Ủy ban Basel nới lỏng các quy định về vốn để hỗ trợ ngân hàng cho vay trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành
Các ngân hàng trên toàn cầu đã được thông báo rằng họ không cần phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về vốn đối với các khoản vay có bảo lãnh của chính phủ hoặc loại trừ khoảng thời gian giãn nợ ra khỏi các tính toán về vốn, để đảm bảo họ vẫn tiếp tục cho vay trong bối cảnh dịch bệnh làm gián đoạn các hoạt động kinh tế.
Hôm qua (3/4), Ủy ban Basel đã đưa ra những hướng dẫn chuyên môn tới các ngân hàng, cho biết rằng những khách hàng đang tìm kiếm sự cứu trợ tạm thời cho việc trả nợ hoặc khoản vay tín dụng được nhà nước bảo lãnh sẽ không cần phải xếp vào loại rủi ro cao hơn.
Cơ quan này cho biết những hướng dẫn mới này được đưa ra để đảm bảo rằng các ngân hàng phản ánh được hiệu quả giảm thiểu rủi ro của các biện pháp này khi tính toán các yêu cầu về vốn pháp định của họ.
Theo các quy tắc Basel hiện hành, các yêu cầu về vốn thường cao hơn khi áp dụng cho các khoản vay được phân loại là quá hạn hoặc có khả năng mất vốn cao, điều này xảy ra nếu một ngân hàng không nhận được khoản thanh toán nào từ 90 ngày trở lên. Nhưng những yêu cầu này sẽ khiến các ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn trong bối cảnh cơ quan quản lý các nước kêu gọi ngành ngân hàng đưa ra các biện pháp như cho vay bổ sung, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ… nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các cá nhân chịu ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, các quốc gia trên thế giới đã công bố một loạt các gói kích thích kinh tế chưa từng có để chống lại tác động của dịch bệnh này. Tại Mỹ, các biện pháp cứu trợ lên tới 2.200 tỷ USD, với 454 tỷ USD sẽ được giải ngân thông qua các khoản vay của chính phủ và bảo lãnh cho vay. Các nước EU cũng cho biết sẽ chi tổng cộng 2.700 tỷ euro, bao gồm các chương trình bơm thanh khoản dưới dạng các khoản cho vay từ nhà nước hoặc bảo lãnh tín dụng được thực hiện thông qua các ngân hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đang phải đối mặt với những chỉ trích vì hành động quá chậm trong việc thực hiện các sáng kiến do chính phủ tài trợ, một phần do lo ngại về thiệt hại tiềm tàng đối với các vị trí vốn của họ.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Basel đã thông báo với các ngân hàng rằng họ có thể loại trừ khoảng thời gian giãn nợ ra khỏi việc tính toán các yêu cầu về vốn của các khoản vay quá hạn và các tài sản không tạo ra thu nhập. Ngoài ra, khi khách hàng được tiếp cận các biện pháp cứu trợ khác như bảo lãnh tín dụng từ nhà nước, các khoản vay hiện hữu của họ không nên được xếp vào những trường hợp không được hưởng các bảo lãnh này, điều này cũng thường làm tăng đánh giá rủi ro và yêu cầu về vốn.
Chuẩn mực kế toán ngân hàng cũng có thể được áp dụng linh hoạt, ủy ban cho biết. Tổn thất tín dụng dự kiến hiện đã được giảm thiểu tối đa nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ được đưa ra trong những tuần gần đây.
Tham khảo: Financial Times
Bích Phương
Đề nghị đưa các ngân hàng vào diện được giãn nộp thuế
Đề nghị này nhằm tạo thêm điều kiện cho các ngân hàng thương mại có dòng tiền để cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Thống đốc Lê Minh Hưng nêu các đề nghị từ đầu cầu trực tuyến Ngân hàng Nhà nước tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 - Ảnh: SBV
Ngày 01/4/2020, tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã cập nhật một số thông tin mới về tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng .
Dù không nêu con số cụ thể, song Thống đốc cho biết, nếu trong tháng 1 và 2 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có hạn chế thì riêng tháng 3 vừa qua đã có mức tăng trưởng khá tốt. Diễn biến này được Thống đốc nhìn nhận là nền kinh tế có bước tiếp cận tín dụng tốt hơn và là diễn biến có tính tích cực hơn.
Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, hiện nay hệ thống gặp phải khó khăn về mặt quy trình và thủ tục ở khâu công chứng.
Cụ thể, Thống đốc Lê Minh Hưng đề nghị Bộ trưởng Tư pháp quan tâm chỉ đạo hoạt động của các phòng công chứng, vì trong giao dịch ngân hàng, đặc biệt là giao dịch cho vay có liên quan trực tiếp tới việc xác nhận và làm các thủ tục ở các phòng công chứng nhưng hiện nay có một số địa phương chỉ đạo phòng công chứng tạm ngừng hoạt động. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tư pháp có chỉ đạo cụ thể để hoạt động tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và hộ vay vốn không gặp ách tắc.
Đáng chú ý, cũng trong cuộc họp trên, Thống đốc cho biết, trong việc xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về giãn thuế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng cũng thuộc đối tượng được thực hiện giãn thuế, giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giải thích đề nghị trên, Thống đốc cho rằng các tổ chức tín dụng vừa qua tham gia rất trách nhiệm, rất gương mẫu trong việc triển khai tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; vì vậy, cần được xem xét để giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo cho tổ chức tín dụng có dòng tiền, có thanh khoản để hỗ trợ và tiếp tục cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Thế Anh
Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp Tác động của dịch cúm do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) đang ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh doanh. Để giảm bớt khó khăn cho người dân, DN, ngành ngân hàng đã sớm vào cuộc với nhiều chính sách hỗ trợ, đồng thời kích thích tín dụng Cụ thể, trong những ngày gần đây, các ngân hàng từ lớn đến...