Uy lực tấn công của “xe tăng bay” Su-34
Su-34, với biệt danh “ xe tăng bay”, là một trong những máy bay ném bom chiến đấu hàng đầu trong kho vũ khí của Nga. May bay này đã có những màn trình diễn ngoạn mục, chôn vùi các mục tiêu khủng bố hiệu quả và chính xác tại chiến trường Syria thời gian qua.ia
Máy bay Su-34 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Theo Sputnik, Su-34 là máy bay được Nga sáng chế để thay thế cho máy bay huyền thoại Su-24. Su-34 có thời gian gia nhập biên chế khá ngắn, nhưng đã thể hiện khả năng tác chiến xuất sắc, khắc phục hầu hết các điểm yếu của máy bay tiền nhiệm.
Tính linh hoạt là một trong những ưu điểm nổi trội của Su-34. Máy bay ném bom chiến đấu này có thể mang được hầu hết các vũ khí hiện đại của Nga từ bom không dẫn đường tới tên lửa dẫn đường vệ tinh. Tại Syria, hàng trăm phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt dưới “mưa” hỏa lực từ Su-34. “Xe tăng bay” có thể nhằm tới nhiều mục tiêu đang di chuyển cùng lúc, phá hủy các xe bọc thép và các xe chở dầu tiếp tế của khủng bố.
Ngoài ra, Su-34 không chỉ có khả năng mang tên lửa không đối đất mà máy bay này còn mang được tên lửa không đối không. Ngoài tập trung tấn công đối phương dưới mặt đất, Su-34 vẫn có thể phòng thủ trước các máy bay trên không. Hệ thống vũ khí và radar hiện đại cho phép “chim sắt” này trở thành một máy bay “công thủ toàn diện” khi xuất trận.
Video đang HOT
Khả năng tàng hình ấn tượng của Su-34 cũng là một điểm khiến máy bay này trở thành một thế lực trên bầu trời. Su-34 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Hibin – sản phẩm của Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến – Điện tử (KRET). Hệ thống này được triển khai trên đầu cánh máy bay, có nhiệm vụ tiến hành hoạt động đối kháng điện tử nhằm vào các radar, các hệ thống tên lửa phòng không hay máy bay cảnh báo sớm, mang lại khả năng “tàng hình” cho Su-34.
Tuy vậy, Hibin chỉ có khả năng bảo vệ máy bay mà nó được trang bị, trong khi Nga đang tính triển khai hệ thống mới có tên Tarantul, có thể bảo vệ cho cả nhóm máy bay chiến đấu bay xung quanh. Các chuyên gia gọi Taratul là “áo choàng tàng hình” vì lý do này.
Bên trong buồng lái của Su-34 (Ảnh: MOD)
Một trong những điểm khác biệt làm nên khả năng tác chiến ấn tượng của Su-34 là phần buồng lái. Thay vì 2 ghế phi công được xếp theo hàng dọc, buồng lái của Su-34 lại có 2 hàng ghế ngang cho 2 phi công có thể ngồi cạnh nhau, cho phép họ có thể giao tiếp trong mọi tình huống mà không cần hệ thống vô tuyến liên lạc. Ngoài ra, các phi công sử dụng chung một bảng điều khiển, giúp quá trình hiệp đồng tác chiến hiệu quả hơn.
Thiết kế buồng lái giúp các phi công tương tác hiệu quả hơn khi xảy ra tình huống khó khăn, và hệ thống điều áp tạo áp suất ngay trong buồng lái, mang lại hiệu năng tốt hơn việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí. Ngoài ra, buồng lái của Su-34 rộng rãi, giúp các phi công có thể đứng lên đi lại, thậm chí dùng trà khi bay những chuyến dài. Các tiện ích của máy bay tạo nên sự thoải mái và dễ chịu cho các phi công khi thực hiện nhiệm vụ trên không.
Su-34 mới chỉ được nhận vào biên chế Lực lượng Vũ trang Nga từ năm 2014 nhưng nó đã được “thử lửa” tại chiến trường Syria. Dựa vào những kinh nghiệm thực chiến, các kỹ sư đã điều chỉnh và sửa chữa những thiếu sót khiến cho Su-34 như “ hổ mọc thêm cánh”. Hiện tại, chỉ có một số lượng ít máy bay Su-34 đang phục vụ, nhưng tới năm 2020, dòng “chim sắt” này góp mặt trong quân đội Nga có thể cán mốc 100 chiếc.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Quân đội Nga phô diễn sức mạnh tên lửa Iskander trong tập trận
Lực lượng vũ trang Nga vừa phô diễn sức mạnh bằng một vụ phóng thử nghiệm tên lửa Iskander trong cuộc tập trận ở miền đông đất nước.
Vào hôm 17-6, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại vụ phóng tên lửa Iskander trong cuộc tập trận ở quân khu miền Đông.
Đoạn video ngắn được đăng tải lên kênh Youtube của Bộ Quốc phòng Nga, cho thấy hệ thống xe chở phóng của tên lửa được đưa vào vị trí và khai hỏa.
Hệ thống Iskander của Nga được chia làm 2 phiên bản, Iskander-M dùng để phóng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và Iskander-K cùng cho phóng tên lửa hành trình.
Iskander có thể mang cả đầu đạn hạt nhân
Loại vừa trong sử dụng trong bài tập trận ở miền đông Nga là Iskander-M, được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2006 nhằm thay thế cho hệ thống OTR-23 Oka.
Nó được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu của có giá trị cao của quân địch như cầu cảng, trại huấn luyện, căn cứ tên lửa hay sở chỉ huy.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 500km, được đánh giá là rất cơ động với thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu chỉ khoảng 20 phút. Iskander có thể mang theo nhiều đầu đạn từ loại xuyên phá, nổ mảnh hay hạt nhân, cùng chuyển hướng linh hoạt trong quá trình bay nhằm tránh các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Theo Đặng Vũ
An ninh thủ đô
Tàu quân sự Nga tiếp tục chuyển thêm vũ khí tới Syria? Một tàu vận tải quân sự cỡ lớn của Nga được cho là tiếp tục chuyển hàng loạt các vũ khí của tới căn cứ của Hải quân Nga tại chiến trường Syria. Lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ quan sát hoạt động của tàu vận tải Nga trên eo biển Bosphorous. (Ảnh: Yrk Ik/Twitter) Almasdar News trích nguồn tin từ ông...