Vắc xin Covid-19: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Việt Nam
Bộ Y tế cho biết tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm vắc xin Covid-19 , huy động cả sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.
Chiều 24/2, Bộ Y tế đã họp tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều. Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch đến đời sống.
Theo đó, tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.
Bộ Y tế họp về việc tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 . Ảnh: Trần Minh.
Về vấn đề bảo quản vắc xin, hệ thống kho lạnh ở các khu vực đủ khả năng bảo quản vắc xin. Các thiết bị vận chuyển vắc xin tới các trạm y tế, các điểm tiêm lưu động cũng đảm bảo.
“Bất cứ vắc xin nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%”
Thảo luận về đánh giá sau tiêm, các đại biểu nhấn mạnh bất cứ vắc xin nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vắc xin phòng Covid-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.
Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng, quy trình tổ chức điểm, buổi tiêm, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vắc xin sau tiêm…
Trước đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã họp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam về vắc xin phòng Covid-19.
GS.TS Nguyễn Thanh Long , Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự cảm ơn đối với những nỗ lực của chương trình COVAX Facility, tạo điều kiện để Việt Nam được tiếp cận sớm với nguồn vắc xin phòng Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long . Ảnh: Trần Minh.
Về đối tượng ưu tiên tiêm, các bên thống nhất sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận vắc xin phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Đại diện các tổ chức quốc tế đồng ý với những trao đổi về việc một số vắc xin bảo quản trong điều kiện khó khăn, phải huy động nguồn lực xã hội hóa như vắc xin của Pfizer. Với vắc xin của Pfizer, yêu cầu bảo quản ở âm 70 độ C và tiêm trong 5 ngày sau khi rã đông, nên nếu không tiêm kịp trong thời hạn đó vì những lý do khách quan thì sẽ gây lãng phí. Thực tế tiêm vắc xin này tại Mỹ cho thấy tỷ lệ không sử dụng ở mức cao.
“Việt Nam mong muốn được tiếp cận với nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, phù hợp, bảo quản như theo điều kiện của các vắc xin thông thường mà Việt Nam đang có”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ Y tế sẽ giải quyết ngay các vấn đề liên quan tới thủ tục để đảm bảo vắc xin của Chương trình COVAX Facility sớm được nhập vào Việt Nam.
Người nhập cảnh trái phép thứ 2 mắc COVID-19 ở TP.HCM đi những đâu?
Bệnh nhân 1451, người nhập cảnh trái phép thứ 2 mắc COVID-19 ở TP.HCM, di chuyển ở quận 9 TP.HCM trong thời gian chưa đi cách ly.
Chiều 29/12, Bộ Y tế công bố, Việt Nam có thêm 2 người nhập cảnh trái phép mắc COVID-19, trong đó có bệnh nhân 1451 ở Quận 9, TP.HCM. Đây là bệnh nhân nam tên K., 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Quận 9.
Đây là trường hợp từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở ngày 24/12 (cùng BN1440, BN1451, BN1452), sau đó về TP.HCM. Ngày 29/12/, xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
(Ảnh minh họa: Mai Thúy)
Về lịch trình của bệnh nhân 1451, lúc 15h ngày 24/12, anh K. đi Grabbike đến xưởng đúc đồng số 967A/12 đường Nguyễn Xiển (phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM) để làm việc, khoảng 23h về phòng trọ của bạn làm cùng xưởng tại Đường số 4, phường Long Bình, TP.HCM.
Ngày 25 và 26/12, K. đi bộ từ phòng trọ đến xưởng, làm việc từ sáng đến tối rồi về lại phòng trọ. Tối 27/12, anh này đi về hướng đường Nguyễn Văn Tăng để tìm chỗ photo chứng minh nhân dân nhưng không tìm được nên trở về phòng trọ. Lúc ra ngoài, anh có đeo khẩu trang, không tiếp xúc với ai.
Ngày 28/12, anh K. đến xưởng đúc đồng làm việc. Đến khuya cùng ngày thì công an phường phát hiện và đưa đi cách ly.
Khu nhà trọ mà anh K. ở có 10 phòng với 16 người cư ngụ. Cơ quan chức năng đã đưa 15 người ở dãy trọ tiếp xúc gần với anh đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có 2 trẻ em.
Cơ quan chức năng đã phong tỏa nhà trọ, xưởng đúc đồng nơi bệnh nhân ở và làm việc.
Bệnh nhân 1440 lên mạng thuê người dẫn về nước với giá 50 triệu đồng Bệnh nhân 1440 lên mạng thuê người dẫn về nước với giá 50 triệu đồng. Bệnh nhân này và hai người nhiễm Covid-19 khác nhập cảnh trái phép khu vực biên giới ở An Giang. Ngày 29/12, trao đổi với VietNamNet, thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, bệnh nhân 1440, 1451 và cô gái...