Vaccine COVID-19 Nano Covax của Việt Nam giờ ra sao?
Nano Covax từng được kỳ vọng là vaccine “Made in Vietnam” đầu tiên nhưng đến nay số phận của vacicne này vẫn còn là dấu hỏi.
Trả lời VTC News ngày 25/9, ông Hoàng Hoa Sơn, Phó Chánh Văn phòng Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine phòng bệnh cho người, nói, vaccine Nano Covax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen ( Công ty Nanogen) đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Bộ Y tế luôn tạo điều kiện cho nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19 trong nước. Với Nano Covax, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Hội đồng Đạo đức quốc gia) tổ chức nhiều cuộc họp đánh giá giữa kỳ kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (ngày 18/9/2021, 16/12/2021, 29/12/2021).
Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp và ra các văn bản đôn đốc Nanogen cùng nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 theo đề nghị của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
“Dự kiến cuối tháng 9/2022, Nanogen gửi hồ sơ bổ sung. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia sẽ sớm tổ chức họp thẩm định, làm cơ sở để Nanogen hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép”, ông Hoàng Hoa Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, việc cấp phép hay không cấp phép vaccine sẽ căn cứ trên hồ sơ đăng ký lưu hành và được thực hiện theo quy định, chứ không phải vì dịch được kiểm soát mà vaccine sẽ không cấp phép.
Một lãnh đạo Bộ Y tế từng chia sẻ với VTC News, do vaccine tiêm cho con người nên phải thận trọng, chỉ khi đủ bằng chứng về hiệu quả bảo vệ và độ an toàn khi sử dụng trên người thông qua nghiên cứu khoa học, khách quan, chúng ta mới đưa ra sử dụng cho người dân.
Hiện các vaccine này vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm. Bộ Y tế đang đôn đốc đơn vị nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước. Tuy nhiên, nếu được cấp phép lưu hành, việc sản xuất vaccine trong nước phải tính toán kế hoạch cụ thể để đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng vaccine.
Nano Covax từng được kỳ vọng là vaccine “Made in Vietnam” đầu tiên.
Từng 2 lần qua “cửa” Hội đồng đạo đức
Video đang HOT
Vaccine phòng COVID-19 Nano Covax được Công ty Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Trước khi thử nghiệm giai đoạn 3, vaccine này trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020, giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021 và giai đoạn 3 từ ngày 11/6/2021.
Tổng tình nguyện viên tham gia cả ba giai đoạn thử nghiệm vaccine là 13.620. Trong đó, 60 người thử nghiệm giai đoạn một, 560 người thử nghiệm giai đoạn hai, 13.000 người tham gia giai đoạn ba. Theo đề cương được phê duyệt, giai đoạn ba tiêm thử nghiệm Nano Covax nhằm đánh giá yếu tố hiệu lực bảo vệ của vaccine với cộng đồng và được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước với 13.000 người.
Tháng 6, Nanogen kiến nghị và mong Chính phủ ủng hộ để Nano Covax sớm được cấp phép khẩn cấp có điều kiện, mức giá khi ấy khoảng 120.000 đồng/liều. Kiến nghị này được Bộ Y tế đánh giá là “ nóng vội”.
Từ 20/8 đến 22/8/2021, sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ và báo cáo, Hội đồng đạo đức họp và thống nhất chấp nhận kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a với Nano Covax. Sau đó, hồ sơ và dữ liệu nghiên cứu của vaccine này được chuyển sang Hội đồng tư vấn để xem xét trước khi Bộ Y tế quyết định cấp phép khẩn cấp có điều kiện. Tuy nhiên, Hội đồng tư vấn không đồng ý thông qua vì hồ sơ thiếu một số nội dung. Hội đồng yêu cầu Nanogen và nhóm nghiên cứu tiếp tục bổ sung, làm rõ nội dung về chất lượng; hồ sơ dược lý, lâm sàng; tính an toàn; tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.
Tháng 9, Hội đồng đạo đức họp sau khi Công ty Nanogen bổ sung hồ sơ. Dù tiếp tục thông qua dữ liệu báo cáo bổ sung của Nanogen, Hội đồng vẫn yêu cầu Nanogen bổ sung đánh giá về hiệu lực bảo vệ của vaccine dựa trên số người mắc COVID-19 trong nghiên cứu.
Ngày 16/12, Hội đồng Đạo đức tiếp tục họp xem xét, đánh giá báo cáo cập nhật, bổ sung kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 Nano Covax với kết quả nghiên cứu tính đến ngày 30/11/2021. Hội đồng đánh giá Nano Covax đạt yêu cầu về tính an toàn, tính sinh miễn dịch, nhưng tiếp tục yêu cầu công ty bổ sung hiệu quả bảo vệ của vaccine.
Như vậy, sau gần hai năm, vaccine Nano Covax vẫn ở khâu bổ sung báo cáo cập nhật tiến độ và số phận của vaccine, chờ cơ quan chức năng xem xét cấp phép khẩn cấp.
Liên quan vấn đề này, một thành viên của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia cho hay, dù Hội đồng Đạo đức đề nghị Nanogen và nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo nhưng “thời gian qua không hiểu vì lý do gì họ không bổ sung”.
Tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax hồi tháng 6/2021.
Số phận các vaccine nội khác ra sao?
Trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 11/8 về tình hình tiếp nhận, triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 và về tình hình sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước, Bộ Y tế cho biết về các ứng viên đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.
Với COVIVAC, ngày 20/4, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp thẩm định đề cương nghiên cứu giai đoạn 3. Hội đồng đã xem xét hồ sơ, đề cương và có Giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị để khi điều kiện phù hợp có khuyến cáo về hướng đi tiếp theo đối với ứng viên này.
Vaccine COVIVAC.
Vaccine ARCT-154: Ngày 20/4, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia họp đánh giá báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn I/II/IIIa/IIIb. Tổ chức nhận thử và nhóm nghiên cứu tiếp thu hoàn thiện hồ sơ báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/II/IIIa/IIIb vaccine ARCT-154 phiên bản 5.0 ngày 9/5 và được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia chấp thuận bằng giấy chứng nhận.
Vaccine COVID-19 HIPRA: Đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho 256 người tình nguyện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIb với 2 liều cơ bản, dữ liệu nghiên cứu, mẫu bệnh phẩm nghiên cứu đã được chuyển về Tây Ban Nha để phân tích kết quả. Hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam vẫn đang được triển khai theo đúng đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Vaccine S – 268019 của Shionogi: Nghiên cứu triển khai giai đoạn III tại 15 tỉnh. Số lượng người tham gia nghiên cứu đã tiêm mũi 1 là 9.870 người, đã tiêm mũi 2 là 9.090 người. Nghiên cứu đang được triển khai theo đúng tiến độ, nội dung của đề cương nghiên cứu được Bộ Y tế phê duyệt và sẽ kết thúc vào tháng 12/2023.
Bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ tại châu Âu
Hàng trăm người châu Âu đã vượt qua biên giới để tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, làm dấy lên những lời kêu gọi giải quyết tình trạng bất bình đẳng về tiếp cận vaccine phòng bệnh này giữa các nước.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ tại điểm tiêm chủng ở Paris, Pháp, ngày 27/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu bùng phát tại châu Âu hồi tháng 5 vừa qua khi virus gây bệnh bắt đầu lây lan nhanh chóng ra bên ngoài các khu vực ở châu Phi - nơi coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Virus đậu mùa khỉ hiếm khi gây tử vong nhưng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, nhất là đối với nhóm người đồng tính nam và khiến nhiều người gấp rút tìm cách tiêm phòng.
Một số nước đã nhanh chóng triển khai tiêm vaccine Imvanex phòng bệnh đậu mùa khỉ trên quy mô lớn. Đây là vaccine phòng bệnh đậu mùa của hãng Bavarian Nordic (Đan Mạch) duy nhất được cấp phép phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Chẳng hạn, Bỉ chỉ có 3.000 liều dành cho người thuộc nhóm LGBT làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, những nam giới có quan hệ đồng tính với người nhiễm HIV hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Trong khi đó, nước láng giềng Pháp lại có số lượng vaccine lớn hơn nhiều, với khoảng hơn 53.000 liều đã được sử dụng.
Do vậy, trong mùa hè này, nhiều người Bỉ đã vượt biên giới sang Pháp để tìm cơ hội tiêm vaccine. Dược sĩ Virginie Ceyssac làm việc tại hiệu thuốc Aprium ở thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp, cho biết người Bỉ chiếm 30 - 40% những người đến tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ tại hiệu thuốc của cô.
Samy Soussi - thành viên của hiệp hội HIV ExAequo có trụ sở tại Brussels, cho biết: "Nhờ thông tin truyền miệng, chúng tôi biết việc người Bỉ có thể được tiêm phòng ở Pháp". ExAequo thậm chí còn liên hệ với trung tâm tiêm chủng tại Lille để giúp những người Bỉ được tiêm vaccine vào ngày 6/8.
Theo thông tin tòa thị chính thành phố Lille, khoảng 90% những người được tiêm chủng trong ngày 6/8 đến từ Bỉ và họ được tiếp đón rất chu đáo.
Trong khi đó, cơ quan y tế vùng Hauts-de-France cho biết, các trung tâm tiêm chủng trong vùng được chỉ đạo việc "đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của công dân Bỉ, miễn là không ảnh hưởng đến việc tiếp cận vaccine của công dân Pháp".
Tại thủ đô Paris, việc tiêm chủng cũng được phép thực hiện đối với những người từ nước khác tới Pháp. Một trung tâm y tế tại Paris cho biết du khách nước ngoài đã tận dụng chuyến du lịch tới Pháp để tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên, theo các tổ chức phòng chống HIV/AIDs địa phương ở vùng biên giới phía Nam nước Pháp, người Italy và Tây Ban Nha chiếm số ít trong những người đi tiêm chủng tại vùng này.
Một nước khác ở châu Âu là Thụy Sĩ đến nay vẫn chưa có vaccine và chính phủ phải gánh chịu những lời chỉ trích ngày càng gay gắt bất chấp việc nước này ngày 24/8 thông báo sẽ mua 100.000 liều vaccine.
Theo ông Alexandra Calmy - người đứng đầu khoa chống HIV/AIDs của Bệnh viện Đại học Geneva, do không có vaccine, một số công dân Thụy Sĩ đã đến Pháp để tiêm chủng mà không gặp phải khó khăn gì, song cũng có một số người khác bị từ chối. Trung tâm tiêm chủng tại thị trấn Chambery, tỉnh Savoie của Pháp đã bị "quá tải với các cuộc gọi từ người Thụy Sĩ" và do vậy phải từ chối tiêm chủng cho người Thụy Sĩ do thiếu nguồn lực.
Anh Sergio, 41 tuổi, sinh sống ở Geneva sau khi bị từ chối ở Pháp đã thử liên hệ tới Bồ Đào Nha, Mỹ trước khi nhận được một cuộc hẹn tiêm vaccine đậu mùa khỉ ở London (Anh). Sergio cho biết: "Tôi đã trả gần 600 euro (598 USD) cho chuyến bay vào phút cuối từ Geneva đến London. Nó tốn kém và không công bằng vì không phải ai cũng có thể làm được điều này... nhưng ai cũng sợ bệnh đậu mùa khỉ".
Tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đã khiến nhiều tổ chức và chuyên gia y tế trên khắp châu Âu ra lời kêu gọi các thỏa thuận ngoại giao mới để chia sẻ vaccine với các quốc gia có nhu cầu.
Ông Toni Poveda - Giám đốc của tổ chức HIV CESIDA ở Tây Ban Nha nhấn mạnh: "Thật bất hợp lý khi các nước như Pháp, Đức và Hà Lan có một số lượng lớn vaccine trong khi Tây Ban Nha - một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất thế giới bởi bệnh đậu mùa khỉ mới chỉ có 17.000 liều". Trong khi đó, giới chức y tế Pháp cho biết đang liên hệ với giới chức y tế Bỉ và Thụy Sĩ để thảo luận về việc tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ xuyên biên giới cũng như các trách nhiệm tài chính liên quan.
Vaccine bệnh đậu mùa có hiệu quả với đậu mùa khỉ không? Vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không là băn khoăn của nhiều người. Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người khi tiếp xúc gần, qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các...