Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% – 15% giá trị khoản vay để chứng minh năng lực tài chính và chiếm đoạt luôn.
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% – 15% giá trị khoản vay.
Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn nào để chiếm đoạt tiền?
Như VietnamNet đưa tin, đã có hàng loạt khách hàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp. Thủ đoạn của các đối tượng này thay đổi nhanh chóng và để đối phó với các cơ quan chức năng, đồng thời khiến khách hàng không kịp trở tay.
Chia sẻ về vấn đề này ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, thủ đoạn lừa đảo tinh vi này thường được các đối tượng thực hiện như gọi điện thoại tự xưng là nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online. Sau đó, bọn chúng nhắn tin, gửi đường dẫn truy cập vào địa chỉ website lạ. Website này thường được làm giả mạo theo thương hiệu với logo, hình ảnh, tên gọi, nhận diện… của các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ tài chính uy tín. Các đối tượng này dẫn dụ người có nhu cầu vay tải app hoặc đăng ký tài khoản, đăng ký khoản vay tại website giả mạo đó. Hạn mức vay được bọn chúng nâng lên từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng với lãi suất cực kỳ ưu đãi và thủ tục vay đơn giản.
Sau khi người vay hoàn tất các thủ tục đăng ký, các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu, hối thúc người vay chuyển trước cho chúng một số tiền để xác nhận khoản vay hoặc chứng minh khả năng tài chính hay khả năng trả nợ của người vay… Số tiền yêu cầu chuyển trước này tùy thuộc đối tượng đưa ra, có thể từ 10% – 15% giá trị khoản vay được duyệt. Chúng thông báo sau khi nhận được tiền chuyển trước để xác minh này, thì công ty (đối tượng lừa đảo) sẽ chuyển tiền giải ngân khoản vay cho người vay bao gồm toàn bộ cả số tiền người vay đã chuyển để xác minh.
Để tạo niềm tin, đối tượng lừa đảo sẽ làm giả các thông báo của ngân hàng, công ty tài chính và gửi người muốn vay, gồm: Giấy Đăng ký kinh doanh, công văn phê duyệt khoản vay, hợp đồng cho vay… và yêu cầu người muốn vay chuyển tiền trước để xác minh…
“Điều đáng nói, tài khoản ngân hàng nhận tiền của chúng đều là tài khoản cá nhân, không phải tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được niêm yết thông tin. Nếu người dân chuyển tiền cho chúng, sau đó chúng sẽ chặn liên lạc, không thể liên hệ được, website không truy cập được tài khoản, và người dân bị lừa mất tiền đã chuyển. Nhiều khách hàng sau khi bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền rồi mới liên hệ với Fiin Credit, mới tá hỏa ra mình bị các đối tượng mạo danh các công ty công nghệ tài chính để lừa đảo”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Fiin Credit.
Video đang HOT
Chia sẻ với VietnamNet về vấn đề này, đại diện Tima cho hay, các đối tượng lừa đảo đã giả mạo lấy tên Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit hay JD Credit, mạo danh công ty cổ phần tập đoàn TIMA để tạo niềm tin cho khách hàng. Để dụ khách hàng sập bẫy, các đối tượng lừa đảo đưa ra những lời mời gọi rất hấp dẫn như vay tiền qua App với lãi suất 0,5% với khoản vay lớn từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng. Người vay, chỉ cần tải app trên Android qua một đường link liên kết, đăng ký tài khoản. Cụ thể, khách hàng được hướng dẫn tải app từ 1 đường link quảng cáo. Sau khi click vào đường link máy sẽ yêu cầu bạn tải xuống 1 tệp. Dù loại tệp này bị thiết bị android khuyến cáo “có thể gây độc hại cho thiết bị của bạn”, nhưng khách hàng vẫn mắc lừa.
Tuy nhiên, để chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu vay các đối tượng lừa đảo yêu cầu phải trả trước 10% phí xác minh năng lực tài chính, bằng cách chuyển khoản vào một số tài khoản của kẻ lừa đảo.
Sau khi hoàn tất đăng ký, người có nhu cầu vay tiền sẽ nhận được giấy tờ “PHÊ DUYỆT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY”, có đóng dấu và ký tên dưới danh nghĩa của Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit. Với lý do cần chứng minh năng lực tài chính, kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước 10% giá trị khoản vay vào tài khoản: MBBank: 1111108121971 cho chủ tài khoản là HO THI HUYNH UYEN. Nội dung nhắn khi chuyển khoản là Họ tên 4 số cuối CMND. Đương nhiên sau khi chuyển tiền “chứng minh năng lực tài chính”, khách hàng bị lừa mất khoản tiền 10% và không nhận được khoản vay sau đó.
Trong cảnh “người cùng khổ” như Fiin Credit, Tima, ông Lê Minh Hải, Ceo Tienngay.vn cho hay, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh TienNgay.vn để liên hệ với khách hàng tư vấn vay tiền. Bằng thủ đoạn tinh vi, các tổ chức/cá nhân này không chỉ liên tục nhắn tin mời chào khách hàng, mà còn yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào số tài khoản được cung cấp số tiền bằng 10% giá trị muốn vay, với lý do để chứng minh khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là hành vi lừa đảo trắng trợn, không chỉ gây thất thoát tài sản của cá nhân khách hàng mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như uy tín của TienNgay.vn.
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Tienngay.vn
Khách hàng cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo mới
Các công ty công nghệ tài chính cho rằng, để tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo khách hàng phải thận trọng và tìm hiểu kỹ về công ty. Đại diện Fiin Credit, TienNgay.vn, Tima khẳng định, họ không thu bất cứ loại phí nào trước khi giải ngân. Phí bảo hiểm khoản vay qua các công ty này được trừ trực tiếp vào số tiền giải ngân mà không thu thêm bên ngoài khoản vay. Khi hồ sơ được duyệt thành công, hai bên ký hợp đồng và đồng thuận về các điều khoản vay mà không dựa trên điều kiện phải nộp các khoản phí.
Đại diện Tima cho biết, các thủ đoạn lừa đảo trên không giống như vấn nạn lừa đảo lấy tài khoản Internet banking và OTP, để ăn cắp tiền khách hàng ngân hàng đã kéo dài rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiện tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền trước để được vay của các công ty tài chính cũng cần các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý để tạo ra môi trường tín dụng minh bạch cho người dân yếu thế, dễ tổn thương. Khi các hiện tượng lừa đảo trên bị bóc trần, người dân sẽ củng cố thêm kiến thức để tránh bị sập bẫy các đối tượng xấu.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Trần Việt Vĩnh, việc khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trên các phương tiện truyền thông là bài toán hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm điều tra xử lý các đối tượng để tránh tình trạng gây ra những bất ổn cho xã hội khi bước vào nền kinh tế số và xã hội số.
Mua 3 chiếc MacBook, suýt bị lừa hơn 120 triệu đồng
Kẻ gian dùng nhiều tài khoản ảo, giả danh cả người bán và người mua MacBook để lừa đảo số tiền hơn 120 triệu đồng.
Ngày 22/9, một người dùng chia sẻ câu chuyện bị lừa mua 3 chiếc MacBook với giá trị hơn 120 triệu đồng. Kẻ gian dùng nhiều tài khoản mạng xã hội ảo, đóng vai cả người bán, người mua để lừa đảo.
Mua 3 chiếc MacBook bằng tiền của người khác
Ngày 20/9, ông Nguyễn Đình Mạnh đăng bài tìm mua 7 chiếc MacBook Pro trong một hội rao vặt trên Facebook. Sau đó, có một tài khoản tên Nguyễn Trọng Quý liên hệ ông Mạnh để chào hàng. Người này tự xưng là nhân viên của Goka, một đơn vị bán MacBook lâu năm tại TP.HCM.
Ngay trong lúc trao đổi với ông Mạnh về hàng hóa, người này dùng một tài khoản ảo khác liên hệ với Goka, đóng vai người cần tìm mua 7 chiếc Macbook để yêu cầu cửa hàng gửi báo giá.
Bài đăng tìm mua 7 chiếc MacBook của ông Mạnh.
"Người này đóng vai trung gian giữa tôi và Goka, trao đổi thông tin qua lại. Còn tôi là người mua và phía Goka bán hàng lại không liên lạc trực tiếp với nhau. Ngoài ra, kẻ gian còn yêu cầu chuyển tiền vào chính xác tài khoản trên website của Goka nên tôi cũng không nghi ngờ", ông Nguyễn Đình Mạnh, ngụ tại thành phố Thủ Đức trả lời PV .
Đại diện Goka cho biết người mua hàng tự xưng là nhân viên công ty Truy Phong và cần mua 7 chiếc MacBook cho công ty. "Sau khi trao đổi, người này quyết định mua 3 chiếc MacBook Pro M1 với tổng giá trị 124,8 triệu đồng. Số tiền này được chuyển từ tài khoản của công ty Truy Phong vào buổi chiều cùng ngày đúng như những gì kẻ gian cam kết", đại diện Goka chia sẻ.
Tìm cách bán lại 3 chiếc laptop đã mua
Sau khi đứng ra mua 3 chiếc MacBook của cửa hàng với giá trị hơn 120 triệu đồng bằng tiền của ông Đình Mạnh, kẻ gian tiếp tục dùng một tài khoản ảo khác đăng bài lên hội buôn bán, tìm người mua 3 chiếc laptop.
"Người bán cho biết mua nhầm sản phẩm công ty yêu cầu nên cần thanh lý 3 chiếc MacBook Pro M1. Vì thị trường đang khan hàng nên tôi đã liên hệ để hỏi mua, dù giá không rẻ hơn máy chính hãng quá nhiều", ông Nguyễn Tài, người mua 3 chiếc MacBook chia sẻ với PV .
Kẻ gian rao bán 3 chiếc lap top đã mua trên Goka cho một bên thứ 3.
Khi nhận máy vào ngày 21/9, ông Tài cảm thấy có điểm bất thường vì sản phẩm được chuyển từ Goka, phía đại lý ông có quen biết trước. Ông Tài liên hệ trực tiếp với cửa hàng và được biết những gì người bán chia sẻ là sai sự thật, có dấu hiệu lừa đảo.
Sau đó, phía Goka liên hệ với ông Nguyễn Đình Mạnh, cũng là người đã chuyển số tiền hơn 120 triệu đồng cho cửa hàng. Qua trao đổi, cả ông Mạnh và cửa hàng mới biết đã bị kẻ gian lừa đảo. Phía đại lý chủ động giao hàng đến địa chỉ ông Mạnh yêu cầu.
"Dù bị lừa nhưng tôi cảm thấy còn rất may mắn. Nếu ông Tài không nhận ra điểm bất thường về hàng hóa thì kẻ gian đã bán thành công 3 chiếc MacBook giá trị hơn 120 triệu đồng được mua bằng tiền của tôi", ông Nguyễn Đình Mạnh cho biết.
Nâng cấp thủ đoạn lừa đảo
Tổng kết, kẻ gian giả mạo người bán để lấy số tài khoản doanh nghiệp, yêu cầu người mua chuyển tiền trước. Sau đó, người này yêu cầu bên bán chuyển hàng sang cho bên thứ ba để tẩu tán tài sản.
"Thủ đoạn lừa đảo này hướng vào các cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử, nơi mà mọi người làm việc với nhau bằng uy tín, số tài khoản công ty. Đồng thời, những giao dịch số lượng lớn, giá trị cao để điều phối thiết bị giữa các nhà bán hàng cũng là chuyện thường xảy ra nên ít người đề phòng", đại diện Goka cho biết.
Các giao dịch số lượng lớn, giá trị cao là chuyện không hiếm trong giới buôn bán thiết bị điện tử.
Theo ông Tài, trong trường hợp này đối tượng đã nâng cấp thủ đoạn để khó bị phát hiện hơn bằng cách liên hệ thêm một người bán thứ 3 để tẩu tán món hàng mà không trực tiếp ra mặt.
"Vì hoạt động trong giới kinh doanh máy tính lâu năm nên tôi đã quen với những chiêu trò lừa đảo dạng này. Tuy nhiên trước đó, kẻ gian chỉ đóng vai trung gian giữa người mua và người bán để lừa tiền hoặc sản phẩm", ông Nguyễn Tài chia sẻ với PV .
Sau khi đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội, nhiều nạn nhân khác bị lừa với cùng một thủ đoạn nói trên cũng liên hệ với ông Mạnh để cùng trình báo với cơ quan chức năng.
Ngỡ ngàng vì nhận tin nhắn lừa đảo dọa khóa tài khoản ngân hàng Nhiều tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo đang được gửi dồn dập đến khách hàng. Không ít người sập bẫy vì tin rằng đây là tin nhắn hệ thống của các ngân hàng. Chị M.H, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết mình vừa nhận được tin nhắn từ ngân hàng VietinBank thông báo khóa tài khoản....