Vắc xin Covid-19: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Việt Nam
Bộ Y tế cho biết tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm vắc xin Covid-19, huy động cả sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.
Chiều 24/2, Bộ Y tế đã họp tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều. Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch đến đời sống.
Theo đó, tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.
Bộ Y tế họp về việc tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Trần Minh.
Về vấn đề bảo quản vắc xin, hệ thống kho lạnh ở các khu vực đủ khả năng bảo quản vắc xin. Các thiết bị vận chuyển vắc xin tới các trạm y tế, các điểm tiêm lưu động cũng đảm bảo.
“Bất cứ vắc xin nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%”
Thảo luận về đánh giá sau tiêm, các đại biểu nhấn mạnh bất cứ vắc xin nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vắc xin phòng Covid-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.
Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng, quy trình tổ chức điểm, buổi tiêm, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vắc xin sau tiêm…
Video đang HOT
Trước đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã họp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam về vắc xin phòng Covid-19.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự cảm ơn đối với những nỗ lực của chương trình COVAX Facility, tạo điều kiện để Việt Nam được tiếp cận sớm với nguồn vắc xin phòng Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Trần Minh.
Về đối tượng ưu tiên tiêm, các bên thống nhất sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận vắc xin phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Đại diện các tổ chức quốc tế đồng ý với những trao đổi về việc một số vắc xin bảo quản trong điều kiện khó khăn, phải huy động nguồn lực xã hội hóa như vắc xin của Pfizer. Với vắc xin của Pfizer, yêu cầu bảo quản ở âm 70 độ C và tiêm trong 5 ngày sau khi rã đông, nên nếu không tiêm kịp trong thời hạn đó vì những lý do khách quan thì sẽ gây lãng phí. Thực tế tiêm vắc xin này tại Mỹ cho thấy tỷ lệ không sử dụng ở mức cao.
“Việt Nam mong muốn được tiếp cận với nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, phù hợp, bảo quản như theo điều kiện của các vắc xin thông thường mà Việt Nam đang có”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ Y tế sẽ giải quyết ngay các vấn đề liên quan tới thủ tục để đảm bảo vắc xin của Chương trình COVAX Facility sớm được nhập vào Việt Nam.
Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tăng 70%, đa số bệnh nhân không triệu chứng
Bốn ngày qua, phân tích sức khỏe 240 bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế kết luận 80% ca không có triệu chứng, trong khi tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70%.
Trong số bệnh nhân đợt dịch này, có một ca tình trạng nặng, 3 người phải thở oxy, 20 bệnh nhân có biểu hiện, còn lại đa số không triệu chứng.
"Đây là thách thức với ngành y tế và đặc biệt là các bệnh viện", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch, chiều 2/2. Lý do là khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân không có triệu chứng nên khó biết là người nhiễm. Vì vậy các cơ sở y tế phải khai thác kỹ tiền sử tất cả người đến khám bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các bệnh viện phải khám sàng lọc và phân loại bệnh nhân. Trong mẫu hồ sơ bệnh án có mục tiền sử, các bác sĩ phải khai thác kỹ tiền sử về dịch tễ, bệnh, gia đình.
Đối với các bệnh truyền nhiễm, tiền sử dịch tễ rất quan trọng. Song, ông Tuyên cho biết khi kiểm tra một số bệnh viện, hầu như phần khai thác tiền sử hiệu quả rất thấp, rất dễ bị "lọt" nCoV.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh virus lần này có tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70% so với chủng cũ, bệnh nhân lại không có triệu chứng nên dễ bị bỏ qua khi rà soát.
Phải thay đổi chiến thuật chống dịch
"Bộ yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật trong phòng chống dịch, nâng cao hơn một mức, nhanh hơn một mức ", Bộ trưởng Long khuyến cáo. Phải song song tiến hành hai biện pháp vừa truy vết, vừa khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, mới có thể ngăn chặn được dịch, như thành phố Chí Linh, Hải Dương đã làm.
Nâng công suất xét nghiệm lên là "vô cùng quan trọng", theo Bộ trưởng Long. Bài học thành công trong chống dịch tại Đà Nẵng hồi tháng 7-8/2020 chính là nâng công suất xét nghiệm. Khi truy vết, lấy mẫu trên diện rộng ở cộng đồng, công suất xét nghiệm phải đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu lấy mẫu.
Bộ trưởng cũng cho biết đến nay Hải Dương đã tự chủ được phần xét nghiệm, có thể xử lý 15.000 mẫu mỗi ngày. Lực lượng xét nghiệm mà trung ương chi viện cho tỉnh sẽ được rút về hỗ trợ Hà Nội. Trước đó đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết số lượng mẫu cần xét nghiệm quá nhiều, năng lực không đáp ứng đủ khiến ùn tắc mẫu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy.
Về điều trị, phải hình thành ngay cơ sở điều trị Covid-19 dù hiện nay số bệnh nhân còn ít. Các tỉnh có dịch phức tạp thì thành lập bệnh viện dã chiến ngay.
"Như Hải Dương lúc đầu xảy ra dịch, toàn bộ bệnh nhân nằm trong khu cách ly, không được điều trị", ông Long dẫn chứng. Bộ phải cử hai bệnh viện (Bệnhh Nhiệt đới và Bạch Mai) đến Hải Dương thiết lập các bệnh viện dã chiến.
Ông Long nhấn mạnh vấn đề đặc biệt quan trọng là tất cả các tỉnh phải bắt buộc người dân đeo khẩu trang . Bài học từ Công ty Poyun, công nhân không đeo khẩu trang nên lây một loạt ca do tiếp xúc gần trong môi trường kín.
Các tỉnh cũng cần hạn chế tối đa những sự kiện tập trung đông người ở khu vực kín, triển khai biện pháp phòng chống tại nơi tập trung đông người, công sở... Cài đặt các ứng dụng khai báo y tế để biết có gần F0 hay không.
Bộ trưởng cũng khuyến cáo các địa phương chủ động, nếu thấy tình hình cần thiết thì giãn cách ngay theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ.
"Lần này không được phép lơ là chủ quan. Chúng tôi nhấn mạnh là biện pháp chống dịch phải nâng lên một mức vì lây nhiễm lần này hoàn toàn khác, tăng cao hơn lần trước", ông Long nói.
'Điểm nóng' mới trong đợt dịch Covid-19 đang bùng phát Trong thời gian ngắn, Gia Lai ghi nhận 13 người nhiễm SARS-CoV-2. Vì vậy, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị cùng hỗ trợ tỉnh tăng tốc truy vết trước nguy cơ cao hiện nay. Chiều 2/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục họp trực tuyến với các điểm cầu của nhiều tỉnh, huyện có dịch Covid-19. Cuộc họp...