Vaccine không cần kim tiêm giữ vai trò then chốt trong chống COVID-19 của Ấn Độ
Vaccine phòng COVID-19 công nghệ DNA không cần kim tiêm do Ấn Độ phát triển và điều chế được coi là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Ấn Độ đã thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine ZyCoV-D trong tháng 8. Ảnh: Zydus Cadila
Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin rằng Ấn Độ đã thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine DNA đầu tiên của thế giới trong tháng 8. Vaccine DNA này có tên ZyCoV-D do công ty Ấn Độ Zydus Cadila sản xuất. ZyCoV-D không cần kim tiêm và được Ấn Độ thông qua sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành cũng như trẻ em trên 12 tuổi. Ngoài ra, ZyCoV-D cần được tiêm 3 mũi.
ZyCoV-D được đưa vào cơ thể người qua một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao vào bề mặt da.
Theo công ty Zydus Cadila, để sử dụng thiết bị đưa vaccine ZyCoV-D vào cơ thể người không cần kim tiêm, các nhân viên y tế sẽ trải qua quá trình đào tạo ngắn.
Chuyên gia virus tại Đại học Ashoka (Ấn Độ)-ông Shahid Jameel lý giải rằng khu vực nằm dưới da có rất nhiều tế bào miễn dịch có thể “tóm được DNA và xử lý hiệu quả hơn tại cơ”.
Video đang HOT
Phương pháp không cần kim tiêm này được đánh giá cao có thể giảm lo lắng, khuyến khích thêm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, đến tiêm vaccine.
Kết quả tạm thời từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với hơn 28.000 tình nguyện viên cho thấy ZyCoV-D có hiệu quả 67% trong việc bảo vệ bệnh nhân có triệu chứng khỏi các tác động nghiêm trọng của COVID-19.
Tỷ lệ hiệu quả này được đánh giá thấp hơn so với nhiều vaccine COVID-19 khác nhưng các chuyên gia đánh giá vẫn trong vùng chấp nhận được. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất vaccine có hiệu quả 50% vẫn đáng để sử dụng.
Tuy nhiên, điều phối viên của cơ quan giám sát chăm sóc sức khỏe có tên Mạng lưới Thuốc Toàn Ấn Độ (AIDAN) – ông Siddhartha Das đánh giá đã có “những khoảng trống” trong các cuộc thử nghiệm ZyCoV-D. Ví dụ là không có nữ giới tham gia giai đoạn một thử nghiệm và giai đoạn ba đã bắt đầu vào tháng 1 ngay cả trước khi dữ liệu của giai đoạn hai được phân tích.
Giám đốc điều hành của Zydus Cadila tuyên bố với truyền thông rằng các thử nghiệm được tiến hành trên 2.800 tình nguyện viên với 1.400 thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi và không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận.
Các chuyên gia đánh giá rằng vaccine DNA và mRNA là phù hợp nhất trong các tình huống như dịch COVID-19 khi hàng tỷ người cần vaccine một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ông Jameel nhấn mạnh rằng vaccine DNA như ZyCov-D dễ sản xuất và ổn định hơn ở khu vực có thời tiết nóng bởi vaccine công nghệ mRNA thường phải lưu trữ ở môi trường nhiệt độ rất thấp.
Zydus Cadila khẳng định đến tháng 10 sẽ sản xuất được 10 triệu liều ZyCoV-D và đến tháng 1/2021 là 40-50 triệu liều.
Thế giới vừa trải qua tuần có số ca mắc mới COVID-19 cao kỉ lục
Thế giới vừa trải qua tuần có 5,2 triệu ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, với việc nhiều nước ghi nhận mức lây nhiễm kỉ lục.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bhopal, Ấn Độ, ngày 10/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Xu hướng đáng ngại này xuất hiện chỉ ít ngày sau khi thế giới ghi nhận cột mốc đáng buồn với 1,3 triệu người tử vong vì COVID-19, bất chấp việc các nước đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng vaccine. Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca nhiễm trong tuần tăng 12% so với tuần trước đó, làm giấy lên lo ngại về kỳ vọng sớm dập tắt được đại dịch.
Mức lây nhiễm theo tuần đã vượt so với thời kỳ đỉnh điểm trước đó hồi giữa tháng 12/2020. Dịch bệnh có chiều hướng giảm ở Mỹ và Anh, nhưng lại tăng mạnh ở nhóm nước đang phát triển, với Ấn Độ và Brazil là hai tâm dịch nguy hiểm nhất. Số ca tử vong trên toàn thế giới cũng tăng trở lại, với trung bình có gần 12.000 người chết/ngày trong tuần qua, tăng mạnh so với mức 8.600 ca tử vong/ngày của tuần từ 7-14/3 - thời điểm dịch bệnh có xu thế lắng xuống.
Ấn Độ và Brazil là hai nước chiếm tỉ trọng lớn nhất về số ca nhiễm mới trên toàn cầu, một cuộc đua mà không một nước nào muốn thành người chiến thắng. Đối diện với lây nhiễm bùng phát mạnh, Ấn Độ đã vượt Brazil để trở thành tâm dịch lớn thứ hai sau Mỹ.
Các bệnh viện ở Ấn Độ, Brazil đều đang trong tình trạng quá tải, khi số người nhập viện do mắc COVID-19 tăng nhanh. Tiến độ tiêm ngừa vaccine ở hai nước này hiện cũng ở mức thấp, lần lượt ở ngưỡng 4,5% và 8,3% tổng dân số, kém sa so với mức 33% ở Mỹ và 32% ở Anh.
Nhưng không phải chỉ các nước đang phát triển mới phải đối mặt với bước thụt lùi trong cuộc chiến chống COVID-19. Một số ca mắc chứng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson và AstraZeneca khiến chính phủ nhiều nước trên thế giới phải đối diện với xu thế gia tăng nghi ngờ với vaccine trong dân chúng.
Những biến chủng mới của SARS-CoV-2 cũng là một tác nhân làm dịch bệnh bùng phát mạnh. Brazil là nước khởi nguồn của biến chủng P.1, được đánh giá là có mức độ "chết chóc nhất", được phát hiện hồi tháng 12/2020. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, P.1 cùng với biến chủng ở Anh, Nam Phi, đều là loại có khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với các chủng cũ.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc khuyến khích người dân đẻ để cạnh tranh với Mỹ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho rằng quốc gia nên "tự do hóa hoàn toàn và khuyến khích việc sinh con" để gia tăng lực lượng lao động, từ đó giúp Bắc Kinh cạnh tranh thành công với các nước khác, bao gồm Mỹ và Ấn Độ về mặt kinh tế. PBOC hối thúc chính phủ cho phép các gia đình...