Ưu và nhược của các loại viên bổ sung sắt
Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu má.u, mệt mỏi, suy yếu khả năng miễn dịch. Nếu bị thiếu sắt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung sắt phù hợp…
Dưới đây là các loại viên sắt có trên thị trường và ưu nhược điểm của từng loại:
1. Viên bổ sung sắt sulfat
Đây là công thức bổ sung sắt phổ biến. Thông thường, mỗi viên thuố.c chứa 65mg sắt nguyên tố hoặc lượng sắt có thể hấp thụ. Công thức sắt này lý tưởng cho những người bị thiếu sắt từ nhẹ đến trung bình.
Uống sắt sulfat khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nuốt toàn bộ viên thuố.c (không nghiền nát, nhai hoặc bẻ viên thuố.c). Tránh dùng thuố.c kháng axit hoặc kháng sinh trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi uống sắt sulfat. Tuy nhiên, thuố.c có thể dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa, gây táo bón, buồn nôn, đau dạ dày.
Những người không có vấn đề lớn về tiêu hóa và có thể kiểm soát những tác dụng phụ này có thể lựa chọn dùng.
Sắt là khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần trong quá trình sản xuất hemoglobin – vận chuyển oxy đi khắp cơ thể…
2. Viên bổ sung sắt fumarat
Sắt fumarat chứa nồng độ sắt nguyên tố cao hơn (thường là khoảng 106mg mỗi viên). Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị thiếu sắt nghiêm trọng hoặc thiếu má.u. Hàm lượng sắt cao, sẽ cần uống ít viên hơn để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
Sắt fumarat cũng được hấp thu tốt nhất khi dạ dày rỗng (thường nếu uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Nếu dạ dày nhạy cảm, khó chịu, có thể dùng kèm sắt fumarat cùng với bữa ăn.
Ngoài ra, tránh dùng các thuố.c kháng axit, các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê trong vòng 2 giờ trước khi hoặc sau khi dùng sắt fumarat, bởi vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuố.c.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau khi bổ sung sắt khoảng 10 phút, nên hạn chế nằm xuống, nhằm giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Có thể dùng sắt fumarat axit folic thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Để tránh quên liều dùng, nhớ uống thuố.c cùng một thời điểm mỗi ngày.
Giống như sắt sulfat, sắt fumarat có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người dùng. Do hàm lượng sắt cao, người dùng có nguy cơ táo bón hoặc đau dạ dày tăng lên. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt fumarat quá liều có thể gặp phải gồm:
Táo bón;
Phân đen hoặc tối màu;
Tiêu chảy ;
Buồn nôn, nôn mửa;
Đau bụng;
Đau hoặc khó chịu toàn cơ thể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên.
3. Viên bổ sung sắt gluconat
Sắt gluconat chứa ít sắt nguyên tố hơn (khoảng 35mg mỗi viên), được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu má.u do thiếu sắt (tình trạng thiếu hồng cầu do cơ thể có quá ít sắt).
Đây là một lựa chọn thay thế cho những người gặp phải tác dụng phụ từ các công thức mạnh hơn. Do chứa ít sắt hơn mỗi liều, người dùng có thể cần uống nhiều viên hơn để đạt được nhu cầu sắt hàng ngày của mình. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho những người có dạ dày nhạy cảm và không thể dung nạp các công thức sắt khác.
Uống sắt gluconat khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn hoặc có thể được dùng cùng với thức ăn đối với người có dạ dày nhạy cảm. Uống sắt gluconat với một cốc nước đầy hoặc nước trái cây. Đối với dạng lỏng cần đo bằng dụng cụ đi kèm. Không nghiền nát, nhai hoặc bẻ viên thuố.c giải phóng kéo dài, cần nuốt toàn bộ viên thuố.c khi uống.
Nếu bị thiếu sắt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung sắt phù hợp…
Các tác dụng phụ thường gặp của sắt gluconat có thể bao gồm:
Táo bón, tiêu chảy;
Buồn nôn, nôn, đau bụng;
Phân đen, tối màu;
Làm răng bị ố màu tạm thời…
4. Viên bổ sung sắt ascorbat
Sắt ascorbat là một công thức bổ sung sắt phổ biến kết hợp sắt ferrous (Fe⁺) với axit ascorbic (vitamin C). Sự kết hợp này giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể, vì vitamin C giúp chuyển sắt ferric (Fe⁺) thành dạng sắt dễ hấp thụ hơn.
Sản phẩm này được khuyến nghị cho những người bị thiếu má.u do thiếu sắt. Đây là lựa chọn tốt cho những người cần bổ sung sắt nhưng gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt từ thực phẩm hoặc các chất bổ sung sắt khác.
Một trong những lợi thế chính của sắt ascorbat là tác dụng nhẹ nhàng hơn đối với dạ dày. Các tác dụng phụ về đường tiêu hóa như táo bón và buồn nôn không phổ biến ở những người dùng loại sắt này.
5. Viên bổ sung sắt bisglycinat
Sắt bisglycinat là một chất bổ sung sắt có khả năng hấp thụ cao được bào chế bằng cách tạo phức với sắt ferrous (Fe⁺) với hai phân tử glycine. Điều này làm tăng khả dụng sinh học của sắt, đồng thời làm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường thấy ở các chất bổ sung sắt khác. Do đó, loại sắt này tốt cho những người có dạ dày nhạy cảm hoặc những người dễ bị táo bón hoặc buồn nôn.
Một trong những lợi ích chính của sắt bisglycinat là tỷ lệ hấp thụ cao. Dạng sắt chelate được cơ thể dung nạp tốt hơn và không cạnh tranh với các khoáng chất khác để hấp thụ, do đó phù hợp để sử dụng lâu dài.
Công thức này thường được khuyên dùng cho những người có lượng sắt thấp, phụ nữ mang thai và những người cần bổ sung sắt nhẹ nhàng nhưng hiệu quả mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng như các công thức sắt truyền thống.
Người phụ nữ được phát hiện mắc bệnh hiếm gặp sau 2 năm điều trị loét dạ dày
Điều trị loét dạ dày suốt 2 năm, người phụ nữ bất ngờ được chẩn đoán lao dạ dày hiếm gặp sau 3 lần nội soi.
BS.CKII Trần Đình Thanh cho biết, năm 2022, nữ bệnh nhân 65 tuổ.i (ngụ TPHCM) xuất hiện triệu chứng cồn cào trong dạ dày, đau thượng vị nên đã đi khám tại nhiều bệnh viện.
Quá trình thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loét dạ dày, vết loét rộng 12mm. Sau quá trình điều trị bằng thuố.c, bệnh nhân đã không tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng một năm sau, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện các triệu chứng tương tự nên tiếp tục đi khám.
Kết quả nội soi cho thấy bệnh nhân bị loét dạ dày cấp tính. Sau 1 tháng điều trị bệnh, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm nên bệnh nhân đã tiếp tục thăm khám và nội soi dạ dày lần 3.
Bệnh lao dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
"Kết quả nội soi ghi nhận, trong dạ dày của bệnh nhân nhiều nang lao nhỏ với các chất hoại tử dạng bã đậu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao dạ dày hiếm gặp", bác sĩ Thanh cho hay.
Theo bác sĩ Thanh, lao dạ dày là bệnh rất hiếm gặp. Do dạ dày có axit dịch vị nên khả năng vi trùng lao tồn tại ở khu vực này là rất khó. Tuy nhiên, một số trường hợp có hạch bạch huyết lân cận bị nhiễm lao dẫn đến xâm nhiễm và gây ra lao dạ dày.
Thông thường, lao dạ dày thường gặp ở những người đã mắc bệnh lao ở các vị trí khác trên cơ thể, đặc biệt là ở phổi hoặc ruột. Tuy nhiên, ca bệnh này chưa từng mắc bệnh lao và cơ thể cũng không có dấu hiệu mắc bệnh lao.
Người bệnh điều trị theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia, sau 6 tháng điều trị tình trạng bệnh nhân đã cải thiện, tiên lượng tốt, BS.CKII Trần Đình Thanh nói.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh lao dạ dày là bệnh rất nguy hiểm, hiếm gặp và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác nên người dân cần đặc biệt chú ý. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi kéo dài... cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh lao dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, áp xe và dò đường tiêu hóa...
Cau tươi có tác dụng gì đặc biệt mà nhiều người chi cả lượng vàng để sở hữu? Quả cau tươi gồm có hai phần là phần vỏ và phần hạt (được gọi chung là quả cau). Không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp (trong tục lệ ăn trầu), quả cau còn có nhiều tác dụng chữa bệnh... Hiện trên thị trường cau tươi có giá rất cao gần 100.000/1 kg cau. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục,...