Vắc xin có hiệu quả cao chống lại các biến thể Covid-19 mới
Hai liều vắc xin Covid-19 của Pfizer/ BioNTech và AstraZeneca đều có “hiệu quả cao” đối với các biến thể virus được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ và Anh.
Cô Sarah Robinson-Gay sống ở Hexham tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech tại Trung tâm Tiêm chủng Hexham Mart ngày 13 tháng 5 năm 2021 ở Hexham, Anh.
Public Health England, một cơ quan thuộc Bộ Y tế Anh cho biết cả hai vắc xin đều có hiệu quả sau khi tiến hành nghiên cứu từ ngày 5/4 đến ngày 16/5.
Video đang HOT
Hai tuần sau liều thứ hai, vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% trong ngăn ngừa các trường hợp có triệu chứng của biến thể B.1.617.2 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ (biến thể Ấn Độ), so với hiệu quả 93% đối với biến thể B.1.1.7 lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh (biến thể Anh). Con số này đối với vắc xin của AstraZeneca thấp hơn, với hiệu quả 60% đối với biến thể Ấn Độ và hiệu quả 66% chống lại biến thể Anh.
Mặc dù hiệu quả của vắc xin AstraZeneca thấp hơn, song các nhà nghiên cứu cho rằng con số này có thể tăng lên theo thời gian. Người ta đã xác định rằng cần nhiều thời gian hơn để mũi tiêm AstraZeneca đạt đến mức bảo vệ tối đa, có nghĩa là hiệu quả của vắc xin có thể tăng lên theo thời gian. Và cả hai vắc xin đều được kỳ vọng sẽ có khả năng bảo vệ cao hơn chống nhập viện và tử vong, như đối với tất cả các biến thể khác.
Một liều vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ có 33% hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm biến thể Ấn Độ có triệu chứng, so với hiệu quả 50% đối với biến thể Anh. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết: “Giờ đã rõ tầm quan trọng của liều thứ hai để đảm bảo khả năng bảo vệ mạnh nhất có thể chống lại Covid-19 và các biến thể của nó,”. Người dân Anh đặc biệt cấp bách phải tiêm liều thứ hai vì biến thể Ấn Độ được cho là sẽ sớm trở thành chủng Covid-19 chiếm ưu thế ở nước này. Chiến dịch tiêm chủng đã ngăn ngừa 13.000 ca tử vong và 39.100 ca nhập viện ở Anh tính đến ngày 9 tháng 5, theo phân tích của Public Health England.
Biến thể B.1.617, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10, đã lây lan sang khoảng 50 quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho nó là “biến thể đáng lo ngại toàn cầu” vì nó có vẻ dễ lây hơn.
Mỹ khuyến cáo không dùng ống tiêm Trung Quốc
Mỹ yêu cầu các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngừng dùng một số ống tiêm của hãng dược Trung Quốc Haiou do kém chất lượng.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 20/5 khuyến cáo không nên sử dụng ống tiêm 1ml với kim tiêm 25Gx1 và ống tiêm 1ml với kim tiêm 23Gx1 của do công ty Haiou Medical Apparatus của Trung Quốc sản xuất.
FDA cho biết họ đã nhận được báo cáo về vấn đề kém chất lượng của hai loại ống tiêm này, bao gồm việc kim bị rơi khỏi ống, mắc vào cánh tay bệnh nhân hay một số sự cố gây thương tích cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Một người cao tuổi được tiêm vaccine ở New Mexico, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: Reuters .
Phát ngôn viên của FDA nói thêm các mẫu ống tiêm này đã được ngừng vận chuyển kèm bộ dụng cụ tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Mỹ từ ngày 22/3. Cơ quan này cho rằng việc ngừng sử dụng các mẫu ống tiêm của nhà sản xuất Trung Quốc không khiến chiến dịch tiêm chủng chậm trễ.
Erin Fox, giám đốc cấp cao về dược phẩm tại Đại học Y tế Utah, cho biết từng nhận được các ống tiêm này đi kèm lô vaccine Pfizer/BioNTech như một phần của bộ dụng cụ tiêm chủng. Tuy nhiên, Fox cho biết hiện không còn sử dụng ống tiêm này nữa.
FDA từ ngày 30/4 đã ban hành cảnh báo nhập khẩu với các ống tiêm của công ty Trung Quốc để ngăn chúng được đưa vào Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong số 329 triệu liều vaccine được chính phủ liên bang chuyển tới các bang, khoảng 257 triệu liều đã được tiêm tính tới giữa tháng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 17/5 tuyên bố sẽ tặng 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia trong 6 tuần tới qua chương trình hỗ trợ Covax, gấp 5 lần bất kỳ nước này nào. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 33,8 triệu ca nhiễm và hơn 600.000 ca tử vong do nCoV.
Mexico dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 9 Ngày 18/5, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cam kết đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và yêu cầu cơ quan y tế hoàn thành chương trình tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi vào tháng 10 tới, trước khi mùa Đông tới nhằm tránh nguy cơ bùng phát dịch COVID-19. Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...