Vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho hiệu quả trên khỉ nhưng nhiều nhà khoa học vẫn quan ngại
Vaccine này do một công ty tư nhân tên là “ Sinovac Biotech” có trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) nghiên cứu phát triển. Tuy Sinovac Biotech bước đầu tỏ ra hiệu quả trên khỉ nhưng vẫn đang có những ý kiến của chuyên gia tỏ ra quan ngại.
Vaccine phòng chống Covid-19 có tên Sinovac Biotech bước đầu tỏ ra hiệu quả trên khỉ
Hiện nay, dịch bệnh do COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê, đến ngày 2/5, trên thế giới có khoảng 3,5 triệu người mắc, trong đó hơn 240.000 người tử vong. Để ngăn ngừa dịch bệnh, bên cạnh việc tìm ra thuốc điều trị, các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu tìm vaccine và thuốc điều trị COVID-19.
Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA), để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 thì một vaccine hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm virus nCoV (SARS-CoV-2) vẫn là một giải pháp bền vững và lâu dài. Cuộc chạy đua để tạo ra vaccine này đang diễn ra sôi nổi ở khắp nơi trên thế giới.
Trên trang thông tin của tạp chí khoa học uy tín Science hôm nay có đưa tin về một vaccine khá triển vọng cho thấy hiệu quả đầu tiên trên khỉ. Vaccine này đến từ một công ty tư nhân tên là “Sinovac Biotech” có trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Công ty này đã phát triển một loại vaccine có tên là PiCoVacc giúp phòng ngừa lây nhiễm virus nCoV dựa trên phương pháp cổ điển đó là làm bất hoạt virus.
Nhiều nước đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng COVID-19
Trong bài báo khoa học công bố về công trình nghiên cứu này, họ đã cho thấy các con khỉ vẹt đuôi dài (rhesus macaque) được chích hai liều vaccine PiCoVacc khác nhau (liều cao và liều thấp). Theo đó, họ đã tiêm vào cơ trong 3 lần vào các ngày 0, 7 và 14 của cuộc thí nghiệm. Sau đó chúng bị cho nhiễm virus nCoV qua đường khí quản để kiểm tra hiệu quả của vaccine.
Video đang HOT
Kết quả thí nghiệm cho thấy, các con khỉ không được chích vaccine có lượng virus cao trong hệ hô hấp sau 1 tuần và xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi nặng. Trong khi đó những con khỉ được chích vaccine thì lượng virus giảm rất nhanh. Sau một tuần không tìm thấy virus ở những con khỉ được chích vacccine liều cao và chỉ còn rất ít trong những con khỉ được chích liều thấp hơn. Báo cáo khoa học này còn cho thấy không có phản ứng phụ nguy hiểm nào được quan sát thấy ở những con khỉ được chích vaccine.
Ngoài ra, trong báo cáo này còn cho thấy một điểm sáng trong nghiên cứu vaccine đó là cho đến nay các chủng virus nCoV vẫn chưa biến đổi đến mức trở nên khác hoàn toàn. Theo đó, các nhà nghiên cứu Sinovac đã trộn các kháng thể lấy từ khỉ và chuột được chích vaccine với các chủng virus phân lập từ các bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc, Ý, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy các kháng thể này vẫn có khả năng bám và làm trung hòa (bất hoạt) tất cả các chủng virus này dù chúng được phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
Tuy kết quả khá khả quan của nhóm nghiên cứu Sinovac nhưng bài báo khoa học này cũng nhận được những ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. TS. Douglas Reed (Đại học Pittsburgh) người đang phát triển và thử nghiệm vaccine COVID-19 trong các nghiên cứu về khỉ, cho biết số lượng động vật quá nhỏ nên khó mang lại kết quả có ý nghĩa thống kê. Nhóm của ông cũng đang chuẩn bị một bản thảo của một bài báo khoa học với nội dung quan ngại về cách mà nhóm Sinovac nuôi virus corona dùng để thử nghiệm trên động vật. Bởi nó có thể đã gây ra những thay đổi khiến virus không giống với virus thực sự đang lây nhiễm ở người.
Một ý kiến khác cũng tỏ ra quan ngại là khỉ không phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nhất mà nCoV đang gây ra ở người, hay nói cách khác mô hình trên khỉ có thể không phù hợp để đánh giá vaccine.
Mặc dù kết quả này vẫn chưa làm thỏa mãn hoàn toàn các nhà khoa học trên thế giới nhưng nó vẫn có triển vọng rất cao với hiệu quả khá tốt trên khỉ. Do vậy, Sinovac đã khởi động thử nghiệm lâm sàng pha đầu tiên trên người từ ngày 16/4 vừa qua.
Ngoài nghiên cứu này thì hàng loạt các nghiên cứu về vaccine đề phòng ngừa lây nhiễm virus nCoV cũng đang được thực hiện trên thế giới. Chúng ta hãy hy vọng một trong số chúng sẽ sớm cán đích để trở thành một vũ khí của con người giúp chống lại bệnh dịch COVID-19, TS. Nguyễn Hồng Vũ nói.
Một thói quen tưởng vô hại khiến bạn mắc đủ loại virus gây bệnh
Chạm tay lên mặt sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm virus nCoV cũng như nhiều loại virus khác. Nhưng có những người đưa tay sờ lên mắt, mũi, miệng... tới 16 lần trong một giờ.
Hầu hết mọi người đều có một thói quen vô thức: Chạm tay lên mặt. Chúng ta làm việc đó vô số lần trong ngày. Ngứa mũi, mỏi mắt, lau miệng là tất cả những việc bạn hay làm mà không nghĩ ngợi gì cả.
Tuy nhiên, những hành động đó gia tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus, đặc biệt là virus nCoV.
Miệng và mắt là khu vực mà virus có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng nhất. Bạn sẽ có nguy cơ bị ốm khi đưa một ngón tay có chứa mầm bệnh chạm vào các bộ phận trên.
Nhiều người không ngừng chạm tay lên mặt, có thể lên tới 16 lần trong 1 tiếng. Ảnh: BBC
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), virus nCoV có thể lây lan khi một người tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người nhiễm bệnh hoặc sờ vào các bề mặt có chứa virus rồi dùng tay chạm vào mắt, miệng.
Bạn có thể ở cách xa những người ốm, sử dụng mặt nạ để ngăn nguy cơ nhiễm virus trong không khí. Tuy nhiên, việc tránh virus tồn tại trên các bề mặt là rất khó khăn.
Trong một nghiên cứu tiến hành với 10 người ngồi ở văn phòng, trung bình mỗi người chạm lên mặt 16 lần trong 1 tiếng. Khảo sát khác với 26 sinh viên y khoa ở Australia cho thấy số lần chạm lên mặt của mỗi người còn cao hơn: 23 lần.
Một nửa số lần trên, những người tham gia khảo sát đã sờ lên miệng, mũi và mắt - những nơi khiến virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ nhất.
Thậm chí cả các nhân viên y tế, dù đã biết nguy cơ này, cũng chạm vào mặt tới 19 lần trong 2 tiếng.
"Khi làm việc, mọi người thường có thói quen rung chân, nghịch tóc hoặc chạm vào mặt", bác sĩ Dr. Alex Dimitriu, người sáng lập Y khoa Giấc ngủ và Tâm thần (California, Mỹ), cho hay.
Chúng ta luôn được nhắc nhở phải rửa tay thường xuyên, ít nhất trong 20 giây với 5 bước đơn giản: làm ướt, bôi xà phòng, cọ, rửa và làm khô.
Tuy nhiên, vì bạn có thể chạm tay vào mặt quá nhiều lần nên nguy cơ tay có virus giữa các lần rửa vẫn rất cao. Tay nắm cửa ra vào, các mặt bàn, vật dụng quen thuộc cũng tiềm ẩn mầm bệnh.
Thói quen có thể phá bỏ
Nhà tâm lý học Zachary Sikora ở Bệnh viện Northwestern Medicine Huntley (Mỹ) đưa ra nhiều cách để bạn bỏ thói quen xấu trên. Đó có thể là những tờ ghi chú trong tầm mắt của bạn ở nhà hoặc văn phòng nhắc bạn để xa đôi tay khỏi mặt.
"Hãy để tay của bạn luôn bận rộn. Nếu đang xem tivi ở nhà, hãy thử làm thêm một việc khác như gập quần áo, lọc thư từ hoặc cầm thứ gì đó trong tay", Sikora khuyên.
Ông cũng gợi ý sử dụng một loại xà phòng hoặc nước rửa tay có hương thơm để nhắc chính bạn không cho tay lên mặt.
Nếu bạn đang đi họp hoặc trong lớp học, hãy đan tay vào nhau và đặt chúng trong lòng.
"Bạn có thể đeo găng tay khi ra nơi công cộng mà bạn phải tiếp xúc với những bề mặt tiềm ẩn virus. Sau đó, khi tới điểm cần đến, bạn hãy bỏ găng tay ra", chuyên gia này nói.
Bộ phận cơ thể nào của người mắc Covid-19 bị virus Sars-CoV-2 gây tổn thương kinh khủng nhất? Cho đến nay, dù đã có hơn 3 triệu người mắc nhưng hiểu biết của con người về bệnh Covid-19 vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa. Virus Sars-CoV-2 chủ yếu thích phổi? Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Sars-CoV-2 là một loại betacorona...