Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa EVNGENCO2
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ- Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Ngày 17/12/2020, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã có văn bản số 2255/UBQLV- NL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ- Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trước đó, ngày 30/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2020/NĐ -CP “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ – CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ – CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ – CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ – CP “.
Sau khi rà soát, về cơ bản các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2020/NĐ – CP không có sự ảnh hưởng lớn đến phương án cổ phần hóa của Công ty mẹ – EVNGENCO2. Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định của Nghị định số 140/2020/NĐ -CP thì sẽ có sự ảnh hưởng đến phần giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ – EVNGENCO2 và giá trị vốn Nhà nước (EVN) đã được đánh giá, xác định lại để cổ phần hóa và làm cơ sở tính toán giá khởi điểm để IPO (nhưng không ảnh hưởng đến số liệu và giá trị vốn nhà nước ghi nhận trên sổ sách kế 2 toán tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) do có sự thay đổi quy định về việc xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại theo Nghị định số 126/2017/NĐ -CP.
Để làm cơ sở cho ho việc thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, EVNGENCO2 căn cứ theo giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước của Công ty mẹ – EVNGENCO2 tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 0 giờ ngày 01/01/2019 đã được Ủy ban công bố tại Quyết định số 150/ QĐ – UBQLV ngày 30/3/2020 và mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu đã được Công ty TNHH Kiểm toán BDO xác định và ban hành Chứng thư xác định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu số 272/2020/CTTĐG – BDO ngày 17/8/2020. EVNGENCO2 sẽ thực hiện điều chỉnh sổ sách kế toán theo quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ – CP trước khi chính thức chuyển thành Công ty cổ phần.
Về nội dung này, EVNGENCO2 sẽ thực hiện công bố thông tin cáo bạch cho các Nhà đầu tư trước khi thực hiện phát hành cổ phần ra công chúng lần đầu theo đúng quy định và sẽ tiếp tục theo dõi để xác định , điều chỉnh sổ sách kế toán trước thời điểm chính thức chuyển thành Công ty cổ phần vừa đảm bảo tối đa hóa lợi ích của Nhà nước vừa thực hiện công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi cho các Nhà đầu tư tham gia.
Bên cạnh đó, giá trị doanh nghiệp đã công bố tại Quyết định số 150/QĐ- UBQLV ngày 30/3/2020 đã được kiểm toán nhà nước kết luận và là căn cứ quan trọng để tư vấn xác định giá khởi điểm và đã phát hành Chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày 17/2/2021. Do đó, đề xuất của EVN tại công văn số 8009/EVN – QLV và Ban chỉ đạo tại Báo cáo số 8206/BC – EVN là phù hợp, đảm bảo tối đa hóa lợi ích nhà nước khi cổ phần hóa.
Trên cơ sở đề xuất của EVNGENCO2, EVN và Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty mẹ- EVNGENCO2, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp nhận giữ nguyên giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ- EVNGENCO2 đã được công bố theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP và giữ nguyên giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đã được đơn vị tư vấn thực hiện và ban hành Chứng thư giá khởi điểm. Được biết, theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ- EVNGENCO2, tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần 26.000 tỷ đồng.
Thoái vốn Hancorp, "mang đến lại mang về"
Phiên đấu giá gần 139 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) do Bộ Xây dựng sở hữu vào ngày 16/12/2020 đã bị hủy vì không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Từ năm 2018 trở lại đây, hiệu quả kinh doanh của Hancorp liên tục sụt giảm.
Video đang HOT
Bán khối lượng lớn, nhà đầu tư vẫn không màng
Số cổ phần Hancorp dự kiến đưa ra đấu giá trong đợt này tương đương tới 98,83% vốn điều lệ và cũng là toàn bộ số cổ phần mà Bộ Xây dựng đang sở hữu tại doanh nghiệp.
Hancorp là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thành lập tháng 12/1982, được biết đến là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thi công xây lắp và nhà đầu tư về hạ tầng và khu đô thị mới - nhà ở.
Tháng 3/2014, Công ty thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 8/2014 với vốn điều lệ hơn 1.410 tỷ đồng. Kể từ khi cổ phần hóa đến nay, Hancorp chưa thực hiện tăng vốn điều lệ.
Đến tháng 10/2016, Hancorp đưa 141 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.500 đồng/cổ phiếu.
Trở lại với kế hoạch thoái vốn lần này của Bộ Xây dựng tại Hancorp, mức giá khởi điểm xác định bán đấu giá là 19.930 đồng/cổ phiếu.
Đối tượng được mua là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước. Thời gian đăng ký mua từ 25/11 - 9/12/2020. Phiên đấu giá chính thức sẽ diễn ra vào ngày 16/12/2020.
Ngay khi thông tin Bộ Xây dựng tiến hành bán đấu giá cổ phiếu HAN được công bố, thị giá cổ phiếu này đã tăng mạnh mẽ, có lúc lên tới 26.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau thông báo đợt đấu giá bị hủy, thị giá cổ phiếu này đã rớt xuống mức 20.100 đồng/cổ phiếu vào phiên cuối tuần qua.
Nhà đầu tư dửng dưng với đợt thoái vốn nhà nước tại Hancorp, dù đây là một thương hiệu lớn trong ngành xây dựng và với quy mô bán vốn lớn, nhà đầu tư có thể hoàn toàn chi phối doanh nghiệp.
Như vậy, thêm một lần nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp xây dựng này lại không thu hút được nhà đầu tư. Trước đó, trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Bộ Xây dựng đã đưa 49,74 triệu cổ phần Hancorp ra đấu giá với giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, phiên IPO thất bại nặng nề khi 203 nhà đầu tư tham gia đấu giá nhưng khối lượng đặt mua chỉ là 1.575.700 cổ phần, thu về hơn 16 tỷ đồng.
Vì sao nhà đầu tư không mặn mà với đợt thoái vốn nhà nước tại Hancorp, dù đây là một thương hiệu lớn trong ngành xây dựng và với quy mô bán vốn lớn, nhà đầu tư có thể hoàn toàn chi phối doanh nghiệp?
Nhìn vào bức tranh tài chính của Hancorp, với tình trạng doanh thu và lợi nhuận liên tục sụt giảm trong nhiều năm trở lại đây thì điều này không quá khó hiểu.
Lợi nhuận lao dốc, nợ vay cao
Ba quý đầu năm nay, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 1.684 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng chiếm tới 1.613 tỷ đồng, chi phí lãi vay 41,2 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 76,4 tỷ đồng. Kết quả, Công ty lãi ròng 5,1 tỷ đồng - một con số rất khiêm tốn so với quy mô của Công ty và chưa bằng 1/7 mức thực hiện cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của Hancorp giai đoạn 2016-9T 2020
Lý do hiệu quả kinh doanh suy giảm được Ban lãnh đạo Công ty đưa ra là ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, thực tế, đà suy giảm lợi nhuận của Hancorp đã bắt đầu từ năm 2018.
Cụ thể, nếu như năm 2017, Công ty báo lãi sau thuế 134 tỷ đồng thì năm 2018, lãi sau thuế còn 92 tỷ đồng và tiếp tục giảm sâu xuống mức 37 tỷ đồng năm 2019 - tương đương mức giảm hơn 70% trong 2 năm.
Lợi nhuận sau thuế của Hancorp giai đoạn 2016-9T 2020
Tính đến 30/9/2020, Công ty có khoản nợ phải trả lên tới 4.518 tỷ đồng, chiếm tới 72,4% tổng tài sản; trong đó chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn, với 4.125 tỷ đồng. Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Hancorp đang ở mức cao, gấp 2,63 lần vốn chủ sở hữu (1.715).
Cũng như nhiều doanh nghiệp cùng ngành, Hancorp cũng bị nợ đọng lớn và đa số đã biến thành nợ xấu.
Tại thời điểm cuối quý III/2020, Công ty có các khoản phải thu, cho vay đến hạn thanh toán nhưng khó đòi lên tới hơn 196 tỷ đồng và có thể chỉ thu được 48,6 tỷ đồng trong đó. Các công ty đang trong nhóm nợ xấu của Hancorp gồm: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng, Công ty cổ phần xây dựng Hancorp 2, Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng, Công ty TNHH Tân Long, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 - Vạn Xuân... Khoản nợ xấu này đe dọa ăn mòn khoản lợi nhuận vốn đã rất hẻo của Công ty.
Tồn kho lớn
Ngoài mảng xây lắp, Hancorp còn đầu tư bất động sản. Được biết, Hancorp đã được Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu đô thị Ngoại giao đoàn với số tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.
Thông tin từ Công ty, dự án này có tổng quy mô 62,8 ha; trong đó, khoảng 13,5 ha xây dựng nhà ở cao tầng, 20,3 ha là đất cơ quan, trụ sở đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và gần 29 ha là đất các công trình xã hội.
Dự án Khu đô thị Ngoại giao đoàn là một trong những dự án tạo dấu ấn trên thị trường bất động sản của Hancorp những năm gần đây, sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại như hồ điều hòa, công viên cây xanh, các công trình công cộng khác...
Khu đô thị Ngoại giao đoàn đã thu hút được nhiều dự án nhà ở cao tầng, nhà thấp tầng. Theo quy hoạch được duyệt, chung cư cao tầng gồm 23 tòa được chia ra 4 tổ hợp chính N01, N02, N03, N04 với quy mô từ 21 đến 45 tầng trong đó: Khu N01 có 8 tòa từ T1 đến T8, N02 có 3 tòa từ T1 đến T3, N03 có 8 tòa từ T1 đến T8 và N04 có 2 tòa công vụ N04A và 2 tòa thương mại N04B.
Tuy nhiên, Hancorp vẫn còn đọng vốn khá lớn ở dự án này. Tính đến hết quý III/2020, tồn kho của Công ty là 1.928 tỷ đồng, tăng 14% so với hồi đầu năm; trong đó, riêng tồn kho tại dự án Khu đô thị Ngoại giao đoàn là 637 tỷ đồng.
Ngoài ra, tồn kho tại Khu dân cư Nhơn Trạch, Đồng Nai (31 tỷ đồng); dự án Times Tower Lê Văn Lương (31 tỷ đồng); 2 dự án Quế Võ (48 tỷ đồng) và dự án Khu đô thị Cao Xanh, Hà Khánh B (30 tỷ đồng).
Trong cơ cấu hàng tồn kho của Hancorp, còn các chi phí xây dựng dở dang tại một số công trình xây lắp như Khu biệt thự thấp tầng tại Vinhomes Ocean Park, Trung tâm thương mại Vincom Huế, Dự án trung tâm thương mại dịch vụ nhà ở Vinh - Nghệ An, gói thầu Depo05... với tổng trị giá lên tới 1.138 tỷ đồng.
Bức tranh kinh doanh kém sắc dần trong nhiều năm trở lại đây, trong khi các chỉ số tài chính thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố khiến đến bán vốn của Bộ Xây dựng tại Hancorp bị giới đầu tư dửng dưng.
11 tháng đầu năm 2020, mới thoái được 979 tỷ đồng vốn nhà nước
Theo tin từ Bộ Tài chính, trong 11 tháng năm 2020, cả nước chỉ thoái được 979 tỷ đồng vốn nhà nước, thu về 2.031 tỷ đồng. So với danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp, trong đó có nhiều khoản thoái vốn với tỷ lệ lớn ở các tổng công ty nhà nước, tiến trình này diễn ra còn chậm.
Thông tin từng được Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, trong số các doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần theo kế hoạch 3 tháng cuối năm 2020, có nhiều doanh nghiệp lớn gặp vướng mắc về chính sách, tài sản chưa thể tiến hành cổ phần hóa theo kế hoạch.
Lưu ý doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, bên cạnh những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại như ưu đãi về mặt thuế quan, doanh nghiệp đang phải đối diện nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An...