Vạch mặt máy bay TQ “diễu võ” ở khu vực phòng không
Nhật Bản đã công bố hình ảnh 2 loại máy bay trinh sát Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra khu vực nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.
Phương tiện truyền thông quốc tế hôm qua đồng loạt đưa tin việc máy bay Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên trên khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông ngay sau quyết định thành lập công bố hôm 23. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố những hình ảnh 2 loại máy bay trinh sát Trung Quốc xuất hiện ở Hoa Đông. Trong ảnh là chiếc Tu-154M biên chế trong Không quân Trung Quốc “diễu võ, dương oai” trên Hoa Đông.
Chiếc Tu-154M của Trung Quốc hiện diện ở Hoa Đông có số hiệu B-4015 thuộc một trong 4 chiếc Tu-154M được nước này hoán cải thành máy bay tình báo điện tử dùng để trinh sát, thu thập tin tức tình báo trên không.
Tu-154M vốn là biến thể của dòng máy bay chở khách tầm ngắn – trung Tu-154 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Toàn bộ số máy bay này hiện nay chủ yếu biên chế trong Sư đoàn không quân 34 đóng ở Bắc Kinh.
Những chiếc Tu-154M của Trung Quốc dài 47,9m, cao 11,4m, sải cánh 37,5m, trang bị 3 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30KU154II cho tốc độ 950km/h, tầm bay với 3.000-5.000km.
Dựa trên đặc điểm bức ảnh máy bay thứ 2 của Trung Quốc hiện diện ở Hoa Đông mà Nhật Bản công bố thì có thể xác định đây là loại Y-8 Gaoxin 2. Gaoxin 2 thiết kế với 2 mái che radar lớn ở dưới mũi máy bay và một cái khác ở thân dọc xuống đuôi đứng máy bay, cả 2 bên trong trang bị hệ thống ăng ten hiện đại để theo dõi hoạt động điện tử đối phương.
Hiện nay, chỉ có một số ít Gaoxin 2 triển khai trong lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc, có thể là nằm trong Trung đoàn độc lập số 1 đóng ở căn cứ Laiyang, tỉnh Sơn Đông.
Y-8 Gaoxin 2 thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-8C trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt WJ-6 cho tốc độ 660km/h, bán kính hoạt động khoảng 3.000km.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, có thời điểm chiếc Tu-154M chỉ cách không phận Nhật Bản 40km. Điều này buộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JMSDF) đã điều tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.
Theo Kiến thức
Video đang HOT
Ấn Độ đủ sức lọt vào top 3 cường quốc không quân thế giới?
Trang mạng Thông tin CNQP Nga ngày 18/06 đưa tin, song song với việc hợp tác đầu tư với Nga để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA, không quân Ấn Độ còn đẩy mạnh phát triển loại máy bay thế hệ thứ 5 của riêng mình theo kế hoạch "Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến" (AMCA).
Tại triển lãm hàng không quốc tế Bangalore tổ chức vào tháng 2 năm nay, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã trưng bày mô hình của AMCA. So với mô hình được công khai lần đầu tiên năm 2011, rõ ràng là người Ấn Độ đã có sự điều chỉnh về thiết kế ngoại hình khí động học của nó.
Từ hiện tượng phát triển song song của 2 dự án FGFA và AMCA, một số chuyên gia quân sự cho rằng, có khả năng dự án riêng của Ấn Độ sẽ được dùng để thay thế cho kế hoạch hợp tác phát triển với Nga. Thế nhưng, cũng không loại trừ, Ấn Độ sẽ đồng thời phát triển cả 2 loại vì chúng có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Biên đội không quân "Liên hiệp quốc" của Ấn Độ
Khi trả lời những câu hỏi có liên quan đến tương lai của AMCA, Nguyên soái, Tham mưu trưởng không quân Ấn Độ Norman Anil Kumar Browne đã từ chối so sánh chỉ tiêu tính năng của 2 loại máy bay này. Ông nhấn mạnh, AMCA sẽ tiếp tục được thực hiện độc lập đúng theo kế hoạch quốc gia, đặc biệt là về các hệ thống thiết bị và hệ thống động lực của máy bay.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA hợp tác phát triển với Nga
Theo tin cho biết, rất có khả năng AMCA sẽ được trang bị loại động cơ quốc nội Kaveri. Loại động cơ này nguyên là sản phẩm được phát triển dành cho dự án máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA. Thế nhưng, do một số vấn đề về công nghệ, nó đã ra đời muộn hơn dự kiến, làm Ấn Độ buộc phải mua động cơ F-404 của Mỹ (sau này có thể được thay bằng phiên bản cải tiến của nó là F-414) để lắp đặt cho chúng.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 AMCA do Ấn Độ tự sản xuất
Môt số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh dự án AMCA, là do một số hoài nghi về triển vọng của FGFA. Nguyên soái Browne cho biết, FGFA được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga. Khi tiến hành các hạng mục, rất khó để tuân thủ đúng theo tỷ lệ hợp tác 50 - 50 như phía Nga đề nghị.
Máy bay vận tải C-17 của Mỹ
Ngoài ra, Ấn Độ cũng hoài nghi về trình độ công nghệ của Nga trong một số lĩnh vực. Một vài chuyên gia công nghệ Ấn Độ cho rằng, trong vật liệu chế tạo T-50, tỷ lệ kim loại vẫn còn chiếm phần lớn. Điều này phản ánh một vấn đề là trình độ công nghệ trong sản xuất vật liệu tổng hợp của Nhà sản xuất Sukhoi vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, tỷ lệ composite ở nguyên liệu thiết kế máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA của Ấn Độ đã lên tới 43%.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-30MKI của Nga
Ngay từ năm 2006, Ấn Độ đã độc lập tự nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 AMCA, để điền vào khoảng trống giữa thế hệ máy bay chiến đấu hạng nhẹ quốc nội Tejas, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI do Nga sản xuất và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA hợp tác nghiên cứu với Nga trên cơ sở của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FAK FA Sukhoi T-50.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-8I nhập khẩu của Mỹ
Loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ 5 AMCA có trọng lượng cất cánh khoảng 19-20 tấn. Theo kế hoạch, nó sẽ tiến hành bay thử vào năm 2019 và đến năm 2025 sẽ được đưa vào trong biên chế của không quân Ấn Độ, kế hoạch sản xuất của AMCA dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 15 năm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Rafale của Pháp
Tháng 8/2012, không quân Ấn Độ tuyên bố, trong vòng 20 năm, tổng vốn hợp tác đầu tư với Nga trong chương trình phát triển FGFA ước chừng khoảng 35 tỷ USD (bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát triển và mua sắm). Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, đến năm 2014 Ấn Độ sẽ nhận được nguyên mẫu đầu tiên.
Trước đây, Ấn Độ hy vọng đến năm 2017 sẽ được trang bị loạt máy bay đầu tiên. Thế nhưng cách đây không lâu, Bộ quốc phòng nước này đã phải thừa nhận là nhà thầu Sukhoi không thể hoàn thành kế hoạch này đúng theo tiến độ, dẫn đến kéo dài thời hạn bàn giao máy bay. Dự kiến, nguyên mẫu thứ 2 và thứ 3 sẽ lần lượt được bàn giao vào năm 2017 và 2019.
Máy bay cảnh báo sớm Phalcon, Ấn Độ mua của Israel
Hiện tổng quân số lực lượng không quân Ấn Độ vào khoảng hơn 110.000 người, trang bị khoảng trên 1600 máy bay các loại, trong đó lực lượng máy bay ném bom và máy bay chiến đấu chủ lực là hơn 700 chiếc, được biên chế thành 45 liên đội máy bay chiến đấu không quân. Các loại máy bay này cũng thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như: MiG-29K, Su-30MKI, FGFA của Nga, Mirager-2000 và Rafale của Pháp, Jaguar của Anh...
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 4 Tejas do Ấn Độ tự sản xuất
Không quân Ấn Độ được các chuyên gia quân sự trên thế giới xếp hạng thứ 4 về quy mô lực lượng và đứng thứ 5 về năng lực tác chiến. Ngoài ra, Ấn Độ còn có lực lượng không quân bảo đảm thuộc loại mạnh nhất thế giới, với các loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm Embraer EMB 145, Phalcon, IL-76 mua từ Brazil, Israel và Nga; máy bay trinh sát chống ngầm P-8I của Mỹ, IL-38SD của Nga; máy bay vận tải hạng nặng của C-17 và C-130 của Mỹ, IL-76 của Nga...
Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất
Đến giai đoạn 2020 - 2025, không quân Ấn Độ sẽ có một biên đội máy bay chiến đấu hùng hậu, bao gồm đầy đủ các loại từ hạng nhẹ, hạng trung cho đến hạng nặng, từ máy bay thế hệ thứ 3 cho đến thứ 5, được xây dựng theo một mô hình hoàn hảo, kết cấu hợp lý, có lực lượng máy bay hiện đại, tinh nhuệ, năng lực tác chiến rất mạnh. Đến thời điểm đó, Ấn Độ có khả năng vượt qua Trung Quốc để lọt vào top 3 cường quốc không quân hàng đầu thế giới.
Theo vietbao
Vì sao P-1 được mệnh danh "khắc tinh hàng đầu của tàu ngầm Trung Quốc"? Vừa qua tờ nguyệt san "Nghiên cứu quân sự" của Nhật Bản số ra tháng 6 đã có bài viết với tiêu đề: "Máy bay chống ngầm P-1: Kẻ thù số 1 của tàu ngầm Trung Quốc", phân tích rất kỹ lưỡng tính năng kỹ, chiến thuật của loại máy bay chống ngầm sẽ thay thế thế hệ P-3C Orion đã già cũ....