Vả trộn: Món ăn đậm vị quê hương, ăn một lần là nhớ mãi của vùng đất ‘Thần Kinh’
Đến Huế thì không thể bỏ qua món vả trộn, món ăn dân dã nhưng mang đậm phong vị của vùng đất cố đô.
Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh là từ ghép giữa “kinh đô” và “thần bí”. Do đó, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”.
Đến đây, du khách thường cảm thấy choáng ngợp trước nền ẩm thực cung đình cầu kỳ, công phu vừa đẹp mắt, ngon miệng lại vừa bổ dưỡng. Thế nhưng, ẩm thực Huế đa dạng, thể hiện qua rất nhiều món ăn bình dân, tuy giản dị nhưng rất tinh tế, ăn một lần nhớ một đời. Vả trộn là một trong số đó.
Vả trộn là món ăn đậm vị quê hương, ăn một lần là nhớ mãi. (Ảnh minh họa)
Trái vả và trái sung rất giống nhau về hình dáng, có vỏ xanh, thịt trắng, lòng hồng nhưng trái và lá sung có phần nhỏ hơn. Cả sung lẫn vả đều ăn được nhưng vị sung hơi chát, còn vị vả thì béo, bùi và thơm ngon hơn.
Trái vả có hình dáng gần giống trái sung nhưng thơm ngon, ít chát hơn. (Ảnh minh họa)
Trước đây, vả trộn được bày trên mâm cỗ ngày lễ, Tết. Thế nhưng bây giờ, du khách đến Huế có thể dễ dàng tìm thấy món này trong các nhà hàng sang trọng hay các quán nhậu bình dân.
Du khách có thể tìm thấy món ăn này ở nhiều quán ăn Huế. (Ảnh minh họa)
Thực tế, món đặc sản Huế này có cách chế biến đơn giản, nguyên liệu rẻ tiền. Ngoài vả, người Huế thường cho thêm tôm, thịt, hành lá, rau răm và một ít mè, đậu phộng. Tất cả các nguyên liệu được trộn đều với nhau, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bày lên đĩa.
Được kết hợp từ những nguyên liệu bình dân nhưng vả trộn lại cuốn không ngờ. (Ảnh: @eatingwithchangchang)
Video đang HOT
Món vả trộn Huế hoàn thành cho ra đĩa thường sẽ xúc cùng bánh tráng nướng giòn tan thay vì dùng muỗng như bình thường. Hương vị vả chát chát, bùi bùi cùng vị ngọt của tôm, thịt, lạc rang khiến ai lần đầu thưởng thức cũng phải bất ngờ và nhớ mãi không quên.
Ảnh: The Huế House
Vì là món bình dân nên vả trộn chỉ tốn khoảng 60.000 – 70.000 đồng (bao gồm cả tôm, thịt). Suất ăn này dành cho 4 – 5 người ăn, một mức giá hợp lý ở một thành phố du lịch như Huế.
Cách nấu bún bò Huế chuẩn hương vị Cố đô
Bún bò Huế là đặc sản của người Huế đã nổi tiếng khắp cả nước giống như phở Nam Định.
Hôm nay, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ hướng dẫn cách nấu bún bò Huế đơn giản và đúng chuẩn hương vị của người Huế qua bài viết sau.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ trước để tiết kiệm thời gian
700g bắp bò
700g nạm bò
500g gân bò
900g giò heo. Bạn nên chọn giò heo nguyên chiếc (cả thịt và móng giò). Chân trước giò heo sẽ ngon hơn vì ít xương giúp ăn dễ hơn.1kg xương heo
Mắm ruốc Huế6 cây sả
50g gừng
Hành tím, tỏi, ớt, sa tế, muối, nước mắm, dầu ăn, giấm trắng
1kg bún. Chọn bún loại sợi to.Chả Huế
Rau sống: bắp chuối, giá, rau răm, hành lá, hành tây
Tiết heo
2. Cách nấu bún bò huế
2.1. Bước 1: Sơ chế
Bún bò Huế là đặc sản của người Huế
Thịt bò rửa sạch với nước rồi ngâm với giấm trắng. Sau đó rửa sạch lần nữa để khử mùi hôi của thịt. Bắp bò bó lại bằng chỉ.Giò heo cạo sạch lông, rửa sạch rồi nấu đến khi thấy da heo trong thì vớt ra.Rau sống rửa sạch và ngâm nước muối 10 phút.Ớt tươi cắt nhỏ, ngâm với nước mắm.Hành lá rửa sạch, lấy phần đầu rồi cắt nhỏ. Rau răm sơ chế tương tựGừng, sả đập dập và thái nhỏ.Tiết heo cho vào nước sôi để luộc đến khi đông lại rồi vớt ra ngâm trong nước lạnh, sau đó cắt miếng vừa ăn.Mắm ruốc Huế pha với nửa chén nước và khuấy đều.
2.2. Bước 2: Ướp gia vị
Ướp tất cả thịt bò theo công thức:
2 thìa đường, 1 thìa muối, nửa thìa bột ngọt, 1 thìa nước mắm ruốc Huế, 2 thìa hành tím băm nhỏ, 2 thìa tỏi băm, 2 thìa sả băm. Ướp trong vòng 30 phút.
2.3. Bước 3: Hầm xương và thịt
Nên chọn giò heo trước vì ít xương hơn
Cho 2 cây sả và 2 thìa gừng vào nồi.Cho xương heo và giò heo rồi đổ nước vừa ngập thịt. Trong quá trình nấu có sủi bọt thì vớt ra để nước dùng trong và ngọt hơn.Nấu chín thì tắt bếp.Cho giò heo ra ngoài ngâm với nước lạnh để chắc thịt.Thịt bắp bò, nạm bò, gân bò cũng làm tương tự như trên. Vì thịt heo và thịt bò có độ chín khác nhau nên phải nấu riêng.Sau khi vớt thịt ra hầm xương trong vòng 1 giờ để lấy nước ngọt.
2.4. Bước 4: Cách nấu nước dùng bún bò Huế
Thêm nước vào nồi nước hầm xương đủ 5 lít. Nấu sôi rồi cho 3 thìa nước mắm, 2 thìa muối, 2 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 1 chén mắm ruốc huế pha loãng.
Cho tiết heo và chả Huế vào nước dùng.Cho 2 thìa sả băm, 1 thìa tỏi vào chảo phi thơm rồi cho 2 thìa màu điều vào đảo đều 1 phút.
Cho phần hỗn hợp này vào nồi nước dùng để tạo màu đẹp, hấp dẫn hơn.Nấu trong vòng 20 phút.
2.5. Bước 5: Trình bày bát bún bò Huế
Thịt cắt nhỏ, mỏng vừa ăn. Móng giò nên dùng dao sắc để chặt.Bún chần qua nước dùng để khử mùi và làm sạch rồi cho ra bát.Cho thịt bò, gân bò, chả Huế, tiết heo, chân giò vào bát.Cho rau ngò rồi thêm nước dùng vào ngập bát bún bò Huế.Rau muống, bắp chuối, giá cho vào rổ riêng để ăn sống.
Thực hiện các bước trên bạn đã có một bát bún bò Huế đúng hương vị của Cố đô.
Bún bò Huế ăn kèm với rau sống sẽ ngon hơn
3. Cách làm sa tế đúng chuẩn Huế
Bún bò Huế phải có sa tế chuẩn Huế mới tạo ra hương vị thơm ngon. Sau đây là hướng dẫn cách làm sa tế chuẩn Huế.
Giã ớt tươi thật nhuyễn.Cho 5 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng rồi bỏ tỏi, sả băm nhuyễn vào phi thơm.Cho 1 thìa đường, 1 thìa muối vào chảo và đảo nhanh và đều tay tránh đường bị dính.Cho phần ớt tươi đã giã vào khuấy đều, nấu trong 15 phút cho đặc lại rồi tắt lửa.
Với các bước đơn giản trên bạn đã có sa tế chuẩn vị Huế. Nên cho vào lọ thủy tinh để bảo quản được lâu hơn. Thông thường sa tế có thể dùng trong 2 tháng.
Hy vọng với chia sẻ cách nấu bún bò Huế của Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ giúp bạn nấu được bát bún bò Huế thơm ngon cho gia đình thưởng thức.
Bánh ép hai phiên bản - "snack" đa vị của người Huế Mang vẻ đẹp tinh túy chứa đựng trong ẩm thực xứ kinh kỳ nhưng bánh ép Huế đang ngày một mất dần những người "giữ lửa". Ẩm thực xứ Huế là một kho tàng "đồ sộ" những món ăn ngon, tinh tế mà hấp dẫn lòng người. Mỗi món ở vùng đất kinh kỳ này đều mang đến hương vị khác biệt, dù...