Vaccine AstraZeneca ‘chống biển chủng nCoV Brazil hiệu quả’
Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể chống lại biến chủng nCoV P1 ở Brazil hiệu quả.
Nghiên cứu cho biết vaccine do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển có thể chống P1, còn gọi là biến chủng Brazil, một cách hiệu quả mà không cần sửa đổi, một nguồn tin cho biết ngày 5/3. Biến chủng nCoV P1 được cho là bắt nguồn từ thành phố Manaus thuộc bang Amazon, Brazil.
Nguồn tin không tiết lộ hiệu quả của vaccine AstraZeneca trong việc chống lại biến chủng P1, song cho biết kết quả của nghiên cứu sẽ sớm được công bố và có thể trong tháng 3.
Một nghiên cứu khác cho thấy AstraZeneca kém hiệu quả đối với biến chủng được phát hiện ở Nam Phi, tương đồng với P1. Nam Phi sau đó dừng sử dụng vaccine AstraZeneca.
Lọ đựng vaccine của AstraZeneca. Ảnh: Reuters .
Thông tin về hiệu quả của vaccine AstraZeneca được đưa ra sau khi một nghiên cứu cho thấy sản phẩm của hãng Sinovac không hiệu quả với biến thể nCoV từ Brazil. Fiocruz, đơn vị gửi mẫu phục vụ nghiên cứu, cho biết không có bất cứ thông tin nào do Đại học Oxford và AstraZeneca là bên chủ trì.
Đại học Oxford và AstraZeneca chưa bình luận về thông tin trên.
Video đang HOT
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 116 triệu ca nhiễm, gần 2,6 triệu ca tử vong và gần 92 triệu người đã bình phục.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với gần 11 triệu ca nhiễm và hơn 261.000 ca tử vong. Quốc gia Nam Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát thứ hai, ghi nhận ngày chết chóc nhất từ khi Covid-19 xuất hiện hôm 3/3 với 1.910 ca tử vong.
Các chuyên gia dịch tễ nhận định biến thể P1 là một trong những yếu tố khiến ca nhiễm và tử vong vì nCoV gần đây tăng lên. Giới khoa học bày tỏ quan ngại về khả năng kháng vaccine Covid-19 của biến chủng P1.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/2: Thêm 12.620 ca mắc; Campuchia có 17 ca mắc mới trong làn sóng thứ 3
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/2, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 12.620 ca mắc COVID-19 và 198 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.353.659 ca, trong đó 50.979 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại ASEAN, Indonesia tiếp tục là nước có ca mắc mới cao nhất khối trong ngày 21/2. Nước này thông báo ghi nhận thêm 7.300 ca mắc COVID-19 và 173 ca tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 1.278.653 và 34.489.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết quốc gia này sẽ tiếp nhận khoảng 4,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới. Kế hoạch phân phối vaccine AstraZeneca vẫn đang được thảo luận tại Bộ Y tế. Theo ông Jokowi, phác đồ tiêm vaccine AstraZeneca khác với vaccine Sinovac mà Indonesia đang sử dụng. Theo đó, thời gian tiêm mũi một và mũi hai đối với vaccine AstraZeneca là 1-2 tháng, trong khi vaccine Sinovac là 2 tuần.
Trước đó, vào ngày 13/1, Indonesia đã khởi động giai đoạn một của chương trình tiêm chủng miễn phí ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm vaccine cho khoảng 1,5 triệu nhân viên y tế. Đến ngày 17/2, quốc gia này đã triển khai giai đoạn hai với mục tiêu tiêm vaccine cho 38,5 triệu người, trong đó có giáo viên, tiểu thương tại các chợ, nhân viên công vụ, lãnh đạo tôn giáo, và thành viên các cơ quan lập pháp.
Trong khi đó, đứng thứ hai về số ca mắc ngày 21/2 là Malaysia . Malaysia có thêm 3.297 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm lên 283.569. Tổng số người tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này là 1.056 sau khi có thêm 5 ca tử vong trong ngày 21/2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, Malaysia, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đã quyết định đẩy sớm lịch tiêm phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên 2 ngày, sau khi lô vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech đã đến nước này trong ngày 21/2.
Tổng cộng có 312.390 liều vaccine của Pfizer/BioNTech đã đến Malaysia vào sáng cùng ngày. Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin nêu rõ lô vaccine thứ 2 sẽ đến vào ngày 26/2. Cứ hai tuần một lần, Malaysia sẽ nhận lô vaccine mới cho đến khi đơn hàng được hoàn tất. Ông Khairy Jamaluddin cho biết chiến dịch tiêm phòng trên toàn quốc sẽ bắt đầu vào ngày 24/2 tới, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và ông Noor Hisham Abdullah, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Malaysia, sẽ nằm trong số những người được tiêm đầu tiên.
Malaysia đã đặt mua được tổng cộng 32 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech. Vaccine từ hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ đến Malaysia vào ngày 27/2 tới, sau khi được nhà chức trách phê duyệt.
Để ứng phó với làn sóng lây nhiễm mới, chính quyền đã áp đặt thêm lệnh phong tỏa trong năm nay. Malaysia đã đặt mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 80% trong tổng dân số 32 triệu người trong vòng một năm để có thể thúc đẩy kinh tế phục hồi.
Nhân viên y tế đeo khẩu trang và tấm chắn nhựa phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 19/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Philippines đứng thứ ba ASEAN về số ca mắc mới. Nước này ghi nhận thêm 1.888 ca mắc và 20 trường hợp không qua khỏi. Như vậy, tính đến nay, Philippines Trong số các ca mắc mới, có 18 người nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 nguồn gốc từ Anh, được cho là có tỷ lệ lây lan nhanh hơn.
Trong số 18 người nhiễm biến thể mới, có 13 người Philippines trở về từ nước ngoài và 3 người là cư dân sinh sống ở miền Bắc nước này. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 8 triệu người.
Tại Thái Lan, nhà chức trách nước này phát hiện thêm 92 ca nhiễm mới trong ngày 21/2. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này là 25.415 ca, trong đó 83 ca tử vong.
Ngày 21/2, cơ quan chức năng Campuchia xác nhận thêm 17 ca COVID-19, trong đó có 15 ca liên quan tới "Sự cố cộng đồng ngày 20/2", nâng số ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng trong vụ này lên con số 47. Hai ca còn lại là trường hợp người nhập cảnh vào Campuchia.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 15 ca nhiễm mới liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2" có 14 người quốc tịch Trung Quốc và một người Việt Nam, độ tuổi từ 24 đến 41. Bộ Y tế Campuchia tiếp tục kêu gọi những người có liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2" đến xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Chak Angre ở thủ đô Phnom Penh.
Trước đó, ngày 20/2, các cơ quan chức năng Campuchia đã phát hiện 32 ca nhiễm tại thủ đô Phnom Penh, chủ yếu trong khu vực đảo Koh Pich và một khu chung cư gần sân vận động Olympic. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã xác nhận thông tin này trong bài phát biểu được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia TVK sáng 20/2. Đây là đợt bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng thứ ba tại Campuchia. Những thông tin sơ bộ cho biết đợt lây nhiễm bùng phát sáng 20/2 có liên quan tới một số trường hợp đang cách ly tại khách sạn Sokha nhưng cố tình trốn ra ngoài và lưu trú trong một loạt các chung cư tại thủ đô Phnom Penh.
Cơ quan chức năng Campuchia đã phát hiện 32 ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN phát
Campuchia đang thực hiện các biện pháp phòng dịch chặt chẽ nhưng cơ quan chức năng chưa có kế hoạch đóng cửa các trường học và một số địa điểm công cộng liên quan tới đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này ở thủ đô Phnom Penh. Thông báo ngày 20/2 của Bộ Giáo dục Campuchia đề nghị giới chức giáo dục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 lây lan và yêu cầu các nhà quản lý trường học báo cáo cho nhà chức trách về bất kỳ ca nào có liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2".
Các nước còn lại tại ASEAN có số ca mắc mới không đáng kể. Myanmar không công bố số liệu ngày 21/2.
Triều Tiên nhận 2 triệu liều vắc xin từ COVAX tháng này, Việt Nam nhận 4,9 triệu liều Sáng kiến vắc xin COVAX thông báo tới cuối tháng 2-2021 dự kiến sẽ có gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 được chuyển tới Triều Tiên. COVAX cũng thông báo phân phối cho Việt Nam gần 4,9 triệu liều nhưng không nêu rõ mốc thời gian. Một nhân viên y tế chuẩn bị bơm kim tiêm với liều tiêm vắc xin COVID-19...