần duy trì, khi đó các chính phủ sẽ đầu tư mua tích trữ.
Còn các quốc gia, tại sao họ phải xây nhà máy trước khi có vắcxin dù phải chịu rủi ro bỏ xó không dùng đến?
Câu trả lời là tìm được vắcxin thôi cũng chưa đủ, nếu không thể sản xuất hàng loạt và phân phát đủ cho cộng đồng thì mọi thứ không ý nghĩa gì.
“Chúng tôi muốn đầu tư trước, với rủi ro đi kèm, thậm chí trước khi biết vắcxin có hiệu quả không. Tất cả để có được khả năng sản xuất hàng chục hoặc hàng trăm triệu liều ngay lập tức”, bác sĩ Richard Hatchett, cựu cố vấn tổng thống George W. Bush và hiện là lãnh đạo Liên minh vì Phát kiến chống dịch bệnh (CEPI) – tổ chức nhận được sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia như Anh, Canada, Na Uy, Thụy Sĩ… cho biết.
CEPI hiện đã huy động được hơn 915 triệu/ 2 tỉ USD cần thiết để tăng tốc thử nghiệm và xây nhà máy bào chế cho ít nhất 3 ứng viên vắcxin COVID-19.
Tìm ra vắcxin thôi chưa đủ, cung cấp cho tất cả dân số thế giới là bài toán khó – Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, điều khiến các chuyên gia, bác sĩ lo lắng nhất là dù có tìm ra vắcxin, sẽ không có đủ liều cho tất cả mọi cộng đồng, mọi quốc gia.
Bài học từ đại dịch cúm H1N1 năm 2009 cho thấy các nước giàu gom hết nguồn vắcxin nhờ ký hợp đồng độc quyền với các nhà sản xuất. Chỉ riêng Mỹ đặt hàng 250 triệu liều; Úc, Brazil, Pháp, Ý, New Zealand, Na Uy, Thuỵ Sĩ và Anh đều nắm trong tay vắcxin.
Dưới áp lực của WHO, các quốc gia trên cam kết chia sẻ 10% kho dự trữ với các nước nghèo, nhưng cuối cùng sự chậm trễ trong sản xuất và phân phối khiến chỉ có 77 triệu liều được chia sẻ, ít hơn cần thiết, và chỉ sau khi dịch bệnh đã qua đỉnh ở nhiều khu vực.
Nếu vắcxin COVID-19 được tìm ra, kịch bản trên hoàn toàn có thể lặp lại. Tất cả quan chức y tế thế giới trả lời phỏng vấn Reuters đều không tin sẽ có đủ nguồn cung vắcxin cho tất cả.
Các chính phủ sẽ chịu áp lực ưu tiên tiêm ngừa cho công dân mình trước để tái khởi động nền kinh tế. “Sẽ có rất nhiều lợi ích riêng trong chuyện sản xuất vắcxin”, bác sĩ Ronald St. John, người từng tham vấn cho chính phủ Mỹ và Canada, bình luận.
Đây cũng là lý do nhiều chính phủ đổ tiền vào các dự án vắcxin để có được ưu tiên tiếp cận trước nếu nghiên cứu thành công.
Chẳng hạn Arcturus Therapeutics Holdings Inc., một công ty công nghệ sinh học ở San Diego (Mỹ), nhận 10 triệu USD từ chính phủ Singapore để phát triển vắcxin COVID-19 chung với một đối tác Singapore.
Theo CEO Joseph Payne của Arcturus, nếu thành công Singapore sẽ là nước đầu tiên được hưởng, mọi thứ sau đó “dành cho ai chịu trả tiền”.
“Chúng tôi không chịu trách nhiệm về đạo đức phân phối, các chính phủ phải chịu, và để có vắcxin họ cần phải trả tiền”, ông Payne giải thích.
PHÚC LONG
Chạy đua với Covid-19, cần sản xuất vaccine trước khi thử nghiệm xong?
Nhóm nghiên cứu vaccine chống Covid-19 đề xuất cần sản xuất vaccine trước khi hoàn thành thử nghiệm nếu muốn có vaccine trong từ 12-18 tháng nữa.
"Việc sản xuất các loại vaccine chống Covid-19 thậm chí trước khi chúng được thử nghiệm đầy đủ là một điều cần thiết để xem liệu những vaccine này có thể bảo vệ mọi người khỏi mắc bệnh hay không", Richard Hatchett, CEO Liên minh các Sáng kiến phòng chống dịch bệnh (CEPI) nhận định.
CEPI là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để thúc đẩy tiến trình phát triển vaccine.
Việc sản xuất có thể bắt đầu thậm chí trong khi một số vaccine chống Covid-19 đang trong giai đoạn đầu của đợt thử nghiệm lâm sàng trên người, vốn có mục đích xác nhận về mức độ an toàn, ông Hatchett cho biết hôm 25/4.
Chuyên gia này cũng khẳng định, kế hoạch này có thể rút ngắn thời gian mà không hề "đi tắt" và cũng không hy sinh tính hiệu quả hay mức độ an toàn của vaccine.
Việc sản xuất trên quy mô lớn thường không diễn ra cho tới khi một vaccine đã trải qua tất cả 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, quá trình thường phải mất vài năm để hoàn thành. CEPI lần đầu tiên công bố những điểm chính của kế hoạch đẩy nhanh tiến trình này trên tạp chí Y khoa New England hồi tháng 3.
"Tiến hành theo cách này có thể khiến chi phí đắt đỏ hơn", ông Hatchett cho biết.
"Nếu chúng ta muốn cung cấp vaccine trong khoảng từ 12 - 18 tháng từ khi bắt đầu chương trình này thì chúng ta sẽ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro", CEO của CEPI nhận định. Ông ước tính rằng cần phải tốn hàng chục tỷ USD trong những năm tới để cung cấp vaccine chống Covid-19.
CEPI đã tài trợ cho một số dự án nghiên cứu vaccine chống Covid-19, bao gồm cả 3 loại vaccine hiện đang được thử nghiệm trên người, trong đó, 2 vaccine trong giai đoạn 1 của các đợt thử nghiệm lâm sàng là Moderna và Inovio, và chỉ có vaccine CanSino Bio của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn 2 của đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tháng này./.
Kiều Anh
Khỏa thân chèo thuyền vượt biển Đại Tây Dương để gây quỹ từ thiện Người phụ nữ 39 tuổi đến từ Nottingham, Anh đã hoàn thành chuyến đi vượt biển Đại Tây Dương dài 3.000 dặm trong tình trạng hoàn toàn khỏa thân. Julie hoàn toàn khỏa thân trong khi chèo thuyền Julie Paillin đặt mục tiêu hoàn thành thử thách mang tên Talisker Whisky Atlantic dài 3.000 dặm. Cụ thể, cô sẽ chèo thuyền qua biển...