Ủy ban MTTQ Hà Tĩnh kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
Quá trình giám sát ‘Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh’, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đề xuất nhiều giải pháp với các cấp, ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội năm 2022, từ tháng 10-11/2022, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã trực tiếp khảo sát, giám sát tại 8 đơn vị trường học ở: Hương Khê, Đức Thọ, Thạch Hà, TX Kỳ Anh; làm việc với các địa phương, Sở GD&ĐT về “Việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Kết quả giám sát cho thấy, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được các địa phương, đơn vị triển khai đúng lộ trình; chất lượng giáo dục giữ vững, việc đổi mới phương pháp giáo dục đáp ứng được yêu cầu. Các nhà trường đã cơ bản khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được các cấp đầu tư để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đoàn giám sát thực tế tại Trường Tiểu học Thạch Khê (huyện Thạch Hà).
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế như: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền chưa tương xứng với yêu cầu; một số trường học sắp xếp mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa hợp lý.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tiểu học thiếu cả về tỷ lệ và số lượng thực tế; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn một số địa phương còn thấp; việc sáp nhập trường lớp tại một số địa phương còn nhiều bất cập…
Không khí học tập hào hứng ở lớp 3B, Trường Tiểu học Tượng Sơn (Thạch Hà). Ảnh: Anh Thư
Từ kết quả giám sát, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đề xuất nhiều kiến nghị như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường học; nghiên cứu sửa đổi quy định về định mức giáo viên tiểu học và sớm xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cho học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cần đảm bảo quỹ đất để xây dựng cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp về lâu dài; khắc phục tình trạng thiếu thốn, xuống cấp cơ sở vật chất; rà soát nhu cầu chỉ tiêu biên chế giáo viên của từng trường, từng môn học…
Tăng cường giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh THPT ở Hà Tĩnh
Thông qua môn Giáo dục QP-AN đã trang bị cho học sinh Hà Tĩnh những kiến thức, kỹ năng quân sự cần thiết và giúp các em xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đội tuyển dự thi giải quốc gia môn Giáo dục QP-AN của các trường THPT ở Hà Tĩnh thục luyện kỹ thuật băng bó, chuyển thương.
Có mặt tại Trường Quân sự tỉnh (phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh), chúng tôi được chứng kiến buổi thục luyện các kỹ năng của các em học sinh thuộc đội tuyển dự thi giải quốc gia về môn Giáo dục QP-AN. Dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng Công Trình (giáo viên môn Giáo dục QP-AN Trường THPT Hà Huy Tập, huyện Cẩm Xuyên), từng học sinh đã hào hứng "nhập vai", thực hành các động tác, kỹ năng quân sự cơ bản như: điều lệnh, các tư thế vận động trên chiến trường, kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương...
Thầy Hoàng Công Trình cho biết: "Không chỉ có các em trong đội tuyển được học tập, rèn luyện bài bản mà chất lượng đại trà của môn học này cũng đang ngày càng được nâng lên. Hằng năm, Sở GD&ĐT đều chỉ đạo các trường có kế hoạch cử giáo viên giảng dạy bộ môn này đi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực và phương pháp giảng dạy. Các trường cũng được đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất, sách giáo khoa... đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy và học theo phân phối chương trình 1 tiết/tuần".
Cán bộ quân sự hướng dẫn đường bắn cho học sinh Trường THPT Nghi Xuân (huyện Nghi Xuân).
Trung tá Trần Quốc Huy - sĩ quan biệt phái của Bộ CHQS tỉnh cho biết: "Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục QP-AN, các nhà trường đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu, triển khai mô hình lồng ghép giữa nội dung học tập chính khóa gắn với tổ chức các hoạt động bổ trợ, ngoại khóa như tham quan các địa chỉ đỏ, bảo tàng, các đơn vị quân đội, xem dân quân tự vệ thực hành huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật và hội thi hội thao Giáo dục QP-AN... Qua đó, góp phần đổi mới, cải cách nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện để đạt kết quả cao nhất".
Nhờ sự đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp nên các tiết học QP-AN đều tạo được sự hứng khởi, thích thú cho học sinh. Em Trần Uyển Nhi, học sinh lớp 12A3 Trường THPT Nghi Xuân (Nghi Xuân) chia sẻ: "Trước đây, em chỉ biết hình ảnh của các anh bộ đội qua phim ảnh, sách báo, thơ văn, nhưng giờ qua môn học Giáo dục QP-AN thì em đã được học tập, sinh hoạt và huấn luyện như chiến sĩ thực thụ. Những tiết học bổ ích như thế này vừa giúp chúng em bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc và trang bị những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng quân sự cơ bản, tạo hành trang cần thiết cho chúng em sau này".
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà) thực hành nội dung điều lệnh đội ngũ đi đều.
Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, môn Giáo dục QP-AN trở thành môn học chính khóa trong chương trình THPT với 1 tiết/tuần. Mặc dù việc tổ chức học tập, rèn luyện còn gặp khó khăn nhưng các cơ quan quân sự địa phương và các trường THPT trên địa bàn đã tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vấn đề thiếu giáo viên chuyên sâu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, dụng cụ huấn luyện thiếu....
Nhờ đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy và học nên kết quả môn Giáo dục QP-AN cho học sinh THPT trên địa bàn toàn tỉnh hằng năm không ngừng được cải thiện. Hằng năm, có trên 41 nghìn học sinh ở 39 trường THPT trên địa bàn đã hoàn thành chương trình giáo dục QP-AN theo quy định; trong đó, gần 88% đạt khá, giỏi. Qua đó, nhằm góp phần trang bị cho các "chủ nhân tương lai của đất nước" những kiến thức về QP-AN, hình thành những kỹ năng quân sự cơ bản và bồi dưỡng lý tưởng, xác định trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Học sinh Trường THPT Hà Huy Tập (huyện Cẩm Xuyên) thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK vào tháng 3/2022.
Thượng tá Nguyễn Xuân Thắng - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Là cơ quan thường trực của Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh, trong những năm qua, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục - đào tạo trong toàn tỉnh và quan tâm bảo đảm các trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Hằng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch liên ngành kiểm tra công tác giáo dục QP-AN đối với các trường THPT để kịp thời chỉ đạo tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các trường đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này".
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp hỗ trợ, đồng hành với các trường trong việc chuẩn bị phương tiện, mô hình, vật chất, thao trường bãi tập gắn với tập huấn, bồi dưỡng phương pháp lên lớp, nâng cao kỹ năng huấn luyện thực hành các nội dung quân sự cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục QP-AN. Qua đó, góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học bộ môn này" - Thượng tá Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ thêm.
Thiết bị trường học ở Hà Tĩnh được các nhà thầu "thổi giá" như thế nào? Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tại Hà Tĩnh đã bị "thổi giá" gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Ngày 13/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có Kết luận thanh tra số 320/KL-UBND về việc chấp hành các quy định pháp luật trong thực...