Va chạm xe bán tải tại ngã tư, 2 học sinh ở Lai Châu thương vong
Ngày 28/4, UBND thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ TNGT khiến 2 học sinh thương vong.
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào hồi 16h25 ngày 27/4, tại ngã tư giao nhau với đường nội thị Khu phố 12 thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Thời điểm trên, xe bán tải BKS 25C-030.08 do anh Trương Trọng Tuấn (SN 1985, trú tại Khu phố 10, thị trấn Mường Tè) điều khiển xe đi từ xã Bum Nưa về Khu phố 10, thị trấn Mường Tè va chạm với xe Cub 50 không BKS do Đinh Thị Tuyết Nhi (SN 2009, trú tại bản Nà Lang, xã Bum Nưa, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè) điều khiển xe chở theo Lê Kim Chi (SN 2009, trú tại bản Nà Lang, xã Bum Nưa, thị trấn Mường Tè, Mường Tè).
Hậu quả vụ tai nạn khiến em Chi tử vong tại chỗ, em Nhi bị gãy chân. Chiếc mô tô bị hư hỏng nặng, ô tô bị hư hỏng phần đầu.
Trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh
Có diện tích mặt nước hồ, ao, sông, suối lớn, nên mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều xảy ra hàng chục vụ trẻ em thiệt mạng do đuối nước.
Video đang HOT
Để hạn chế thấp nhất các vụ đuối nước có thể xảy ra trong mùa hè này, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đang tích cực trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong trường học.
Suối Nậm Dê, vị trí xảy ra vụ đuối nước làm 3 học sinh Trường Tiểu học Bình Lư, huyện Tam Đường thiệt mạng hồi đầu năm học 2020 - 2021.
Vụ việc 3 học sinh lớp 1 và lớp 3 bị đuối nước tử vong ngay trước ngày khai giảng năm học 2020 - 2021 tại bản Pa Pe và Nà Hum, xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) đến nay vẫn được người dân nơi đây nhắc đến như một câu chuyện buồn của cả bản.
Sáng ngày 4/9, các cháu đến trường nhận lớp đầu năm học, rồi trở về nhà ăn cơm trưa. Sau bữa trưa, các cháu hẹn nhau ra suối Nậm Dê cạnh bản để câu cá và tắm thì xảy ra sự việc.
Ông Tao Văn Khăm, trưởng bản Pa Pe, xã Bình Lư cho biết: Sau sự việc con em trong bản bị đuối nước, lần nào họp, bản cũng đưa nội dung phòng, chống đuối nước cho trẻ em vào phổ biến cho bà con.
Để hạn chế thấp nhất các thiệt hại, ngoài đưa chương trình phòng chống tai nạn đuối nước vào trường học giảng dạy....
"Hầu như ở đây thì họp lúc nào cũng phải tuyên truyền, nhất là các cháu nhỏ hay đi tắm suối, suối thì lại ở xung quanh bản. Mình phải tuyên truyền cho phụ huynh thật hiểu, thật biết, vì hầu như nhà nào cũng có cháu nhỏ, nên mùa hè bản cũng tuyên truyền suốt. Sợ bà con quên nên cứ gần 1 tuần là phải thông báo 1 lần, mùa mưa thì còn thông báo nhiều hơn", ông Khăm nói
Từ đầu năm học đến nay, các giờ thể dục và sinh hoạt cuối tuần, Trường Tiểu học Bình Lư, huyện Tam Đường thường lồng ghép đưa nội dung trang bị kỹ năng sống cho học sinh vào giảng dạy. Trong đó, chú trọng hướng dẫn các em thích nghi với đặc điểm tự nhiên ở địa phương để hạn chế tai nạn đuối nước.
Thiếu cơ sở vật chất, các sông, suối, ao, hồ đang trở thành bể bơi bất đắc dĩ của nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Cô giáo Dương Thị Minh Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Lư cho biết: Nhà trường hiện có 24 lớp, hơn 500 học sinh và 4 điểm trường lẻ. Để phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, nhà trường thường xuyên trao đổi với phụ huynh, thông qua các buổi họp lớp hoặc các nhóm zalo; học sinh thì thường xuyên được nhà trường tuyên truyền trên các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp và lồng ghép trong các môn học.
"Trước khi về là thầy, cô giáo đều phải nhắc nhở các em, khi về thì đi thẳng về nhà. Đi qua các con suối hoặc đi qua cầu là các em không được dừng lại ở khu vực đó và tuyệt đối là không được ra tắm suối. Nếu đi ra suối thì phải có sự hướng dẫn và hoặc cha mẹ đưa đi vì rất nguy hiểm. Để những ngày nghỉ, các em học sinh hạn chế ra suối chơi, chúng tôi cũng đã làm các khu vui chơi tại các điểm trường, dưới sự quản lý, bảo vệ của các đồng chí bảo vệ nhà trường", cô Huệ cho biết.
Các giáo viên thường xuyên về bản tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về phòng, chống đuối nước cho con em mình, nhất là trong mỗi dịp hè.
Theo ông Hoàng Văn Phưởng, Chủ tịch UBND xã Bình Lư, huyện Tam Đường cho biết: Ngoài gần 30 ha diện tích mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản thì cả 15 bản trên địa bàn, hai suối lớn là Nậm Dê và Nậm Pe đều chạy qua. Vì vậy, nguy cơ tai nạn đuối nước là rất lớn.
"Hiện nay chúng tôi cũng đang quán triệt cho người dân và các trường học là đối với các cháu học sinh là chúng ta vừa có biện pháp giáo dục, vừa có biện pháp răn đe; để làm thế nào đó đảm bảo an toàn tính mạng cho các cháu học sinh. Còn đối với các bản thì chúng tôi cũng đã có nhiều biện pháp. Ví dụ những vị trí nào có nguy cơ, nguy hiểm, chúng tôi cũng đã có biện pháp cảnh báo là có thể xảy ra đuối nước", ông Phưởng nói.
Thống kê trong 2 năm trở lại đây, tại huyện Tam Đường có gần 30 người thiệt mạng do đuối nước; trong đó có 12 vụ xảy ra đối với trẻ em, làm 14 cháu thiệt mạng.
Để giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương đã cử toàn bộ giáo viên thể dục đi tập huấn bơi lội để về áp dụng vào giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Ngoài ra, hàng năm, ngành đều phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện mở các lớp tập huấn về công tác phòng, chống đuối nước và các tai nạn thương tích khác cho các nhà trường.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết: "Các đơn vị trường trong toàn huyện hiện đều chưa có bể bơi. Thế nên việc dạy học sinh bơi thì chúng tôi lựa chọn dạy ở ao, ở suối gần đơn vị trường và cho các em tập luyện ở đó. Với cơ sở vật chất như vậy thì cũng không đảm bảo để các em học tập tốt được và cũng có nguy cơ cao trong quá trình học tập ở những nơi như thế. Chúng tôi cũng kiến nghị, đề xuất các cấp, các ngành quan tâm đầu tư cho các đơn vị trường những bể bơi nhân tạo để các em có thể học tập bơi an toàn hơn".
Dù ngành giáo dục và chính quyền các địa phương ở Tam Đường nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung đã tích cực trang bị kỹ năng ứng phó với tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước cho học sinh. Tuy nhiên, với những khó khăn về cơ sở vật chất và việc sử dụng sông, suối, hồ, ao thành những chiếc bể bơi bất đắc dĩ cho thấy nguy cơ đuối nước nơi đây vẫn hiện hữu./.
Vì sao chỉ số PCI của Điện Biên giảm 2 bậc? Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2020 của tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc so với 2019); xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trao đổi với phóng viên VOV, ông Phạm...